VƯƠNG MÃNH - HOÀNG ĐẾ KHÔNG
TƯỞNG,
VỪA CẤP TIẾN VỪA PHỤC CỔ
*
Lời ca: Võ
kiếm hát dưới trăng, tri âm xưa nay hiếm. Lẻ loi đầu bạc, leo lét đèn đêm, thân
già run rẩy. Vậy nên, người hiền thường gặp gian truân trong cơn say tráng sĩ
khương thân.
Vào thập kỷ cuối cùng
của thế kỷ thứ nhất trước công nguyên vương triều Tây Hán do Lưu Bang sáng lập
liên tiếp nổ ra hai sự kiện lớn:
Năm thứ bảy trước công
nguyên, Hán Thành đế Lưu Ngạo do sùng ái chị em Triệu Phi Yến, Triệu Hợp quá
độ, trúng phong mà chết.
Trước đó một năm, Vương
Măng, cháu của Thái hậu Vương Chính Quân (mẹ của Thành đế), đã một bước lên
mây, giữ chức Đại Tư Mã đầy quyền lực. (Tác giả Trần Đình Hiến)
Vương Mãng cùng họ với
Vương Chính Quân, nhưng không phải xuất thân quyền uy. Cha Vương Mãng là Vương
Mạn chết sớm, bỏ lại hai mẹ con rau cháo qua ngày. Vương Mãng thông minh đĩnh
ngộ nhưng cũng chỉ biết đợi thời. Năm 28 (Tr. Cn), Vương Mãng 18 tuổi, vẫn chỉ
là dân thường, vậy mà những anh em thúc bá trong họ đã hiển quí từ lâu: Vương Phượng
là Đại Tư Mã Đại Tướng quân; Vương Đàm, Vương Thương, Vương Lập, Vương Căn,
Vương Phùng đều được phong hầu cùng một lúc, sử gọi là: "Ngũ Hầu". So
với họ, hình như số phận của Vương Mãng là vùi đầu vào đống giấy cũ, không bao giờ dám mơ tưởng đến chuyện đỗ
đạt, thành danh, lập nên sự nghiêp. Đó là nhận xét rất lôgic của một người am
hiểu lịch sử Hán và gia thế của Vương Mãng.
Nhìn bề ngoài, nhận xét
này hình như không thể phản bác lại, nhưng nó không phù hợp với sự phát triển
sau này của lịch sử. Trong mấy chục năm sau đó, vị hoàng thân có họ xa vời với
hoàng tộc họ Vương tên Mãng, tự là Cự Quân này không những lọt vào chính giới
mà còn chiếm được giang sơn nhà Hán, lập lên một đế quốc mà ông ta cho là
"lý tưởng".
Vương Mãng chỉ sống được
68 năm, nhưng những việc ông làm đã gây ra bình phẩm trong mấy ngàn năm, người
ghét ông thì tô vẽ ông thành một bạo chúa, người yêu ông thì tôn ông là bậc
"Đại Nho".
Vậy ông là con người như
thế nào?
1. HÀNH SỰ THEO LẼ PHẢI,
GIỮA CUỘC ĐỜI Ô TRỌC ĐƯỢC THÁI HẬU TÁN THƯỞNG "GIẢ THẬT" CŨNG KHÓ
PHÂN, CON LÀM ÁC QUYẾT KHÔNG BAO CHE, PHÁP LUẬT TRÊN HẾT
Khi bàn về Vương Mãng, không thể không bắt đầu
phong trào xã hội từ cuối đời Tây Hán và trong cả giai đoạn nhà Hán.
Nhà sử học Đài Loan Bá
Dương tiên sinh đã từng nhận xét như sau, từ đầu đến cuối đời Tây Hán, việc
điều hành chính sự là do nhà vua và ngoại thích (họ ngoại) cùng đảm nhiệm. Hiện
tượng này đến cuối đời Tây Hán đã dẫn đến một hiện tượng khác là: Khi Hoàng đế
cũ tạ thế thì ngoại thích của Hoàng đế đps rút khỏi chính quyền; tân Hoàng đế
lên nối ngôi, ngoại thích của vua mới được đưa vào chính quyền. Tình hình này
rất giống khi có sự chuyển dịch của chính đảng sau khi bầu cử của một số nước
dân chủ thời cận đại.
Cái kiểu "Thiên tử
nào triều thần ấy" đã gây ra rất nhiều vấn đề có tính chất xã hội, nghiêm
trọng nhất là dã tạo ra một phong cách không lành mạnh quyền hành trong tay mà
không vơ vét, hết quyền coi như bỏ đi. Mấy anh em thúc bá của Vương Mãng rất
tâm đắc đạo lý này, anh nào anh ấy đều mập ú. So với họ thì Vương Mãng tiết
kiệm hơn nhiều, ông bần hàn từ nhỏ, lại đọc nhiều hiểu rộng, tỏ ra là con người
khiêm nhường, lễ độ trong tập đoàn nhà họ Vương bất học vô thuật, do vậy được
nhân vật trung tâm của nhà họ Vương là Vương Chính Quân có cảm tình. Tất nhiên,
Vương Mãng biết rằng muốn leo lên cao, tất phải do một người có thể lực cất
nhắc. Có lẽ Vương Mãng gặp vận may: ít lâu sau, Đại Tư Mã Đại Tướng quân Vương
Phượng ốm nặng. Đây là dịp may để tỏ lòng hiếu thảo và bộc lộ tình thân. Mấy
anh em con cháu họ Vương thấy nhân vật số hai của tập đoàn họ Vương này ốm liệt
giường, chắc chắn không qua khỏi, liền tỏ thái độ trái ngược với sự tận tuỵ
hàng ngày, chẳng ai buồn hỏi han ông già một câu. Chỉ có Vương Mãng là ngày đêm
túc trực bên giường Vương Phượng, quân áo không kịp thay, bữa ăn không còn nhớ.
Tuy không thể cứu được mệnh, nhưng Vương Phượng vô cùng cảm kích Vương Mãng,
lúc lâm trung, tiến cử Vương Mãng theo hình thức "thác cô" (coi như
con nhà gửi gắm) với Vương Chính Quân. Vậy là hành động theo nghịch lý mà Vương
Mãng từng bước leo lên, lúc đầu là chức Hoàng môn lang (hầu hạ và truyền đạt
chiếu chỉ của nhà vua), sau thăng Xạ Thanh Hiệu Uý, Kỵ Đô Uý Quang Lộc Đại Phu
v.v... cuối cùng là chức Đại Tư Mã, phong Tân Đô Hầu.
Ngày Bính Tuất, tháng
hai năm thứ bảy trước công nguyên, Hán Thành để Lưu Ngạo bị bệnh mà mất, Vương
Mãng bắt đầu gặp khó khăn. Ai để Lưu Hãn, người kế tục Thành Đế lại không phải
là con đẻ của Thành đế, mà là con của Định Đào Vương Lưu Khanh (em trai Lưu
Ngạo). Ai Đế có ngoại thích của Ai Đế. Để tránh mâu thuẫn. Thái Hoàng Thái Hậu
Vương Chính Quân thông qua quyền nhiếp chính từ xa của mình, ra lệnh cho tất cả
Hoàng thân họ Vương đồng loạt từ chức, Vương Vương Mãng cũng trong số đó.
Sự thăng trầm lần thứ
nhất trên đường hoạn lộ không làm Vương Mãng nản chí.
Trong bữa tiệc do các
đại thần tổ chức để từ biệt, Vương Mãng cũng tranh thủ biểu diễn một "màn
kịch".
Dự tiệc có đầy đủ các
nhân vật ở tầng lớp trên, đúng là "chuyện trò toàn bậc thâm nho, không một
bặt đinh có mặt" mũ mãng như mây gợn, áo quần vẻ khang trang, người cao
đàm, kẻ khoát luận, người uống rượu, kẻ hoa tay, ai cũng tỏ ra cao nhã, thoát
tục, chỉ có Vương Mãng chốc chốc lại rời bàn tiệc một lúc. Lúc đầu, mọi người
tưởng ông ta đi "thay áo" (đi tiểu) nhưng vì đi nhiều lần, nên có người
phát hiện, kêu lên: "Chắc là Tân Đô Hầu (Vương Mãng) bị bệnh thận, nếu
không thì cứ ra ra vào vào mãi
thế?".
Thấy mọi người đã chú ý
một người thân tín của Vương Mãng nhân đó tuyên bố với mọi người rằng Vương
Mãng là con người chí hiếu, ông rời bàn tiệc là để cho mẹ ông đang bị ốm uống
thuốc.
Chỉ một câu giải thích,
hình ảnh của Vương Mãng được hoàn thiện thêm một bước trước mắt mọi người.
Sau đó ít lâu, một sự
việc đã đưa Vương Mãng lên bậc thánh, đồng thời cũng huỷ cả thanh danh xưa kia
của ông:
Có người tố cáo với cơ
quan chức năng ở Tân Đô, nơi Vương Mãng bị biếm trích, rằng con trai thứ của
Vương Mãng phạm tội giết người, yêu cầu cơ quan chấp pháp thi hành công lý. Vì
sợ dư uy của gia tộc Vương, nên sau khi nhận được lời tố cáo, cơ quan chủ quản
vội đến nhà Vương Mãng báo tin.
Vợ Vương Mãng và một số
thành viên trong gia đình cho rằng chuyện này không hề hấn gì, vì người bị
Vương Hoạch giết chỉ là một nô tì, mà tính mạng của nô tì thời bấy giờ chẳng có
gì ghê gớm, rẻ như trâu ngựa. Ai bảo giết trâu ngựa thì phải đền mạng? Những
người không cho là nghiêm trọng thì hỏi lại như vậy. Nhưng Vương Mãng thì nghĩ
khác. Chuyện xảy ra trước đó không lâu lại trở về trong kí ức. Đó là một buổi
sáng tháng 6 năm thứ 7 trước công nguyên, khi đó Vương Mãng chưa từ chức, Hán Ai
Đế vừa mới lên ngôi, thiết yến triều thần tại cung Vị Ương, viên quan đại phu
trách lễ tân xếp chỗ ngồi của Phó Thái Hậu, bà nội của Ai đế Lưu Hân bên cạnh
Thái Hoàng Thái Hậu Vương Chính Quân. Khi đó Vương Mãng là Đại Tư Mã chịu trách
nhiệm kiểm tra lần cuối thấy sắp xếp như vậy, liền trách mắng viên quan lễ tân:
"Phó Thái hậu chẳng qua là chuốc quốc, sao lại dám sánh ngang với Thái
Hoàng Thái hậu (Vương Chính Quân) chí tôn chí thánh? Lập tức ra lệnh xếp chỗ ở
phía dưới. Khi biết chuyện, Phó Thái hậu giận run lên, từ chối tham dự yến hội,
căm thù Vương Mãng đến tận xương tuỷ. Do đó chuyện cấn cá đó, lại thêm hiện
thời Thái hậu đang buông rèm giải quyết việc chính sự, nếu không cẩn thận, chắc
chắn sẽ vấp ngã. Nghĩ vậy, Vương Mãng nén nỗi đau, ra một quyết định ít ai ngờ
tới: Bắt Vương Hoạch tự sát để xoa dịu
sự bất bình.
Quyết định trên đây
không những khiến cả nhà họ Vương bất mãn, thậm chí vợ Vương Mãng thương con mà
khóc đến mù cả hai mắt, nhưng đã tăng điểm cho Vương Mãng về mặt được lòng dân.
Muốn làm lên nghiệp lớn thì không được câu nệ chuyện nhỏ, thí một con
"tốt" có đáng kể gì.
2. DÙNG BỌN THƯ SINH NÊN
MỘT ĐẾ QUỐC HÙNG CƯỜNG, KHIẾN LƯU MANH NHƯ LƯU HANG TRONG XOE MẮT, MANG HOÀI
BÃO CHÍNH TRỊ MÀ XƯNG ĐẾ, KHÔNG PHẢI VÌ THOẢ Ý RIÊNG TƯ MÀ VÌ TÁI TẠO THƯỢNG CỔ
VĂN MINH
Vương Mãng giành lấy
chính quyền từ tay nhà vua còn non trẻ triều Tây Hán. Ở Trung Quốc có một hiện
tượng lịch sử là, mỗi một lần thay triều đổi đại đều nổ ra một cuộc hỗn chiến.
Những kẻ có dã tâm hoặc những anh hùng có lực lượng vũ trang trong tay, đánh
nhau và thôn tính lẫn nhau, cuối cùng còn lại người nào thì người ấy được phía
Nho gia tôn là thánh quân "vì chính đạo nên được nước". Vương Mãng đã
phá vỡ hệ thống này , vương triều mới được thiết lập trong cảnh yên hàm, không
đổ máu.
Không ai có thể phủ nhận
Vương Mãng là một bậc cự nho. Một học giả mà thiết lập được một đế quốc rộng
lớn, thì trong lịch sử Trung Quốc chỉ mỗi mình Vương Mãng, khiến những người
như Lưu Bang, Hạng Võ "vốn thất học" không dám coi thường trí thức và
văn hoá. Điều đáng nói là, Vương Mãng giành lấy chính quyền không phải để thoả
mãn dục vọng cá nhân, ông có hoài bão của ông: trở về với người xưa, tái tạo
nền văn minh thượng cổ, xây dựng một thế giới lý tưởng.
Để thực hiện lý tưởng
cuả mình, sau khi lên ngôi, Vương Mãng thực hiện một loạt chính sách mới:
1. Đất đai thuộc sở hữu
nhà nước, tư nhân không được phép mua bán.
2. Phân phối lại ruộng
đất, không có tá điền, trên nguyên tắc mỗi cặp vợ chồng được chia 100 mẫu (mỗi
mấu bằng 1/15ha).
3. Chấm dứt chế độ nô
lệ, cấm ngặt mua bán nô tì.
4. Lao động bắt buộc.
Những kẻ vô nghề nghiệp thì mỗi năm phải nộp một tấm vải.
5. Thực hành chế độ
chuyên doanh. Chính quyền trung ương chuyên doanh rượu, mối và đồ sắt; tiền tệ
do nhà nước phát hành thống nhất.
6. Thiết lập chế độ vay
lãi. Những khoản vay để dùng vào tang lễ, cúng bái thì không phải trả lãi.
7. Thực hiện kinh tế có
kế hoạch, giá cả do nhà nước không chế nhằm ngăn chặn tư tưởng thao túng thị
trường, loại trừ hiện tượng có người giàu kẻ nghèo.
8. Thuế thu nhập, thu theo
công thức "thập nhất" tự do kinh doanh công thương, săn bắt cá, bói
toán, chữa bệnh, chăn tằm v.v... thu 1/10 lãi ròng.
Một sử gia đã bình luận
về những vấn đề này, ông nói rằng: "Ta thấy Vương Mãng theo đuổi một cuộc
cải cách xã hội toàn diện, trời long đất lở. Thế kỷ 19 mới xuất hiện chủ nghĩa
xã hội (đương nhiên là chủ nghĩa xã hội không tưởng), vậy mà thế kỷ thứ nhất ở
Trung Quốc đã xuất hiện ý tưởng và thực tiễn đó".
Tuy nhiên, Vương Mãng
chắc chắn thất bại, điều này không chỉ do ông có nhiều nhược điểm trong tính
cách, mà quan trọng hơn, những ý tưởng cải cách của ông "vượt quá"
thời đại của ông.
Lấy ví dụ đơn giản,
trong chính sách mới của Vương Mãng có qui định chi tiết trong các điều khoản
của vay vốn và các khoản thu nhập, thu thuế từ lợi tức cho vay tức cho vay lãi
và doanh thu đều là 1/10 trên lãi ròng. Vào khoảng thế kỷ I chưa có lực lượng
kỹ thuật để thúc đẩy cuộc cải cánh rộng lớn đó, vỉ vấn đề này có liên quan đến
tính toán giá thành rất phức tạp, e rằng đương thời chưa có ai làm nổi, mà giả
dụ có người tài cán như vậy thì cũng không có đủ một đội ngũ cán bộ để thực
hiện. Vậy mà Vương Mãng chỉ dựa vào mệnh lệnh hành chính, mà những viên quan
này thì thối nát, bất tài. Thế là bức tranh đẹp đẽ về cải cách chinhs sách đã
biến thành những hành vi bạo chính, làm nổ ra những cuộc chống đối của dân.
Nhân đây xin nói thêm,
Vương Mãng còn là con người theo thuyết ''có chế độ là có tất cả". Ông cho
rằng "xác lập được chế độ thì thiên hạ tự nhiên yên ôn:. Vì vậy, ông dùng
phần lớn thời gian vào việc cải cách chế độ, tai hại hơn, ông đặc biệt thích
thú với thuyết "chính danh" của nhà Nho, bất chấp những phiền toái,
lao vào chuyện đổi quan danh, địa danh, hơi "hiện đại" một chút là
lấy lại tên cũ, thay đổi nhiều đến nỗi không ai nhớ nổi. Cuộc cải cách đã gieo
mầm tai hoạ cho vương triều mới. Trước Vương Mãng, triều đình Tây Hán đều phong
tước vương cho các tù trưởng bộ lạc Tây nam Di, đó là hư danh, không mất một xu
nào. Vương Mãng lại đổi thành tước Hầu. Cù
Đình Vương của tộc Bá Sắc ở Quảng Tây cự tuyệt, không thụ phong, là
người đầu tiên cất quân chống lại. Tiếp đó là Thuyền Vu của Hung Nô bị đổi từ
"Hung Nô Thuyền Vu tỉ" (ngọc tỉ) thành "Hung Nô Thuyền Vu
Chương" (con dấu), khiến cho giớ quý tộc Hung Nô nộ khí xung thiên, tuyệt
giáo với Trung Quốc. Hai cuộc chinh phạt hai miền nam bắc trưng dụng binh lương
khiến dân tình xôn xao, đói rét, cuối cùng nổ ra cuộc khởi nghĩa của nông dân
kiểu Trần Thắng, Ngô Quảng.
Trong khung cảnh khó lí
giải như thế, Vương Mãng vẫn khăng khăng làm theo ý mình, tầm mắt của ông vẫn
thản nhiên dõi về phía chân trời.
3. XỬ KẺ THÙ CHÍNH TRỊ,
MỔ BỤNG MOI GAN, NÓI RẰNG ĐÂY LÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC. ĐỂ ĐÁNH HUNG NÔ, SAI KỲ
NHÂN BAY THỬ VÀ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NHÂN TẠO.
Tháng 12 năm 16 sau công
nguyên, tử cung Vị Ương ở kinh đô Tràng An, ban bố một thánh chỉ quái đản:
"Lệnh cho các thái
y, các đầu bếp, những đồ tể vào cung".
Nhiều người không sao
hiểu nổi, vì rằng người chữa bệnh, người nấu ăn, người mổ lợn, mỗi người một
vai trò khác nhau vậy, cùng vào cung để làm gì?" Thì ra hôm áy có một kẻ
thù của chính nhà vua bị giải vào cung. Người này họ Vương, tên Tôn Khánh, là
tay chân của Hoắc Nghĩa cách đây mười năm đã nổi dậy chống lại Vương Mãng ở
Đông Bình, Sơn Đông. Cuộc phản loạn cách đây 10 năm khiến Vương Mãng suýt nữa
mất mạng, nên Vương Mãng căm thù đến tận xương tuỷ bọn Hoắc Nghĩa, giờ đây nhà
vua đích thân trả thù.
Khi bọn ngự y, đồ tể đã đến đủ, Vương Mãng tự tay quật
ngã Tôn Khánh trói lại, rồi sai bọn đầu bếp, đồ tể quen sử dụng giao mổ bụng
Tôn Khánh, lôi tim, gan, phổi, lá lách, thận ra, nghiên cứu vị trí và công năng
của chúng trong cơ thể, lại còn dùng tăm tre luồn vào mạch máu để tìm huyết
mạch. Đây là cuộc giải phẫu nhân thể đầu tiên ở Trung Quốc do nhà vua phê
duyệt, so với những cuôc giải phẫu thời văn nghệ phục hưng, đi trước 1500 năm.
Vì chuyện này, có người
gọi Vương Mãng là ông vua "nhiệt tình với khoa học". Nếu ta thay từ
"khoa học" bằng từ "kỳ phương dị thuật" thì đúng hơn.
Năm 19 sau công nguyên,
Vương Mãng quyết định chinh phạt Hung Nô vì lí do không chịu thần phục. Trước
khi cất quân, nhà vua hiệu triệu cả nước, trưng dụng những ain có mưu hay kế lạ
để đánh Hung Nô, không cần chính ngạch, hễ có sẽ được bổ nhiệm làm quan cao
chức trọng. Người ta có câu: "Hễ có trọng thưởng, tất có người xông
ra", nhà vua thích phù phép thì sẽ có người đi theo con đường mà nha vua
thích.
Chỉ sau đó ít lâu, có
người hiến kế rằng xưa kia Hung Nô giao chiến, vì trinh sát lạc hậu nên chịu
nhiều thua thiệt. Nay anh ta có thuật phi hành, có thể ngày đi ngàn dặm, trinh
sát tận tim gan của kẻ thù. Vương Mãng cả mừng, lập tức tuyên triệu người có
thuật phi hành đó. Hôm bay thử, thấy người đó có hai cánh lớn chắp bằng lông
chim, trên mình người đó cũng dán đầy lông chim, dùng những khuyết tròn và dây
dợ liên kết hai cánh lại để dễ điều khiển. Với trang bị như thế, người này đã lợi dụng khí áp thấp, từ
trên đầu dốc cao, bay được một quãng mấy trăm bước.
Vương Mãng hiểu rằng,
người này thì tham thưởng mà nói quá đi, nhưng vì "để saunày còn có người
đến", nên phong cho người đó làm Lí quân (quan phụ trách kỹ thuật trong
quân đội).
Việc Vương Mãng đích
thân phê chuẩn bay thử, so với những phát minh cùng loại của châu Âu, sớm hơn
10 thế kỷ.
Do liên tiếp bị mất mùa,
nhân dân bị đói rách, nên Vương Mãng cử người đi khắp trong cả nước điều tra
đầy đủ về những cây có thể dùng làm lương thực. Có người nói rằng, chỉ cần tìm
ra một loại "thuốc" là có thể giải quyết tận gốc vấn đề đói kém. Tuỳ
sau này qua điều tra, cho thấy đây chỉ là chuyện nói khoác, nhưng Vương Mãng
cũng cho trợ cấp cho người đó tiến hành thí nghiệm, mà các nhà sử học sau này
gọilà "thực phẩm nhân tạo".
Tháng 9 năm 23 sau công
nguyên, Vương Mãng chết dưới tay Đỗ Trình - tướng nghĩa quân lục lâm, thọ 63
tuổi, không rõ nơi chôn cất.
*
TRẦN ĐÌNH HIẾN
Địa chỉ: số nhà 45 phố Phan Bội
Châu,
Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
.............................................................................................................
- Công
ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng giữ bản quyền.
- Cập
nhật theo bản lưu trữ tại tại Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét