CHUYỆN TỔ NGHỀ MẠI DÂM - CA KỸ VÀ ĂN CƯỚP - Tác giả: Khuyết Danh

Leave a Comment


CHUYỆN TỔ NGHỀ MẠI DÂM
- CA KỸ VÀ ĂN CƯỚP
*
Đại thi hào Nguyễn Du miêu tả trong Truyện Kiều, đoạn Mã giám Sinh đưa Kiều về giao cho Tú bà, Tú bà bắt Kiều quỳ lạỵ tổ, như sau:
Giữa thì hương án hẳn hoi
Trên treo một tượng trắng đôi lông mày
Lầu xanh quen thói xưa nay
Nghề này thì lấy ông này tiên sư
Hương hoa hôm sớm phụng thờ
Cô nào xấu vía, có thưa mối hàng
Cởi xiêm trút áo sỗ sàng
Trước thần khẽ nguyện mảnh hương lầm rầm
Đổi hoa lót xuống chiếu nằm
Bướm ong bay lại ầm ầm tứ vi
Tổ nghề có đôi lông mày trắng (thần Bạch Mi) là tổ nghề của giới bán phấn buôn hương lạ lùng nhất trong các Tổ nghề. Không những thế, ông còn được các nhà chứa và giới ăn trộm "tranh giành" là ông tổ nghề của mình. Do gần gũi về mặt địa lý cũng như có sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa với Trung Quốc mà ở Việt Nam, một thời, thần lông mày trắng (thần Bạch Mi) vẫn được không ít nhà chứa và nhiều tên trộm chuyên nghiệp thờ để được phù hộ cho được đông khách, dễ “làm ăn”.
Mặc dù là tổ nghề song lại là của những "nghề" khá nhạy cảm và bị xã hội lên án nên thường tục thờ thần Bạch Mi không được phổ biến rộng rãi hay nói khác chỉ những người trong "nghề" mới am tường. Ngày xưa, phàm những nhà chứa, hoặc gái làng chơi xưa đều thờ cúng Thần Bạch Mi. Cứ đến mồng một, ngày rằm thì đều lấy khăn tay lau mồ hôi lau qua mặt Thần một lượt. Có làm như vậy mới được khách thương yêu lưu luyến không thôi. Hoặc, trong lúc làm ăn vắng khách, bị ế hàng, chủ nhà chứa hoặc chính bản thân gái bán hoa đến trước thần Mày Trắng, trút bỏ cả quần áo, đốt hương van vái, cầu nguyện. Đoạn lấy hoa mới cúng trên bàn thờ đem lót ở chiếu mình nằm, tất sẽ đắt khách hàng... như cách nói ngày nay chúng ta gọi hơi “phũ” một chút là “thần lìn bắt vía”. Hehe…
Như bao ông tổ nghề khác, người ta vẫn thắc mắc danh tính thật sự khi còn sống của ông thần này là gì? Có thuyết thứ nhất cho rằng, đó chính là Quản Trọng - Tể tướng nước Tề thời Xuân Thu. Nguyên đời Xuân Thu, Quản Di Ngô tức Quản Trọng được Tề Hoàn công vời đến, bàn về quốc sách trước khi được phong làm Tể tướng, có hỏi: "Làm sao có của đủ dùng trong nước?".Quản Trọng hiến kế thưa: "Khai mỏ để đúc tiền, nấu nước biển làm muối cho lợi chung cả thiên hạ, buôn để một chỗ, đợi dịp cao mà bán ra lấy lãi; lập 300 nhà nữ lư cho khách buôn bán đi lại tụ họp mua vui để lấy thuế....". Lập "nữ lư" tức là lập nhà chứa gái để khách mua vui. Để họ làm lén hay khi khách mua hoa - nhất là hạng thương buôn - thì biết có chỗ. Thế là bọn gái nầy vừa có tiền, lợi cho cá nhân vừa nộp thuế làm lợi cho nhà nước. Nước Tề thời Xuân Thu nổi tiếng có nhiều con gái đẹp, bản than Tề Hoàn Công cũng không giấu diếm 1 trong những khuyết điểm của ông ta là mê nữ sắc. Thế nên Quản Trọng bày kế này chính hợp ý vua. "Nữ lư" có thể được coi như một tổ chức lầu xanh đầu tiên. Cho nên, nghề làm này "thì lấy ông nầy tiên sư", suy tôn là một vị tổ để cầu cho được phát đạt, cửa hàng đông khách và cũng như nhiều nghề khác... đều có tổ! Từ đó Quản Trọng có đôi mày trắng như trong tranh vẽ, được Hoàn công nước Tề phong làm Tể tướng, lại còn được các lầu xanh tôn là thần Bạch Mi làm tổ của nghề.
Có thuyết lại cho rằng Thần Bạch Mi cũng là tổ nghề chung của giới ca kỹ và trộm cướp. Thật ra cũng là có liên quan chứ không phải vô lý. Thời xưa, đặc biệt là thời kỳ đầu, chốn thanh lâu không phải chỉ có chuyện mua vui xác thịt. Các cô gái làm ở thanh lâu (phương đông) hoặc nhà thổ (phương tây) là những người thạo nghề ca hát vũ kịch, kể chuyện ngâm thơ, tài hoa lẫm lẫm. Và chốn thanh lâu cũng chỉ có người quyền cao chức trọng, tao nhân mặc khách mới dám lui tới chứ chưa phải chỗ cho quảng đại quần chúng sau này. Chỉ đến sau này, khi nhu cầu của đại da số quần chúng tăng cao và không phải cô gái nào cũng thạo hết thi ca từ phú thì “kỹ nữ” mới phân ra thành 2 trường phái: Vị Nhân Sinh aka chung đụng xác thịt và Vị Nghệ Thuật aka bán nghệ not bán thân (nhưng tôi nghĩ tiền nhiều thì cũng bán thôi!). Lâu dần nghề ca kỹ lưu lạc ra ngoài dân gian, lên sân khấu, dựng thành tuồng, rồi kịch… sự phân hóa càng ngày càng mạnh dần dần trở thành 2 nghề không liên quan gì nhau. Tuy nhiên, tận trong sâu thẳm, tìm về nguồn cội người làm nghệ thuật cũng không quên tổ nghề cho nên lâu lâu vẫn nhắc nhở nhau chung 1 ông tổ là vậy.
Tiếp theo, là ông tổ của nghề trộm cướp. Nếu theo tiêu chí này, người phương Tây có lẽ nên suy tôn Robin Hood là tổ nghề, hehe. Tuy nhiên phương Đông vẫn chọn ông thần Bạch Mi. Người ta lý giải có phần hơi liên quan đến lịch sử như sau: Khi nhà Thanh vào trung nguyên đánh đổ và thay thế nhà Minh, người Hán rất akay, thế là họ lập ra các hội kín nhằm mục đích "Phản Thanh phục Minh", thành viên các "hội kín" được huấn luyện 5 kỹ năng tình báo gồm: hành thích (ám sát), hành tẩu (bỏ chạy), hành ẩn (ẩn trốn), hành quy (hóa thân) và hành phục (nhập vai) theo từng đẳng cấp. Căn cứ vào đẳng cấp, họ được phân vào vai ăn mày, thích khách, kỹ nữ để làm "tình báo" lấy thông tin. Các lực lượng phản Thanh phục Minh lấy các lầu xanh làm trạm giao liên. Để phân biệt với các lầu xanh bình thường, họ thờ Bạch Mi Lão Thần để làm ám hiệu. Thần Bạch Mi cũng có áo mão cân đai, râu dài, nhìn không kỹ có thể nhầm với Quan Nhị Ca, nhưng tượng Quan Công thường cầm đao hoặc binh thư, tượng Bạch Mi hai tay buông thong, và khuôn mặt thần Bạch Mi không nghiêm nghị như Quan Công (các bạn nên biết phân biệt, không thôi mua về thờ nhầm là bỏ mẹ). Theo hồi ký của nghệ sỹ Minh Sang, thuở nhỏ khi đoàn hát đi lưu diễn bằng ghe, lỡ có gặp ghe cướp, cha ông là chủ gánh hát, chỉ cần ra trước mũi ghe đánh lên 1 hồi trống hiệu. ghe cướp nghe tiếng trống biết là gánh hát – thờ chung tổ nghề - đều bỏ đi ngay. Thật vi diệu… tuy nhiên tôi thì nghĩ đơn giản như vầy thôi: Kỹ nữ aka gái muốn hành nghề an toàn thì phải có ma cô dắt mối rồi đầu gấu bảo kê. Lệ xưa giờ là vậy, hai ngành vốn liên quan mật thiết với nhau, cho nên thấy kỹ nữ thờ thần bảo hộ thì mấy ông giang hồ cũng thờ ké, chứ có vị gì đâu mà huyền bí, hehe… Còn chuyện ăn cướp tha gánh hát vì chúng biết thừa rằng: Nghệ sĩ ngày xưa nghèo rớt, làm mẹ gì có tiền mà cướp!!!
*
TÁC GIẢ (đang cập nhật)
Địa chỉ: (đang cập nhật)
Email: (đang cập nhật)
Điện thoại: (đang cập nhật)
.



- ĐẶNG XUÂN XUYẾN giới thiệu -
(Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến)
.

0 comments:

Đăng nhận xét