VẤN ĐỀ DÂN
CÀY
*
(Tác giả Vũ Hữu Sự) |
Trước
cách mạng tháng 8/1945, cuốn sách “vấn đề dân cày” của hai ông Võ
Nguyên Giáp và Trường Chinh (dưới bút danh Qua Ninh và Vân Đình) được xuất bản.
Cuốn sách đã nghiên cứu sâu về tình hình ruộng đất và đời sống của nông dân Việt
Nam đương thời, và đưa ra một sách lược: Phải làm cách mạng phản đế, bài phong
để cho người cày có ruộng.
Cuốn
sách, có thể được coi là một lời hứa long trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam với
giai cấp nông dân, lúc đó đang chiếm đến 98-99% dân số cả nước.Giai cấp nông
dân Việt Nam đã hăng hái theo đảng, đóng góp cả núi của cải và núi xương sông
máu của hàng vạn con em mình vào cuộc cách mạng tháng 8/1945 và cuộc kháng
chiến 9 năm sau đó, chỉ để mong “người cày có ruộng”.
Rồi đảng
cũng thực hiện lời hứa của mình. Cuộc cải cách ruộng đất “long trời lở đất” ở
miền Bắc, từ năm 1955 đến năm 1958 do đảng phát động , đã tiêu diệt sạch tầng
lớp địa chủ, kể cả địa chủ kháng chiến, đã đóng góp rất lớn cho kháng chiến như
bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên, tước sạch ruộng đất của họ, để chia cho nông
dân. Đến nay, nhiều hộ gia đình vẫn còn giữ được tờ “Giấy Chứng Nhận Quyền Sở Hữu Đất”
do Ủy Ban Hành Chính tỉnh cấp. Đước sở hữu đất, nghĩa là người dân có đủ ba
quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
Thế
nhưng, chỉ vài năm sau đó, số ruộng đất mà đảng chia cho dân cày đó, đã bị đảng
gom hết vào các hợp tác xã nông nghiệp. Tuy điều lệ và rất nhiều văn bản quy phạm
pháp luật khác đều quy định: Việc vào hay ra khỏi hợp tác xã nông nghiệp là
quyền của người dân, người dân hoàn toàn có quyền tự nguyện. Nhưng thực chất
việc vào hợp tác xã nông nghiệp là bắt buộc, người nông dân chỉ có vào mà không
có ra.
Chính
sách hợp tác xã nông nghiệp đã đẩy giai cấp nông dân miền bắc và sau năm 1975,
là nông dân cả nước vào cảnh bần cùng. Một nước nông nghiệp mà phải ngửa tay đi
xin hàng triệu tấn lương thực, nhiều nơi nhân dân phải ăn cả hạt bo bo, thứ
lương thực mà ở các nước khác, chỉ được dùng cho lợn.
Tuy vậy,
người nông dân vẫn còn được quyền sở hữu đất đai, dù chỉ là hình thức, bởi đất
đai đó đã phải góp hết vào các hợp tác xã nông nghiệp, và họ hoàn toàn không có
quyền định đoạt hay chiếm hữu, sử dụng.
Đến năm
1987, khi luật đất đai ra đời, thì tình hình khác hẳn.
Chỉ mấy
chữ trong điều 1 của luật đất đai 1987 “đất
đai là sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lí”, đảng cộng sản đã
tước lại toàn bộ đất đai mà họ đã cho nông dân trong cải cách ruộng đất. Với
quy định đó, người nông dân đã bị tước mất hai quyền cơ bản nhất trên mảnh đất
của mình là quyền chiếm hữu và quyền định đoạt, chỉ còn quyền sử dụng. Các bộ
luật đất đai sau này như luật đất đai 1993;2003;2013, vẫn giữ nguyên quy định
đó. Nói tóm lại, là đã đổ không biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu để khai khẩn
và gìn giữ, bảo vệ mảnh đất qua hàng ngàn năm, người nông dân bỗng chốc trở
thành tay trắng.
Và cũng
bắt đầu từ đó, xuất hiện một việc làm chưa từng có trong lịch sử, đó là việc
nhà nước (thực chất là một nhóm người) “thu hồi đất” của nông dân. Thực chất
của việc thu hồi là việc cướp đoạt đất đai của người nông dân, nói như nhà thơ
Nguyễn Duy thì “cướp xưa băng nhóm làng
nhàng/ Cướp nay có đảng có đoàn hẳn hoi/ Có con dấu đóng đỏ tươi/ Có còng, có
súng, dùi cui, nhà tù...” Và cũng từ đó, xã hội Việt Nam xuất hiện một tầng
lớp mới :Tầng lớp dân oan. Đó là những người dân, đang sống yên lành, no đủ
trên mảnh đất ngàn đời của cha ông để lại, bỗng phút chốc bị đẩy ra đường, nhà
cửa đất đai mất sạch, trở thành những người bơ vơ, đói rách
Căn cứ
để cướp “có đảng có đoàn hẳn hoi” đó
là: Nhà nước chỉ cho dân quyền sử dụng đất, thì nhà nước cũng có quyền “thu
hồi” lại quyền sử dụng đó. Còn quyền chiếm hữu và quyền định đoạt về đất đai đã
thuộc về nhà nước.
Nếu
người dân có quyền sở hữu đất, thì không bao giờ có chuyện bị thu hồi: Nhà nước
hay doanh nghiệp muốn có đất, thì phải thỏa thuận với người có đất để mua. Sẽ
hình thành một thị trường đất đai lành mạnh. Người có đất, sau khi bán đất với
giá mà mình muốn, hoàn toàn có đủ điều kiện để đầu tư, kinh doanh nghề khác.
Đằng này, quyền định đoạt mảnh đất đã là của nhà nước, nên khi thu hồi, người
dân được nhà nước bố thí cho bao nhiêu (gọi một cách hoan mỹ là bồi thường)
hoàn toàn do nhà nước quyết định. Nói như nhiều đại biểu quốc hội, thì giá bồi
thương chỉ bằng từ 10 đến 20% giá thị trường. Số tiền bố thí không đủ cho người
bị thu hồi đất đầu tư làm nghề khác hay tạo lập một chỗ ở mới, mà những vụ như
Văn Giang, Thủ Thiêm, Lộc Hưng... là những vụ điển hình
Nếu như
trong cải cách ruộng đất, “nhà nước lấy đất của người giầu chia cho người
nghèo”, thì nay, 100% những chiến dịch “thu hồi đất” đó đều có cùng một mục
đích là “lấy đất của người nghèo giao cho người giầu”. Những chiến dịch thu hồi
đất diễn ra càng ngày càng nhiều, ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S, và tầng
lớp dân oan cứ càng ngày càng đông hơn.
Bằng
việc tước đoạt quyền sở hữu đất đai, đảng cộng sản đã nuốt trọn lời hứa “người cày có ruộng” của mình khi còn ở
trong bóng tối
0 comments:
Đăng nhận xét