HÌNH ẢNH LỖ TẤN SUY THOÁI Ở TRUNG QUỐC - Tạp văn Trần Đình Sử (Hà Nội)

Leave a Comment

HÌNH ẢNH LỖ TẤN

SUY THOÁI Ở TRUNG QUỐC

*

(Tác giả Trần Đình Sử)

Các bạn sẽ thấy ở đây một Lỗ Tấn khác với Lỗ Tấn ở trong sách giáo khoa và không tìm thấy trong sách nào ở Việt Nam.

Lỗ Tấn được Mao Trạch Đông đánh giá rất cao, nào ngọn cờ cách mang Trung Quốc, nào chủ tướng văn hóa Trung Quốc, nào thánh nhân thứ 2 sau Khổng Tử... Nhưng từ ngày đổi mới năm 1980 địa vị ông sa sút dần. Trước kia, sách giáo khoa phổ thông tràn ngập bài của Lỗ Tấn. Học sinh Trung Quốc có câu vè: sợ nhất là học văn ngôn, thứ hai sợ làm luận, thứ ba sợ Chu Thụ Nhân (tức Lỗ Tấn). Văn ông khó hiểu, buồn, cô độc, không thấy tương lai, khó nhằn như miếng gân gà trong chương trình. Bắt đầu từ 2004 tác phẩm Lỗ Tấn đã bị cắt bớt rất nhiều. Những năm 1950 sách giáo khoa chọn 31 bài, nhưng năm 1960 - 1970 chọn 38 bài, từ năm 1981 rút xuống còn 14 bài, từ năm 2004 chỉ còn 4 bài, năm 2013 các sách giáo khoa chỉ chọn 4 bài, Trung học Cơ sở 1 bài, Trung học Phổ thông 3 bài. Năm 2019 tăng thêm 1 bài của Lỗ Tấn, là 5 bài trong toàn bộ sách giáo khoa từ tiểu học đến Trung học Phổ thông. Tuy vậy vẫn nhiều hơn tác giả khác. Tổng số bài ngang với bài của Mao Trạch Đông trong sách giáo khoa.

Về đánh giá, mọi người thấy nhận định của Mao Trạch Đông không đúng. Lỗ Tấn chỉ là nhà văn hiện thực phê phán, mang nặng tư tưởng hiện sinh, không phải ngọn cờ. Từ 1927 - 1928 ông tham gia mặt trận văn nghệ vô sản kiểu Liên Xô, văn chương sa sút, đó là nhầm đường.

Về học vấn, ông học thủy sư, rồi học khai mỏ, đều bỏ nửa chừng. Ông sang Nhật 7 năm, lúc đầu học y, sau bỏ y chuyển sang học văn, đều dở dang, không có nghề nghiệp, bằng cấp nào. Nhưng ông tự học rất nhiều, đọc rất rộng. Hồi ở Nhật ông cũng tham gia Quang phục hội của Thu Cẩn, một tổ chức chuyên ám sát, khủng bố. Khi Thu Cẩn phân công ông đi ám sát, ông lấy cớ còn có mẹ già để từ chối nhiệm vụ. Về nước nhờ có người giới thiệu ông được mời vào làm bộ Giáo dục, có một chút chức quan nhỏ thôi, nhưng lương khá hậu, trong nhà thuê nhiều người giúp việc, sống sung sướng. Điều kiện ấy đã cho phép ông dồn sức cho sáng tác văn học. Nhờ ngọn gió thời đại Ngũ Tứ, ông sáng tác văn học nổi tiếng, có uy tín lớn, trở thành thầy giáo sư phạm, rồi dạy học Đại học Bắc Kinh, Hạ Môn, Thượng Hải.

Về gia đình, vốn là danh gia vọng tộc, nhưng ông nội Lỗ Tấn trong một kí thi có ăn hối lộ, cho nên bị tù, thân phụ ông bị thổ huyết rồi mất. Lỗ Tấn từ nhỏ sống sung túc. Nhà có ba anh em trai, ông là anh cả. Từ năm 1919 họ bán nhà ở quê Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, mua nhà ở Bắc Kinh, sống chung. Nhưng các bà vợ có mâu thuẫn, dẫn đến anh em từ mặt nhau. Ông ấy đối xử với người vợ Chu An do mẹ ông cưới cho chưa được thỏa đáng, trong lúc bà ấy chăm lo mẹ ông suốt đời. Lẽ ra ông ấy phải li hôn với Chu An, và cưới Hứa Quang Bình cho bà được danh chính ngôn thuận, để cho bà Hứa sau khi Lỗ Tấn mất danh phận không rõ ràng. Nhưng không, ông có vẻ như mặc kệ. Trước khi lấy Chu An ông đã có tình yêu với một cô gái làng tên là cô Cầm. Khi Lỗ Tấn cưới vợ, cô này buồn u uất mà chết. Ông yêu học trò Hứa Quảng Bình trẻ hơn ông 18 tuổi, sống chung với nhau mà không cưới xin gì. Sau khi sống chung với cô Hứa rồi, Lỗ Tấn rất lạnh nhạt với Hứa, còn có thêm tình cảm với cô bạn gái của Hứa cũng họ Hứa nữa. Đồng thời ông cũng yêu nhà văn nữ Tiêu Hồng, khiến Hứa Quảng Bình rất khó chịu. Ông bị kêu là kẻ bạc tình. Hóa ra đời tình ái của Lỗ Tấn không phải nghèo nàn. Sau khi Lỗ Tấn mất, Chu An và Hứa Quảng Bình còn có tranh chấp về tài sản. Thế mới biết các nhà văn vĩ đại không tránh được chuyện tầm thường. Không nên huyền thoại hóa ông ấy, phá bỏ sự sùng bái ông ấy. Vương Hiểu Minh viết: Chúng ta không huyền thoại hóa ông ấy, không coi ông ấy là thần tượng nữa. Vê tình cảm và tâm lí chúng ta sẽ gần ông ấy hơn. Ông ấy ở giữa chúng ta, cùng vùng vẫy, giẫy giụa với chúng ta trong cơn khủng hoảng sâu nặng của cuộc sống.

Về tính cách, Lỗ Tấn là người sắc sảo, hóm hỉnh, nhưng cũng rất khắt khe. Ông giống ông nội là chửi hết mọi người trái ý mình. Ông là kình địch của học giả Cố Hiệt Cương, đã từng chửi Hồ Thích, chửi Quách Mạt Nhược là lưu manh. Nhưng khi nhà cộng sản Lí lập Tam muón liên danh chửi Tưởng Giới Thạch thì ông từ chối. Suốt đời không chửi Tưởng, vì rất khâm phục.

Tranh vẽ thời cách mạng văn hóa, Lỗ Tấn kiêu hùng Trừng mắt coi khinh nghìn lực sĩ. Thái độ này khiến học sinh sợ hãi. Bà có khuôn mặt già là Chu An, vợ của Lỗ Tấ, không biết chữ, ông chỉ ở với vợ chỉ có ba ngày. Bà trẻ là nhà văn Tiêu Hồng. Người phụ nữ ôm con là bà Hứa Quảng Bình. Con trai Lõ Tấn là Chu Hải Anh, sau này làm nghệ vô tuyến điện, có 4 con, 3 trai, một gái, chắt chắt đầy đàn.

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Kho sách0

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn

"CÔ" SƯỚNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:

*.

TRẦN ĐÌNH SỬ

Địa chỉ: phố Nguyễn Huy Tự, phường Bạch Đằng, 

quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Email: trandinhsu@yahoo.com

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email: khoidinhbang@gmail.com, ngày 20.03.2021.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét