HÁN HẬU CHỦ LƯU THIỆN:
bất tài hay anh tài
giấu mặt?
*
Lời ca: Đường
công danh như xe xuống dốc, nguy hiểm khôn lường.
Hôm qua còn ở chốn Ngọc
Đường, hôm nay đã mang hoạ.
Chi bằng ta lánh xa
Ẩn một nơi nhàn hạ!
Tháng 4 năm 233 sau trận
Di Lăng không lâu, Chiêu Liệt Đế Lưu Bị của Tây Thục vì bị nguyên soái Đông Ngô
Lục Tốn dùng hoả công đốt sạch trại liên hoàn dài 700 dặm, uất lên mà bị bệnh.
Biết mình không qua khỏi, Lưu Bị cho triệu Thừa tướng Gia Cát Lượng, Thượng Thư
Lệnh Lý Nghiêm đến nơi trú quân của Lưu Bị là thành Bạch Đế (nay là phía đông
huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên) để dặn dò công việc sau này. Vua tôi sau một hồi
hàn huyên, Lưu Bị vốn quen tấn công, cầm tay Gia Cát Lượng, bảo: "Tài của
ông gấp mười Tào Phi, chắc chắn có thể bảo vệ đất nước hoàn thành việc lớn. Nếu
có thể giúp con ta thì giúp, nếu nó bất tài thì ông giàng lấy ngôi vua".
Gia Cát Lượng nghe vậy
thì kinh hoàng, Lưu Bị lại kéo tay con trai mà nói rằng: "Sau khi cha mất,
con phải thờ Thừa tướng như thờ ta".
Lời của Lưu Huyền Đức đã vẽ ra một sự thật: Từ đó
về sau, Gia Cát Lượng và ông vua con nối nghiệp hành động theo một nghịch lý:
Một người với thân phận đại thần làm công việc của nhà vua, còn người là vua ở
ngôi chí tôn, nhưng núp dưới cái bóng khổng lồ của người khác. Sự nếm trải như
thế nào thì người ngoài không thể biết. (Dịch giả Trần Đình Hiến)
Ông vua con của dòng họ
Lưu núp dưới bóng của người khác ấy, sau này trở thành một nhân vật nổi tiếng
trong lịch sử Trung Quốc. Nổi tiếng không phải vì tài năng, mà bởi vì ông ta
"vô năng" (bất tài). Theo lối nói thông thường, ông vua họ Lưu tên
Thiện này là một con người kém cỏi. Có rất nhiều huyền thoại có tính chất nhục
mạ về ông ta, đến nỗi say này, cái tên "A Đẩu" trở thành một từ tượng
trưng cho sự ngu si bất tài. Vậy rốt cuộc Lưu Thiện là con người như thế nào?
1. THÂN PHẬN LÊNH ĐÊNH,
LÚC LOẠN LI, MỚI VÀI TUỔI ĐÃ BỊ MUA BÁN LẠI
Về con người Lưu Thiện
với những gì mà ông ta đã nếm trải kể cũng thú vị. Tuy thời gian ở ngôi vua khá
dài (41 năm) nhưng chính sử cũng như dã sử không hề chép một thành tựu nào về
chính sự của ông, nhưng giai đoạn trước khi lên ngôi và sau khi mất ngôi thì
rất đáng để kể lại.
Với những sự kiện còn
lưu giữ, cả thời kỳ rất dài trước khi lên ngôi đều là những trang giấy trắng.
Trần Thọ, người lập
"truyện cho Lưu Thiện, trong "Tam quốc chí", khi giới thiệu về
vị Hậu chủ này cũng né tránh sự thật, ông viết: "Hậu chủ huý là Thiện, tự
Công Tự, con trai của tiên chủ. Năm Kiến An thứ 24, tiên chủ lập Thái tử",
còn trước năm Kiến An thì hành trạng của Lưu Thiện không rõ ràng. Các sách sử
khác, bao gồm cả "Tư trị thông giám" của Tư Mã Quang đều mắc khuyết
điểm này.
Chính vì phần sử liệu không nói gì, nên dã sử thừa cơ
xâm nhập, kể lại rất nhiều chuyện;
Trước trận Xích Bích mấy
tháng, trong trận Đương Dương Trường Bản, vì không có căn cứ địa vững chắc, lại
thêm binh ít tướng mọn, hốt hoảng "bỏ cả vợ con, cùng mấy chục người trong
đó có Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân lên ngựa bỏ chạy". Trong đám
"đại quân trăm vạn" của Tào Tháo, Lưu Thiện cùng mẹ đẻ làm Cam phu
nhân chẳng khác chiếc thuyền nhỏ giữa đại dương bão táp, suýt nữa bị tai hoạ
tày trời, may được đại tướng của Lưu Bị
là Trường Sơn Triệu Tử Long xông xáo nhiều phen, cứu thoát trong đám loạn quân,
đứa trẻ vô tội này mới còn sống...
Đây là một đoạn trích
trong thủ bút của La Quán Trung đời Minh. Đoạn này có trong "Tam quốc
chí". Triệu Vân truyện", chỉ vẻn vẹn có mấy chục chữ: "Khi tiên
chủ bị Tào công đuổi gấp, bỏ vợ con lại ở Đương Dương Trường Bản mà chạy về
phía nam, Triệu Vân tay ôm ấu chúa, tức Hậu chủ, bảo vệ Cam phu nhân, tức mẹ đẻ
Hậu chủ", chuyện chỉ có vậy, nhưng qua sáng tạo nghệ thuật của những người
như La Quán Trung, trở thành chuyện như mọi người đều biết. Nhiều người bắt đầu
từ chỗ này để tìm hiểu về A Đẩu lưu thiện và đi đến kết luận "ngu si hưởng
thái bình'.
Ngoài ra, còn một đoạn ghi
chép của Bùi Công Cho người Nam Bắc triều chú dẫn "Tam quốc chí",
đoạn liên quan đến nỗi cơ cực của Lưu
Thiện thời thơ ấu, thì ít người biết tới, như vậy chí ít là không công bằng.
Theo sử liệu ghi chép,
thời thơ ấu của Lưu Thiện rất khổ.
Đó là khi đại bại ở Tiểu
Bái, Lưu Bị bị Tào Tháo và Lã Bố giáp công, hốt hoảng bỏ nhà mà chạy. Khi ấy,
Lưu Thiện mới "vài tuổi", "lưu lạc về phía tây đến Hán Trung, bị
bán cho người ta".
Đến năm Kiến An thứ 16
(212 sau công nguyên) Quan Trung đại loạn, Lưu Quát người Phù Phong chạy loạn
đến Hán Trung, vì là phú hào, nên tuy là tị nạn, nhưng vẫn có nô tì hầu hạ. Có
người giới thiệu với Lưu Quát rằng có một đứa trẻ rất biết khu xử. Lưu Quát bèn
mua Lưu Thiện về làm thư đồng. Một bận, nhân lúc nhàn rỗi, Lưu Quát qua chuyện
phiếm, nhận thấy lời lẽ Lưu Thiện không phải bọn phàm phu tục tử "biết là
con nhà tử tế, liền nhận làm con nuôi", còn cưới vợ cho, sinh một con
trai.
Năm 214, Lưu Bị đoạt
được Ích Châu từ tay Lưu Chương, sai bộ hạ là Giản Tướng quân vào Quan Trung
tìm A Đầu. Lưu Thiện ở nhà Lưu Quát biết
được tin này, liền cất lẻn đến dịch xá bái kiến Giản Tướng quân. Hai người hàn
huyên, Lưu Thiện trả lời rành rẽ rất nhiều vấn đề do Giản Tướng quân đặt ra.
Giản từng là một nội thị của Lưu Bị, cuối cùng đi đến nhật xét rằng, chàng
thanh niên lưu lạc tài ba này chính là A Đầu mà năm xưa mình đã bồng bế. Trương
Lỗ hồi ấy là Đô Đốc Hán Trung muốn câu
kết với Lưu Bị, bèn "sai tắm rửa cho Thiện rồi đưa đến Ích Châu, lập làm
Thái tử".
Trên đây là sự thực lịch
sử mà Bùi Tùng chú dẫn trong "Nguỵ lược" (Tam quốc chí).
Từ đoạn sử liệu ít người
biết tới trên đây, ta được biết Lưu Thiện thời thơ ấu rất gian truân cay đắng.
Cái gọi là "ngu si hưởng thái bình" chẳng qua là người đời sau suy
diễn mà gán cho Thiện.
2. Ở NGÔI MẤY CHỤC NĂM,
TUY Ở CHỐN THÂM CUNG, NHƯNG NHIỀU NGUY HIỂM VÀ NẮM NỖI BUỒN.
Rất nhiều người cho rằng
Lưu Thiện có phúc. Từ khi nên ngôi xưng Đế, trong một thời gian dài có Gia Cát
Lượng, Tưởng Uyển, Phí Vĩ, Khương Duy v.v... lần lượt thay Thiện điều hành việc
nước, Thiện không cần bận tâm, hơn nữa còn được "Tư Trị thông giám"
246 sau công nguyên, chép "Thục Hán đế quốc Hoàng đế Lưu Thiện, tìm nguồn
vui trong thanh sắc, chó ngựa". Những người cho rằng Lưu Thiện có phúc là
căn cứ vào những chứng cứ trên, chứng minh cuộc đời làm vua của Lưu Thiện rất
đỗi dễ chịu.
Nhưng họ đâu biết nỗi
cay đắng của Lưu Thiện : Lời cô thác của cha già lúc lâm chung " giúp được
thì giúp, không đáng giúp thì đoạt lấy ngôi", là một đòn giáng vào lòng tự
trọng- nếu như có lòng tự trọng- của Lưu Thiện. Trong thời gian mười một năm
(Từ 223 đến 234 sau công nguyên), có thể nói Lưu Thiện sống dưới cái bóng khổng lồ của Gia Cát Lượng. Tuy xuất phát từ
lòng trung thành mà Gia Cát Lượng không hề có ý thoán đoạt, nhưng có thể nói
rằng từ đầu đến cuối, Gia Cát Lượng coi Lưu Thiện như trẻ con. Trong "Xuất
sư biểu" lừng danh thiên cổ, Gia Cát Lượng cáo giới ông vua gần 30 tuổi
Lưu Thiện: "không được coi thường mọi việc mà dẫn đến thất nghĩa",
cái giạng điệu ấy mỗi người hiểu một khác, Lưu Thiện chưa già mà cũng không còn
là trẻ con nữa, tất nhiên là rất khó chịu, nếu không thì tại sao sau khi Gia
Cát Lượng chết, có người đề nghị lập miếu thờ, Lưu Thiện chần chừ mãi, không
chịu phê chuẩn.
Tưởng Uyển, Phí Vĩ,
Khương Duy tuy chưa là cái bóng lớn trùm lên đầu Lưu Thiện, nhưng cũng đã gâu
ra nhiều phiền phức không ngờ cho Lưu Thiện : Mùa đông năm 250, đương kim Vệ
Tướng quân nhf Thục Hán Khương Duy, một lần nữa cất quân tiến đánh Tây Bình
thuộc Nguỵ, không hạ được thành nhưng bắt sống được Vệ Chỉ huy quan (Trung Lang
tướng) của đối phương là Quách Tuần. Do sự giới thiệu tích cực của Khương Duy,
Quách Tuần được phong Tả tướng quân của nước Thục.
Sau đó ba năm, ngày mồng
1 tháng giêng năm 253, Đại tướng quân Phí Vĩ, thống soái tối cao đế quốc Thục
Hán tổ chức gặp mặt tại Hán Thọ, chúc mừng năm mới. Do cao hứng, uống thêm mấy
chén bị say, Phí Vĩ bị Quách Tuần vốn được coi là tâm phúc, thừa cơ đâm chết.
Tin này lan đi, cả nước
xôn xao. Thái thú Việt Tây của nước Thục là Trương Nghi càng tức giận. Số là
cách đó không lâu, ông từng gửi thư cho Phí Vĩ nói rằng :"ngày trước, Sầm
Bành trong tay có quân mạnh, lại giữ phù tiết của nhà vua, vậy mà bị chết dưới
tay thích khách. Tướng công ở địa vị tôn quí, quyền lực thì lớn, lại tin dùng
quá đáng kẻ mới quy hàng (chỉ Quách Tuần). Nên lấy chuyện người xưa làm gương
mà cẩn thận một chút mới được !" Phí Vĩ không nghe, cuối cùng bị hại.
Bọn vệ sĩ của Lưu Thiện
và bản thân Lưu Thiện còn sợ hơn Trương Nghi. Một tiểu hoàng môn nội thị nhớ
lại : Từ khi nhận chức Tả tướng quân, Quách Tuần mỗi khi có hoạt động khánh
tiết đều mượn cớ chúc rượu, vừa quỳ vừa nhích dần lên, lúc đó nghĩ rằng đó
chẳng qua là hắn quá cảm động, giờ nghĩ lại, có thể khẳng định rằng hắn định
hành thích Hậu chủ. May mà khi đó các võ sĩ đứng bên Lưu Thiện đều là những người
tuyệt đối trung thành được tuyển từ thời Lưu Bị, do đó mới bảo toàn được tính
mệnh của Hậu chủ. Lưu Thiện càng nghĩ càng thấy sợ.
3. Ở ĐÂY VUI LẮM KHÔNG
NHỚ THỤC, NƯỚC MẤT, THÂN BỊ CẦM TÙ, BỊ ĐƯA LÊN PHÍA BẮC SỐNG KIẾP THỪA.
Tháng 5 năm 263, đại
quân Tào Nguỵ tấn công Thục. Chinh tây tướng quân Đặng Ngải của nước Nguỵ dẫn
ba vạn quân từ Đich Đạo tấn công Cam Tùng, chặn đường về của Khương Duy. Chung
Hội dẫn hơn 10 vạn quân theo đường Tà Cốc, Lạc Cốc, Tí Ngọ Cốc, tấn công Hán
Trung. Được tin Nguỵ tấn công, Thục cử Liêu Hoá, Trương Dực, Đổng Quyết rút
quân về bảo vệ hai thành Hán, Lạc. Khương Duy dẫn quân lui về giữ Kiếm Các.
Tháng 10 năm ấy, Đặng
Ngải từ Âm Bình hành quân hơn 700 dăm vượt qua vùng không có người ở, cướp
đường Giang Du, liền đó chiếm Bồi huyện, Miên Trúc, áp sát Thành Đô.
Đich ạnh đang ở trước
mặt. Lưu Thiện vội triệu tập quần thần bàn cách đối phó. Có người đề nghị dời
quốc đô về phía nam, có người chủ trương quy phục Đông Ngô, bắt chước Thân Bao
khóc giữa triều đình nhà Tần, hoặc Vũ Hương Hầu vượt sông xin quân cứu viện.
Quang lộc đại phu Tiêu Chu cực lực bác bỏ lời bàn của các quan, chủ trương hàng
Nguỵ.
Qua một hồi đắn đo cân
nhắc, Lưu Thiện chấp nhận đề nghị hàng Nguỵ. Ông ta nghĩ rằng, dời đô về phía
nam thì càng “vào sâu vùng bất mao”, không tránh khỏi vận xấu, còn Đông Ngô thì không phải là đối thủ của Tào
Nguỵ, sau này khó tránh khỏi hoạ diệt vong. Đau lâu chẳng bằng đau nhanh, hai
lần nhục, chẳng thà một lần cho xong.
Vậy là Lưu Thiện cử Thị
trung Chương Chiêu đến gặp Đặng Ngải dâng biểu xin hàng, biểu viết rằng:
“Giới hạn bởi Giang Hán,
chiều sâu bao la, đất đai Thục như bậc thang, riêng một cõi như hình cái đấu.
Vì mạo phạm, qua bao năm tháng, thế rồi xa rời kinh thành vạn dặm. Nay Văn
Hoàng Đế (chỉ Tào Phi) sai Hổ Nha tướng quân đến nơi xuống chiếu ôn sát, ban
cho cái ơn tan hiếu, mở mang cơ nghiệp là lẽ tự nhiên. Bĩ đức mỏng manh, trộm
tham di chúc, ngẩng đầu mấy bận mà chưa được chỉ giáo của đức chí tôn. Oai trời
chấn động, người mà quỷ thần đều nể phục, sợ hãi vương sư, đâu dám không tuân
mệnh. Nay quân tướng đóng yên mọtt chỗ,
trở thành giải giáp, phủ quan giữ nghiêm, không huỷ chút gì. Trăm họ đông đúc,
lương thảo ở Tây mẫu, đang đợi ân huệ của bề trên. Cúi lạy Đại Nguỵ ra ơn đức,
được noi cái nghiệp của Y,
Do Lưu Thiện “thức
thời”nên được kẻ thù ưu đãi đặc biệt, có thể là để vỗ về dân chúng, vì vậy,
ngay tại hiện trường khi tiếp nhận sự đầu hàng của Lưu Thiện, Đặng Ngải với tư
cách là “thừa chế” đại diện cho vương triều Nguỵ, tuyên bố bổ nhiệm Lưu Thiện
làm Phiêu Kỵ tướng quân.
NĂm 264, Lưu Thiện bị
chuyển lên Lạc Dương phía bắc.
Sau khi đến Lạc Dương,
Lưu Thiện phát hiện sự tình có chút tế nhị : Đế quốc Tào Nguỵ phong Thiện làm
An Lạc Công, nhưng nhân vật có thực quyền nhất trong vương triều Nguỵ là Tư Mã
Chiêu vừa được phong Tấn vương thì có ý nghi ngờ Lưu Thiện, tuy bề ngoài ra vẻ
tin. Do vậy, vị Hậu chủ nhà Thục Hán vẫn bị người ta gọi là A Đẩu này quyết tâm
lợi dụng ý nghĩa của cái từ “A Đẩu” để tự bảo vệ mình.
Ít hôm sau, Tư Mã Chiêu
mở tiệc chiêu đãi Lưu Thiện. Trong bữa tiệc có gọi một số ca kỹ chơi những điệu
hát nước Thục, và theo sự bố trí của Tư Mã Chiêu, một số người giả vờ đối cảnh
sinh tình, lặng lẽ khóc. Lưu Thiện ngồi bên cạnh Tư Mã Chiêu vốn cũng nao nao
trong dạ, nhưng thấy sắc diện của Tư Mã Chiêu khó hiểu thì cảnh giác, làm ra vẻ
tươi cười hớn hở như không hề suy nghĩ gì. Tư Mã Chiêu vốn vẫn coi Lưu Thiện là
“A Đẩu” thấy vậy yên tâm, nói nhỏ với tả hữu :”người đâu mà vô tình, dù Gia Cát
Lượng có sống lại cũng không giúp được hắn, nói già Khương Duy”.
Giả Xung vốn được coi là
“khách thanh lịch” bèn trêu Tư Mã Chiêu :” Nếu khống thế, làm sao tướng công
bắt được hắn”.
Sau buổi tiệc, Tư Mã
Chiêu trêu Lưu Thiện hỏi :” Có nhớ Thục không?”
Lưu Thiện giật mình, vội
đáp:” Ở đây vui lắm, không nhớ Thục”.
Câu trả lời đánh lừa
được Tư Mã Chiêu, cũng qua mặt được cựu thần nước Thục là Hề Chính. Tan tiệc,
Hề Chính bảo Lưu Thiện:” Lời của Chúa công vừa rồi có chỗ chưa ổn. Nếu Tư Mã
Chiêu còn hỏi như vậy, Chúa công nên tỏ ra buồn rầu chảy nước mắt mà nói rằng,
phần mộ tổ tiên đều ở đất Thục, tôi không nhớ sao được?” Suy nghĩ một lúc, Lưu
Thiện gật đầu.
Sau đó mấy hôm, Tư Mã
Chiêu vẫn còn nghi hoặc, Tư Mã Chiêu lại hỏi Lưu Thiện có nhớ nước cũ không?
Theo lời mách của Hề Chính, Lưu Thiện bê nguyên si câu nói trên, cố làm ra vẻ
đau xót, có điều rặn mãi không được một giọt nước mắt. Thấy vậy, Tư Mã Chiêu đã
có chủ ý (thông đồng với Hề Chính từ trước?) đột nhiên hỏi :” Lời của ông sao
giống luận điệu của Hề Chính thế?”
Lưu Thiện giả vờ giật
mình, mở to mắt hỏi:” Sao Tướng công lại biết? Đúng là Hề Chính bảo tôi nói
vậy”.
Tư Mã Chiêu bật cười ha
hả. Từ đó, bận túi bụi vào chuyện âm mưu thoán đoạt nhà Nguỵ, Tư Mã Chiêu bỏ ý
hại Lưu Thiện.
Lưu Thiện thực hành mưu
làm ra vẻ ngu đần, nên tuy ở chốn hang hùm nhưng không bị ăn thịt, yên ổn sống
tiếp những ngày cuối đời.
Tháng 12 năm 271, Lưu
Thiện bị bệnh mà mất ở Lạc Dương, hưởng thọ 64 tuổi.
*
TRẦN ĐÌNH HIẾN
Địa chỉ: số nhà 45 phố Phan Bội
Châu,
Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
.............................................................................................................
- Công
ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng giữ bản quyền.
- Cập
nhật theo bản lưu trữ tại tại Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét