(Nhà Nghiên cứu Lê Nghị, thứ 2 trái sang phải, hàng đứng) |
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BÀI THAM LUẬN
CỦA NHÀ NGHIÊN CÚU LÊ NGHỊ
TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA PHÁP
*
(Tác giả Lê Thanh Long) |
Tác
phẩm Truyện Kiều ra đời cách nay hơn 200 năm đã có hàng ngàn công
trình nghiên cứu lớn nhỏ trải dài trong suốt hơn hai trăm năm đó từ khi ra đời
cho đến nay của hàng ngàn học giả, nhà nghiên cứu, khen chê đều có cả. Nhiều
vấn đề đã được lật lại theo quan điểm mới với những phân tích bình giải
mới.
Vấn
đề Nhà nghiên cứu Lê Nghị đưa ra tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện là
của Việt Nam hay của Trung Quốc, đó là một vấn đề rất mới lạ, rất đáng trân
trọng, cần có sự đóng góp của các nhà Kiều học để làm sáng tỏ mọi khía cạnh của
vấn đề đặt ra.
Tôi
xin có một số ý kiến ban đầu về bài “Từ Đoạn trường tân thanh đến phát sinh Kim
Vân Kiều truyện” trong hội thảo “Minh Họa Truyện Kiều dưới cách nhìn minh triết
Việt”, năm 2020.
1.
Về
bài tổng thuyết của vua Minh Mạng
Đọc
bài tổng thuyết của vua Minh Mạng do nhà Hán Nôm Lâm Thanh Sơn dịch, ta thấy
vua Minh Mạng chủ yếu nói về Truyện Kiều tức “Đoạn trường tân thanh”
của Nguyễn Du. Theo Nhà nghiên cứu Lê Nghị và Lâm Thanh Sơn năm 1830 là chưa
có Kim Vân Kiều truyện do Thanh tâm tài tử biên soạn. Nhưng
trong bài tổng thuyết của vua Minh Mạng đoạn dưới đây đã nhắc đến Thánh Thán,
Hoa Đường và nội dung của cuốn Kim Vân Kiều truyện rồi:
“Thánh Thán không thể gặp; chỉ còn khói sương
tan tác
Hoa Đường cũng xa xăm; còn chăng tường vách
tiêu điều.
Phải tìm lại sách xưa, tỏ cùng đồng chí
Truyền thần tả cảnh, hoạ vẽ thêu hoa.
Nay với thợ Trời cùng họa, lấy bút búa rìu tạo
nên nên hoa gấm
Ngàn đời vạn thuở, đem lời bàn khúc thương Bộc
tiêu Thiều.
Trên là để kiểm điểm được tấm lòng ở chốn Luân
đài
Dưới là để góp câu chuyện phẩm bình trong vườn
Văn nghệ.
Như thế cũng là việc xưa nay bàn về chuyện tài
tình một thuở là như vậy!”.
Trong Truyện
Kiều Nguyễn Du không ca ngợi Thúy Kiều là người đàn bà trinh liệt, bất tử,
nhưng trong bài tổng thuyết của vua Minh Mạng đã nhắc đến chuyện này. Nói về
Thúy Kiều trinh liệt, bất tử chỉ có trong Kim Vân Kiều truyện:
“Thương chí Nàng cho là trung hiếu, xét lòng
Nàng cho là trinh liệt
Thân sạch nên bất tử, giống như nuốt tuyết
sánh với Tô Vũ ngày xưa”.
Vua
Minh Mạng phải đọc Kim Vân Kiều truyện rồi mới viết được như
vậy. Nên nói Vua Minh Mang ra chỉ dụ soạn Kim Vân Kiều truyện và
sau đó nhóm Thanh tâm tài tử phóng tác Kim Vân Kiều truyện là chưa
thuyết phục. Phóng tác từ “Đoạn trường tân thanh” sang Kim Vân Kiều
truyện của nhóm Thanh tâm tài tử là với mục đích gì? Nếu so sánh hai cuốn
sách thì nó khác nhau một trời một vực. Chả lẽ một nhóm Thanh Tâm tài tử lại
soạn ra một cuốn sách kém cỏi hơn cuốn “Đoạn Trường tân thanh” như vậy để làm
gì?
Theo
thiển nghĩ của tôi bài tổng thuyết của vua Minh Mạng là ra chỉ dụ cho các văn
thần bình giải và chú giải cuốn “Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du, đồng
thời nhân bản cuốn Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc để mọi người
xem và đối chiếu giữa hai cuốn sách, chứ không có đoạn nào ra lệnh phóng tác ra
cuốn Kim Vân Kiều truyện từ “Đoạn trường tân thanh” cả. Trong bài
Tổng thúy có câu “Phải tìm lại sách xưa, tỏ cùng đồng chí”.
Trong Truyện
Kiều Nguyễn Du chỉ nói đến tên Từ Hải, tên Từ Minh Sơn chỉ có
trong Kim Vân Kiều truyện. Trong Kim Vân Kiều truyện tả rất tỉ
mỉ, dài dòng, chi tiết những cuộc đánh nhau của Từ Minh Sơn, còn
trong Truyện Kiều thì không.
Nói
cuốn Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam viết theo lối phồn thể, còn của
Trung Quốc in năm 1983 viết theo lối giản thể, để kết luận cuốn in ở Việt Nam
có trước là chưa thật thuyết phục. Có thể cuốn của Trung Quốc in lại, nên phải
viết theo lối giản thể để người Trung Quốc hiện đại xem hiểu được.
Tháng
10 năm 1983, lần đầu tiên nhà xuất bản Văn Nghệ Xuân Phong cho xuất bản bộ tiểu
thuyết chương hồi từ lâu đã thất truyền này, sách lấy tên tác giả là Thanh Tâm
Tài Nhân, do học giả Lý Trí Trung hiệu điểm..."Ở đây nói là “thất truyền”,
vậy lấy đâu ra tư liệu để in cuốn năm 1983? Không thể phủ nhận hoàn toàn Trung
Quốc không có tiểu thuyết viết về Kim Vân Kiều.
Nguyễn
Du đặt tên sách là “Đoạn trường tân thanh” đã có ý ngầm là dựa vào một cuốn
sách đã có từ trước. Vậy cuốn sách đó là cuốn nào?
2.
Ở
Trung Quốc có cuốn Kim Vân Kiều truyện như ta vẫn hiểu như trước nay
không?
Nguyễn
Hữu Sơn trong bài giới thiệu khi in cuốn “Kim Vân Kiều truyện” (Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1999, trang 13) viết “Trong sách Bạch hoa lâu tàng
cảo của Mao Khôn (1512 - 1601), có mục Kỷ tiễu Từ Hải bản mạt được coi là tác
phẩm văn xuôi đoản thiên đầu tiên liên quan đến cốt truyện Vương Thúy Kiều.
Cũng trong đời Minh, tác giả Đới Sỹ Lâm có sử dụng cốt truyện trên để
viết Lý Thúy Kiều truyện. Đồng thời giai đoạn này còn có Minh Mộng giác
Đạo nhân Tây hồ lãng tử viết trong sách Huyễn ảnh dưới nhan đề Sinh Báo Hoa
ngạc án tử tạ Từ Hải nghĩa. Sang đầu đời Thanh Dư Hoài, tự Đạn Tâm, người Phúc
Kiến đem sự tích Thúy Kiều chép thành Vương Thúy Kiều truyện theo thể
đoản thiên tiểu thuyết. Tác giả Kính hồ dật tẩu Trân Lãng có chép một đọan ngắn
truyện Thúy Kiều ở hồi thứ 47, trong Tuyết nguyệt, mai truyện, dưới hình thức
tiểu thuyết chương hồi”. Nói về Thanh Tâm tài nhân, Nguyễn Hữu Sơn viết
(trang14) “Theo một số nguồn tư liệu. Thanh Tâm tài nhân tên là Từ Văn Trường,
tức Từ Vị (1521 - 1593), quê ở Sơn Âm, tỉnh Chiết Giang”.
3.
Kim
Vân Kiều truyện và Kim Ngư truyện ở Nhật Bản (Phần này chỉ
là trích dẫn tư liệu) Nhật Bản thời Edo (Ê-đô) 江 戸 (thế kỉ 16 -19) có cả
một trào lưu dịch và phóng tác các tác phẩm văn nghệ Trung Quốc, trong đó
có Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Bản dịch Kim Kiều
truyện 金 翹 傳 (ở Nhật thường lược chữ Vân trong Kim Vân Kiều truyện đi) lần
đầu tiên ở nhật Bản là cuốn: Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện 像 通 俗 金 翹 傳
dịch vào năm 1763. Toàn truyện có 7 tập, 20 hồi, được đóng thành 5 quyển. Dịch
giả là Nishida Isoku (Ni-shi-da I-so-ku)西 田 維 則 (Tây Điền Duy Tắc, ?- 1765)
người vùng Omi (nay thuộc tỉnh Shiga 滋 賀 gần Kyoto). Ông là dịch giả của nhiều
bộ sách nổi tiếng như: Thông tục Tùy Dạng đế ngoại sử 通 俗 隋 様 帝 外 史, Thông tục
xích thằng kì duyên
通
俗 赤 繩 奇 縁…. Cuốn Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện 像 通 俗 金 翹 傳
của ông là bản dịch xác thực so với nguyên bản. Chữ “thông tục” trong tựa đề có
nghĩa là bình dị, dễ hiểu với quảng đại quần chúng. Sách nổi tiếng một thời,
từng được nhiều nghệ sĩ dựa vào để phóng tác, cải biên, được đưa lên sân khấu
Jôruri
浄
瑠 璃 (tĩnh lưu li) và Kabuki 歌 舞 伎(ca vũ kĩ). Đoạn Tú Bà dạy Kiều về “Bảy chữ
tám nghề”, đối với nhiều người là rất hấp dẫn nên đã được diễn tả đầy đủ. Cũng
cần phải nói thêm, trong sách Khánh Trường dĩ lai chư gia trước thuật mục lục 慶
長 以 来 諸 家 著 術 目 録 (Thư mục sách của các tác giả từ thời Khánh Trường (1596) cho
đến nay), có ghi tên sách Dịch thuyết Kim Kiều truyện 訳説金 翹 傳, 12 quyển của
Nishida西田, nhưng không biết chắc là đã hành thế hay chưa.
Mấy
chục năm sau bản dịch Kim Kiều truyện ra đời, ở Nhật Bản xuất hiện
một cuốn tiểu thuyết phóng tác từ Kim Kiều truyện, đó là Phong tục Kim Ngư
truyện 風 俗 金 魚 傳 (gọi tắt là Kim Ngư truyện) của Kyokutei Bakin (Kyôku-tei
Ba-kin) 曲 亭 馬 琴 (Khúc Đình Mã Cầm).
Kyokutei
Bakin (1767-1848), người Edo (Tokyo hiện nay) là nhà văn rất nổi tiếng cuối
thời Edo. Kim Ngư truyện 金魚傳 phóng tác từ Kim Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân. Kim Ngư truyện 金魚傳 của Bakin 馬 琴 được viết trong
mười năm trời, từ 1829 đến 1839. Vì là tiểu thuyết phóng tác nên trong truyện
Bakin đã thay đổi toàn bộ bối cảnh, thời đại, nhân vật từ Trung Hoa thành Nhật
Bản. Chẳng hạn như: thời Gia Tĩnh triều Minh thành thời Muromachi
(Mu-rô-ma-chi) của Nhật Bản (Tk.14-16). Địa danh, nhân vật cũng được “Nhật
Bản hóa” triệt để.
Hiện
nay ta chỉ chưa có tư liệu cụ thể về những cuốn sách viết về Kim Vân
Kiều của Trung Quốc và Nhật Bản trước năm 1830. Phải có được các tư liệu
đó thì sự việc mới sáng tỏ được.
Vấn
đề của nhà nghiên cứu Lê Nghị và Lâm Thanh Sơn nêu ra là rất hay, nhưng cực kỳ
phức tạp và phải nghiên cứu công phu. Vấn đề mới này cần được nhiều người quan
tâm, chia sẻ mới là điều quan trọng. Nếu chứng minh được chuyện này là có thật
thì sẽ gây chấn động rất lớn cả trong và ngoài nước. Tôi nghĩ rằng người Trung
Quốc nếu biết thông tin này họ sẽ vào cuộc. Không ai có thể chứng minh điều
ngược lại một cách cụ thể bằng họ. Trung Quốc hãy đưa ra chứng cớ chứng
minh Kim Vân Kiều truyện là của Trung Quốc.
*.
Hà Nội, 20 tháng
9-2020
LÊ THANH LONG
Địa chỉ: Phòng 1132, nhà
HH03C, Khu đô thị Thanh Hà,
xã
Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Email: lethanhlong321@gmail.com
Điện thoại: 0822.098.772
...........................................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày
20.09.2020
- Ảnh dùng
minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét