(Bà Nguyễn Phan Quế Mai và ông Ngô Xuân Phúc) |
LÙM XÙM
CHUYỆN ĐẠO THƠ:
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI CÓ ĐẠO THƠ?
*
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai không phải
là tác giả của “Tổ quốc gọi tên mình”?
Sau khi nhà thơ Bàng Ái Thơ lên tiếng xác
nhận rằng bà đã từng đọc bài thơ đang gây tranh cãi này vào tháng 4/2011, tác
giả là một người nam và là một người lính, thì những dư luận trái chiều xung
quanh câu chuyện tranh chấp bản quyền này ngày càng căng thẳng.
Bên cạnh những ý kiến cho rằng tác giả là
nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, người từng được vinh danh tại nhiều giải thưởng
chuyên môn quan trọng thì cũng có nhiều ý kiến lại nghiêng về phía anh Ngô Xuân
Phúc. Tuy nhiên, ai là người đã “đẻ” ra bài thơ này thì đến thời điểm hiện tại
vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Trong lúc đó, thời hạn ngày 10/10 mà nhà
thơ Nguyễn Phan Quế Mai đưa ra yêu cầu anh Phúc xin lỗi chị đã qua được mấy
ngày. Anh Phúc vẫn một mực khẳng định anh mới là tác giả thật sự của bài thơ.
Còn phía nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai vẫn im lặng, chưa lên tiếng chính thức về
việc này.
Giữa lúc thái độ im lặng của nhà thơ
Nguyễn Phan Quế Mai gây ra sự khó hiểu cho nhiều người thì chiều ngày 15/10,
thầy Nguyễn Văn Nội (đang công tác tại Phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội) cho biết rằng cách đây 6 -7 năm, thầy đã được đọc bài thơ này
trên mạng, tác giả là một người nam, và là quân nhân.
Thầy Nguyễn Văn Nội kể lại: “Do đặc thù công việc nên cách đây 6 -7 năm,
tôi hay phải viết lời dẫn cho những chương trình ca nhạc có chủ đề về Tổ quốc.
Tôi lên mạng search 2 từ khóa ‘Tổ quốc” thì từ trang này dẫn đến trang kia và
cuối cùng tôi biết được có bài thơ này. Lúc đó, tôi đã có ý thức rằng mình phải
lưu nó lại vì có một ý rất hay mà mình có thể sử dụng sau này và ngay cả lúc
đó, tôi đã sử dụng đó là “Tuổi trẻ ơi, hãy nắm tay đoàn kết/ Và hãy lắng nghe
Tổ quốc gọi tên mình”. Vì ấn tượng với mấy chữ “Và lắng nghe Tổ quốc gọi
tên mình” nên tôi đã đóng mở ngoặc một cách rất cẩn thận để làm lời kết cho
kịch bản chương trình văn nghệ của tôi. Lúc đó bài thơ mà mọi người vẫn cho
rằng là của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai chưa có”
Thầy Nội kể tiếp: “Năm 2013, lúc nghe bài hát “Tổ
quốc gọi tên mình” của nhạc sỹ Đinh Trung Cẩn, phổ thơ Nguyễn Phan Quế Mai
thì tôi mới lẩm bẩm một mình rằng, sao tay này lại là con gái được nhỉ? Mình
nhớ có 3 chữ cái, là con trai, là quân nhân, giọng văn blog đó đầy tính kêu
gọi, hô hào. Thậm chí, lúc lưu lại bài thơ này trong máy tính cá nhân, tôi còn
ghi rõ folder này nội dung về tình yêu Tổ quốc, đọc được một cách rất cẩn thận,
để nhỡ có việc lại lấy ra dùng cho tiện”.
Chúng tôi hỏi về file dữ liệu trong máy
tính thì thầy Nội rất tiếc thầy không giữ lại. Khi thông tin về vụ tranh chấp
bài thơ này nóng ran trên các mặt báo, và sau khi đọc bài viết về câu chuyện
chị Bàng Ái Thơ kể lại, thầy nói rằng thầy rất day dứt, và trằn trọc cả đêm. Sau
đó, thầy có tìm thử dữ liệu trong USB và máy tính còn không nhưng không còn. Có
một lần, thầy Nội thay máy tính mới, lúc đó chủ quan không lưu lại vì nghĩ
google sẽ lưu lại hộ”.
“Nhưng
tôi lấy uy tín của một người thường xuyên làm các chương trình văn nghệ quần
chúng mà khẳng định bài thơ này không phải của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Nói
ra thì có phần xấu hổ. Lúc đó, tôi thấy ý thơ hay nên phóng tác, mượn luôn vào
lời dẫn của mình, tất nhiên có đóng mở ngoặc kép. Mọi người gọi là ăn cắp ý
cũng được. Và tôi sẵn sàng nhận rằng mình đã ăn cắp ý ấy”, thầy Nguyễn Văn
Nội nói thêm.
Trước đó, trong thư
ngỏ báo chí ngày 2/10, nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai viết: “Phát ngôn của anh
Ngô Xuân Phúc xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi, xúc phạm đến danh dự
cá nhân tôi, và xúc phạm đến tình yêu thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tôi
dành cho Tổ quốc Việt Nam. Qua các phương tiện truyền thông Việt Nam, tôi yêu
cầu anh Ngô Xuân Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi tôi trước ngày
10/10/2015. Nếu không tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông ấy về
tội vu khống. Hiện tôi đang liên lạc với luật sư, và sẽ làm việc đến cùng để
chứng minh rằng tôi không thể nào dối trá trong tình yêu thiêng liêng, bất
khả xâm phạm của mình dành cho Tổ quốc của mình”. |
---------- Theo ĐẬU DUNG
Bản quyền 'Tổ quốc gọi tên mình':
Ông Phúc đòi ra tòa giải quyết
Người tự nhận mình là tác giả thật sự của
bài thơ Tổ quốc gọi tên mình đã ủy quyền cho luật sự giải quyết sự việc.
Ngày 20-11, Hội Nhà văn Việt Nam xác nhận
đơn vị này đã nhận được đơn đề nghị của ông Ngô Xuân Phúc (người tự nhận là tác
giả thật sự của bài thơ Tổ quốc gọi tên mình).
Theo đó, ngày 16-11 ông Ngô Anh Tuấn (Luật
sư thuộc Công ty Luật TNHH Tuệ Anh - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đã gửi đến
Hội Nhà văn Việt Nam đơn đề nghị với yêu cầu: “Sắp xếp lịch làm việc để giải quyết tranh chấp quyền tác giả của bài thơ Tổ quốc gọi tên mình giữa ông Ngô Xuân Phúc và
bà Nguyễn Phan Quế
Mai.”
Tự nhận là người đại diện hợp pháp cho
ông Ngô Xuân Phúc, ông Tuấn cho hay: “Sau khi nghiên cứu những tài liệu, chứng cứ
mà ông Ngô Xuân Phúc đã đưa ra trong đơn thư của mình, tôi nhận thấy rằng:
Những nội dung ông đưa ra là có cơ sở và cần được hỗ trợ, giải quyết một cách
thấu tình, đạt lý và đảm bảo uy tín, danh dự cho các bên liên quan. Vụ việc chỉ
nên giải quyết tại tòa án khi mà tất cả phương pháp giải quyết trên cơ sở đối
chất, thương lượng, hòa giải không thành công”.
Từ đó, ông Tuấn đề nghị Hội Nhà văn Việt
Nam sắp xếp một buổi làm việc để ông Ngô Xuân Phúc, bà Nguyễn Phan Quế Mai và
những người làm chứng trình bày quan điểm, chứng cứ của mình một cách rõ ràng
hơn nhằm khẳng định ai mới là tác giả đích thực của bài thơ Tổ quốc gọi tên mình.
Theo ông Tuấn, việc này vì sự công bằng
với tác giả, vì sự trong sạch trong đội ngũ những người hoạt động văn chương và
vì uy tín, danh dự của Hội Nhà văn Việt Nam.
Như chúng tôi đã đưa tin, sau khi lên
tiếng phản bác việc ông Phúc tự nhận mình là tác giả thật sự của bài thơ, tác
giả Nguyễn Phan Quế Mai đã ra “tối hậu thư” yêu cầu ông Phúc phải xin lỗi bà
Mai trước ngày 10-10. Tuy nhiên quá thời hạn kể trên sau khi ông Phúc không đưa
ra lời xin lỗi bà Mai vẫn không khởi kiện ra tòa như đã nói.
---------- Theo VIẾT
THỊNH
https://plo.vn/van-hoa/ban-quyen-to-quoc-goi-ten-minh-ong-phuc-doi-ra-toa-giai-quyet-592567.html
Tiết lộ mới nhất về vụ tố đạo thơ
“Tổ quốc gọi tên mình”
Khi câu chuyện bản quyền bài thơ “Tổ
quốc gọi tên” chưa ngã ngũ thì nhà thơ Bàng Ái Thơ, con gái của nhà
thơ - họa sỹ Bàng Sĩ Nguyên, cháu gái nhà thơ Bàng Bá Lân đã lên
tiếng xác nhận rằng, vào hồi tháng 4.2011, bà “đã được đọc bài thơ này; người viết ra nó là một tác giả
nam, và anh ấy là một người lính. Tên bài thơ lúc mà tôi đọc là “Tôi nghe Tổ quốc gọi tên” chứ không
phải là “Tổ quốc gọi tên” hay “Tổ quốc gọi tên mình” như thế này.”
“Đừng
vội ném đá người ta”
Ái nữ của một trong những người
sáng lập ra Hội Nhà văn Việt Nam (năm 1957) cho biết: “Đừng vội ném đá người ta bởi tôi tin
bạn Phúc nói thật”. Chia sẻ độc quyền của nhà thơ Bàng Ái Thơ
với PV candonline được đưa ra khi câu chuyện về bản quyền bài thơ nổi
tiếng này đang trở nên căng thẳng trong dư luận.
Nhà thơ Bàng Ái Thơ kể lại, năm 2010,
bà có đi Cô Tô và hoàn thành bản thảo tập thơ “Mắt lặng”, trong đó
có bài “Cô Tô từ phía khơi xa”. Sau khi in xong tập thơ, bà đã
mang tặng bạn bè của mình; rồi bằng một cách nào đó, bài thơ đã
đến tay nhà thơ Anh Vũ ở Bắc Giang (nhà thơ Anh Vũ sinh năm 1943 tại
Bắc Ninh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Mỹ thuật
Việt Nam - Phóng viên). Lúc đó, nhà thơ Anh Vũ đã gửi đến bà tập tham
luận về nhà thơ Anh Thơ nhờ bà xem có gì cần góp ý không; kèm bài
thơ đang gây bão dư luận trên.
“Vì
lúc liên lạc, tôi có nói với anh ấy là sau đi biển về, tôi sẽ viết
chuyên tâm về biển đảo hơn. Tôi cũng thích chủ đề biển đảo và nghĩ
rằng sẽ phổ nhạc một số bài về chủ đề ấy. Anh ấy bảo nếu thế
thì qua cháu Nguyễn Trung Kiên (người biên tập cuốn sách “Giáo sư
Trần Đức Thảo: Biển quê hương dạt dào và trầm tư triết học”, Nhà xuất
bản Lao động, năm 2011 - Phóng viên), anh
gửi cho tôi bài thơ này để phổ nhạc, bảo tôi nghiên cứu thử.
Lúc
đó là tháng 4/2011. Anh ấy nói biển đảo thì ít người viết, có bài
này đọc được. Nó mang tính biển đảo và dễ đi vào lòng người. Tuy
nhiên, sau khi đọc, tôi thấy nó không có chất trữ tình (tôi quen với dòng thơ trữ tình để phổ nhạc) và có vẻ cứng quá, "sắt
thép" quá, hô hào quá. Tôi có liên lạc lại và bảo tôi sẽ không
phổ nhạc cho bài thơ ấy vì nó đầy tính báo chí.
Nhà
thơ Anh Vũ có bảo với tôi: "Thế em sửa lại đi". Tôi bảo ‘ôi
chết, sửa thì phải xin phép tác giả chứ tùy tiện sửa là không được
đâu, thế tác giả là ai’. Anh Vũ bảo anh lấy bài thơ này trên mạng,
cũng không quen người đó, chỉ biết đó là bộ đội, thích viết lách,
và hai người đã từng trao đổi với nhau về bài thơ này rồi. Anh bảo
với cậu ấy bài thơ hay và sẽ tìm nhạc sỹ để phổ nhạc cho cậu ấy.
Cậu ấy đồng ý” - nhà thơ nhớ lại.
Vì không phổ nhạc nên sau đó, nhà thơ Bàng Ái Thơ cũng
không quan tâm đến bài thơ này nữa. Cho tới đầu tháng 5/2014, Bộ Tư lệnh
hải quân có tổ chức chương trình sáng tác về biển đảo (đúng dịp
Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng
biển thuộc chủ quyền của nước ta) và in tập sách nhạc “Âm vang biển
gọi”, trong đó chọn một số tác phẩm của các nhạc sỹ - nhà thơ có
thơ phổ nhạc. Lúc đó, cầm tập sách nhạc ấy, mở trang đầu tiên, bà
thấy “Tổ quốc gọi tên mình” do nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn phổ
nhạc từ thơ của Nguyễn Phan Quế Mai.
Lúc đó, bà chợt nhớ đến ngay bài
thơ mà nhà thơ Anh Vũ từng đưa bà trước đây. “Song bài thơ là nó nhưng không còn là nó nữa. Nghĩa là nội
dung của bài thơ trước đây mà tôi đọc chỉ còn 75 -80% mà thôi. Có một
số câu chữ đã được sửa đi cho mới, cho phù hợp hơn. Nghe chừng hô hào
hơn và sát thực tế hơn. Tên bài thơ lúc mà tôi đọc là “Tôi nghe Tổ
quốc gọi tên” chứ không phải là “Tổ quốc gọi tên” hay “Tổ quốc gọi
tên mình” như thế này. Tôi thấy tên tác giả là Quế Mai, một người nữ
chứ không phải người nam. Tôi đem thắc mắc ấy trò chuyện cùng một số
nhạc sỹ thuộc Khối nhạc sỹ vẫn sinh hoạt định kỳ tại nhà tôi thì
các bác cười rằng, các nhà văn nhà thơ lắm bút danh lắm. Tôi thấy
cũng hợp lý nên tôi cũng không để ý nữa”, bà kể lại.
“Mọi người không nên vội vàng quá”
Cho tới mấy ngày hôm nay đang xôn xao
vụ tranh chấp bản quyền bài thơ này, nhà thơ Bàng Ái Thơ chợt nhớ ra
chuyện kia rồi cố gắng nhớ lại mọi chuyện một cách cụ thể. Bà cho
rằng, mọi người lên tiếng bênh vực Nguyễn Phan Quế Mai vội vàng quá.
Bà nói: “Tôi đọc thông tin trên báo
và những lời bình luận có phần ác ý với anh Phúc kia xong và buồn
quá. Tôi có chia sẻ điều đó với nhạc sỹ Nguyễn Nghiêm Bằng, con trai
thứ của nhạc sỹ Văn Cao, tôi hỏi anh có nhớ chuyện tôi từng nói về tác
giả bài thơ này không thì anh ấy cười, bảo rằng vẫn còn nhớ”.
Khi được hỏi, những điều bà kể lại
ở trên cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ Nguyễn Phan Quế
Mai đã “đạo’ thơ của anh Ngô Xuân Phúc có phải không, bà chia sẻ: “Nói Nguyễn Phan Quế Mai gian có lẽ
cũng không phải, đạo cũng không phải đâu. Có thể chị Mai đã ngấm
trong đầu những câu thơ như thế. Lúc đó, tinh thần yêu nước lên cao,
chị ấy nung nấu viết bài thơ về biển đảo, gặp cái tứ đấy, giống
như thấm vào mình rồi bật ra những ý thơ đấy mà không ý thức được
rằng những câu thơ đấy đã có người viết ra trước đó rồi. Nhưng tôi
cũng hơi băn khoăn một điều, liệu đọc bài thơ sau mà nội dung giống
tới 75 – 80% nội dung bài thơ trước thì liệu đây có phải là cái sự
đọc rồi ngẫu nhiên mà ngấm hay không?”.
“Nhưng
sao anh Phúc lại không nhớ thơ mình viết ra được?”, về điều này,
bà Bàng Ái Thơ cho rằng, “nếu chỉ
vì như thế mà quy kết cho người ta như thế này thế kia thì tội
nghiệp cho họ quá. Anh Phúc không có gì trong tay để chứng minh được
rằng đó là bài thơ của mình vì chuyện bản thảo mất hoặc thất lạc
trong quá trình lưu trữ là điều hoàn toàn có thể. Với lại, có phải
ai cũng thuộc hết thơ mình đâu. Tôi là một ví dụ chẳng hạn. Thời
gian rồi đủ thứ bận rộn dễ làm người ta quên đi một cái gì đó trong
một khoảnh khắc, thậm chí một quãng thời gian dài. Cái đó tôi hiểu
chứ”.
Khi chúng tôi nói rằng, đồng ý công
khai chia sẻ những thông tin này, bà sẽ phải chịu trách nhiệm về
những phát ngôn của mình trước công luận, nhà thơ Bàng Ái Thơ bảo: “Tôi đã sẵn sàng. Tôi biết đến đâu tôi nói
đến đó. Với lại, nếu tôi biết chuyện này thì tôi tin rằng, chắc
chắn sẽ có những người khác cũng biết và họ sẽ tìm ra sự thật,
đâu mới là tác giả chính của bài thơ. Tôi chỉ hơi tiếc một điều đó
là nhà thơ Anh Vũ đã mất hồi năm ngoái. Bởi nếu không, anh sẽ nói
cho mọi người biết rằng anh lấy tác phẩm này trên mạng như thế nào.
Nhưng còn có cháu Trung Kiên, người đã giúp anh Vũ chuyển bài thơ cho
tôi vẫn còn đó, mọi người có thể xác nhận từ phía cháu”.
Sáng ngày 6/10, nhà thơ Bàng Ái Thơ có kể lại,
bà biết đến bài thơ là do nhà thơ Anh Vũ sống ở Bắc Giang gửi.
Trả lời Báo CAND vào ngày 2/10 trước đó, anh Ngô Xuân Phúc, người
nhận mình chính là tác giả của bài thơ này cũng cho biết rằng, ở
thời điểm anh đăng tải bài thơ trên mạng vào năm 2008, “có một nhà
thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vào đọc khen hay. Vì không để ý lắm
nên chỉ biết là người Bắc Ninh hay Bắc Giang gì đó”. |
Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý: Một trong 2 người phải hổ thẹn vì sự dối trá
của mình! “Đừng vội quy kết
ai thật, ai giả trong cuộc này. Cũng đừng cao giọng nói người đàn
ông ấy là hoang tưởng, điên rồ. Sự từng trải buộc tôi phải thận
trọng trong lựa chọn nghiêng về ai. Nguyễn Phan Quế Mai từng dịch
rất hay bài thơ ‘Bông huệ trắng” của tôi sang tiếng Anh nhưng cho đến
giờ phút này, tôi cũng chưa mắng mỏ người đàn ông nhận “Tổ quốc
gọi tên mình" là của mình. Vì tôi nghĩ, còn đủ thời gian để
đọc lại, để tìm hiểu và suy xét. Lòng yêu nước rất đáng trân
trọng nhưng lòng trung thực của con người cũng quý giá không kém.
Tổ quốc không cần sự yêu nước giả dối. Tiếng nói yêu nước cần
phải trung thực. Thơ cũng vậy. Tôi tin sớm muộn sự thật sẽ được
minh chứng. Một trong hai người phải hổ thẹn vì sự dối trá của
mình”. |
---------- Theo ĐẬU DUNG
https://danviet.vn/tiet-lo-moi-nhat-ve-vu-to-dao-tho-to-quoc-goi-ten-minh-7777631785.htm
Vụ tố đạo thơ: Người nhận là tác giả
“Tổ Quốc gọi tên mình” nói gì?
Ông Ngô Xuân Phúc (Thành phố Vinh, Nghệ
An) nhận mình là tác giả của bài thơ “Tổ Quốc gọi tên mình” - bài thơ đang
gắn với tên tuổi của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Phóng viên Dân Việt đã có
cuộc trao đổi với ông Ngô Xuân Phúc vào chiều 3.10.
Lùm xùm chuyện tố
đạo thơ “Tổ Quốc gọi tên mình”
Sáng 2.10, nhà thơ
Nguyễn Phan Quế Mai đã có thư ngỏ gửi báo chí về bài thơ "Tổ Quốc gọi
tên mình". Nữ nhà thơ khẳng định có đầy đủ bằng chứng bài thơ là do chị
sáng tác và cho rằng những lời của ông Ngô Xuân Phúc là "vu khống, buộc
tội vô căn cứ". Nguyễn Phan Quế Mai
yêu cầu ông Ngô Xuân Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi trước ngày
10.10.2015. "Nếu không tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông
ấy về tội vu khống", nhà thơ viết trong thư ngỏ. |
Anh đã đọc bức thư ngỏ về bài thơ “Tổ Quốc
gọi tên mình” của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai gửi cho báo chí chưa?
- Tôi có nghe loáng thoáng về lá thư của
chị Quế Mai gửi báo chí và có chia sẻ nhiều bài viết liên quan trên tường
Facebook. Do thực sự tôi quá bận nên chưa đọc thư nhưng tôi đoán được nội dung
chị ấy nói về việc đấy thôi.
Anh phản biện ra sao trước những lý lẽ và
câu hỏi chị ấy đặt ra?
- Mỗi người có một lý lẽ, ai cũng tự bảo
vệ mình, chị Quế Mai trong trường hợp hiện tại cũng phải bảo vệ mình.Tất cả
quan điểm hay lập luận của chị ấy đều phải bảo vệ mình trước tiên. Chưa nói
đúng sai, chưa khẳng định, tôi khẳng định là của tôi nhưng công luận nói chung
cũng chưa khẳng định được của ai hoặc nghiêng về chị Quế Mai chẳng hạn.
(Thư ông Ngô Xuân Phúc gửi bà Nguyễn Phan Quế Mai - chụp từ facebook) |
Tôi không bình luận về ý kiến của chị Mai,
tôi không thể bác bỏ ý kiến của chị ấy được khi tôi nói một đằng và chị ấy có ý
kiến khác. Đây là đang tự nói, chưa phải sự đối thoại vì vậy tôi không bình
luận bất cứ điều gì về chia sẻ của chị Quế Mai.
Anh có định viết cho báo chí hay chia sẻ
với công luận, viết status trên Facebook về sự việc này?
- Tôi tiếp tục viết status đề nghị cộng
đồng mạng giúp đỡ tìm lại nhà thơ ngày xưa đã vào blog đọc bài thơ này.
Nhà thơ đó tên là gì?
- Tôi không nhớ tên. Nói ông ấy là hội
viên Hội nhà văn thì sẽ ra ngay. Đó là khoảng thời gian năm 2008.
Còn việc chị Quế Mai yêu cầu anh xin lỗi
trước ngày 10.10.2015, nếu anh không xin lỗi thì chị ấy sẽ kiện?
- Đến ngày mùng 9.10 tôi sẽ trả lời và có
thông tin chính thức. Còn bây giờ, tất cả tôi đều công khai trên Facebook và
trang cá nhân của tôi. Tôi không bình luận gì thêm.
Anh đã có những gì để chứng minh bài thơ
là của mình, về mặt bản quyền?
- Tất cả đều công khai, không có gì để
giấu giếm.
Anh công khai những gì?
- Tất cả nội dung đều đã công khai trên
mạng xã hội. Không có gì cả. Tất cả nội dung đều khá đầy đủ và khá trung thực.
Hình như anh đang định vào Nam ra Bắc để
chứng minh "Tổ Quốc gọi tên mình" là của anh?
- Không. Thời gian vào Nam ra Bắc liên
quan đến một tòa soạn báo. Tôi có gọi điện, gửi thư về báo đề nghị tiếp xúc với
chị Quế Mai vì không tìm được thông tin của chị ấy, thì người ta chỉ tiếp thông
tin và liên lạc lại nhưng sau đó không hỗ trợ vấn đề đấy và không phản hồi.
Tôi vào Nam định ghé qua tòa soạn để trao
đổi vấn đề đấy nhưng cập rập quá không qua được. Thực tế mục đích là đến tòa
soạn báo để trao đổi, xác nhận thông tin và đề nghị hỗ trợ.
Anh nói sáng tác bài thơ năm 2008 nhưng
bây giờ mới nói đó là bài thơ do anh sáng tác, anh mong mỏi gì ở lần lên tiếng
này?
- Tôi mong mỏi chị Quế Mai sẽ trả lại bài
thơ cho tôi.
Chứ không phải việc anh cùng đứng tên với
chị Quế Mai trong vai trò tác giả?
- Nếu chị Quế Mai đề nghị cùng tên thì sẽ
đứng cùng thôi. Quan điểm của tôi là không phải tôi xin đứng cùng tên.
Có nhiều người đang đặt ra nghi vấn về
việc anh bắt tay với nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai để PR cho tập thơ “Tổ quốc gọi
tên mình” mới ra mắt?
- Tôi với Quế Mai không hề có quan hệ gì
cả.
Xin cảm ơn anh!
Về thông tin tên của
người bạn trong thư ngỏ không chính xác, lúc là Nguyễn Thông Thiện, lúc là
Trịnh Thông Thiện, ông Phúc cho biết “có thể tôi nhầm do đánh máy” và tên
chính xác là Trịnh Thông Thiện. Theo ông Phúc, ông có chia sẻ bài thơ với người
bạn này và mong muốn kịch bản về việc hai người: một nhà thơ và một nhạc sĩ
phổ nhạc. Ông Thiện nói với
báo chí rằng có thấy ông Phúc nhắc đến bài thơ trong một lần uống rượu nhưng
“nhớ nhớ quên quên”. Về thông tin này, ông Phúc cho hay: “Tôi không đọc bài
thơ cho Thiện. Tôi nói Thiện vào blog đọc bài thơ nhưng có thể Thiện chưa
vào”. |
---------- Theo AN DU
https://danviet.vn/vu-to-dao-tho-nguoi-nhan-la-tac-gia-to-quoc-goi-ten-minh-noi-gi-7777631079.htm
- ĐỖ ANH TUYẾN giới thiệu
-
- Cập nhật từ email: dovantuyenbk@yahoo.com.vn
ngày 12.10.2019.
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
.
0 comments:
Đăng nhận xét