LẠI PHẢI VÀI LỜI TRAO ĐỔI VỚI ANH NGUYỄN HOÀNG ĐỨC - Tác giả: Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)

1 comment

 

(Tác giả Nguyễn Thế Duyên ; Nguồn ảnh: facebook Nguyễn Thế Duyên)

LẠI PHẢI VÀI LỜI TRAO ĐỔI

VỚI ANH NGUYỄN HOÀNG ĐỨC..

*

Tôi nhớ là tôi đã hứa: Tôi thông cảm với anh già yếu, ốm đau, không gia đình, không có nguồn thu nhập ổn định, chỉ còn mỗi một niềm vui là lên mạng tự sướng nên tôi sẽ mặc kệ không phản biện anh để anh có một chút niềm vui trong cụộc đời. Nhưng cái gì cũng phải có giới hạn của nó. Anh có thể hô vỡ lồng ngực “Ta nhà triết học số một Việt Nam!” “Ta là nhà thơ vĩ đại nhất trong các nhà thơ đương đại!” Hoặc “Ta là nhà lí luận phê bình danh tiếng nhất đất nước này!” Với tôi đều không sao cả. Tôi đã gặp quá nhiều những người như anh và tôi cũng phải thừa nhận loại vi rút hoang tưởng lây lan nhanh một cách kinh khủng với những người có một chút máu văn chương chỉ có điều nhiễm nặng hay nhẹ mà thôi. Nhưng khi anh lại muốn lật đổ truyện kiều, một trong những áng văn thơ đỉnh cao hiếm hoi của nền văn chương trung đại của dân tộc việt thì anh đã đi qúa cái giới hạn. Cái nguy hiểm của anh nằm ở chỗ anh đã nhồi nhét vào trong đầu những người lười suy nghĩ lại ít chịu đọc những lập luận vô cùng sằng bậy của anh vì vậy tôi buộc lòng phải lên tiếng. Tôi sẽ phản biện tất cả nhưng luận điểm của anh xung quanh Truyện Kiều.

Điều đầu tiên anh luôn khẳng định: “Cấu trúc là cái cốt yếu nhất“. Điều này chứng tỏ một điều anh chẳng hiểu gì về các đặc trưng và mục đích của các thể loại văn học cả. Mỗi một thể loại văn học có một đặc trưng riêng nhắm tới một mục đích riêng không cái nào giống cái nào. Văn xuối nhằm diễn tả một quá trình vì vậy nó mới cần cốt truyện cái mà anh gọi là cấu trúc. Nhưng thơ thì lại khác. Thơ nhằm diễn tả một cảm xúc mà con người bắt gặp trong cuộc đời, mà cảm xúc là bất chợt, nó không có một quá trình vì vậy thơ không cần cấu trúc (Hay nói khác đi là cốt truyện như anh nghĩ).

Để làm rõ hơn điều này, ta thử phân tích một vài câu thơ nổi tiếng của Truyện Kiều. Khi bạn gặp một cô gái đẹp và bạn cảm thấy rung động bạn phải làm sao để diện tả được cái rung động ấy của mình đây? Chẳng lẽ bạn lại đi dựng một cốt tuyện nhưng cảm xúc ấy của bạn là bất chợt lấy đâu ra cót truyện vậy chỉ có thơ mới diễn tả được cái cảm xúc ấy thôi.

"Người đâu gặp gỡ làm chi.

Trăm năm biết có duyên gì hay không?"

Chỉ với hai câu thôi nhưng mọi cung bậc về cảm xúc của một người đàn ông trước một cô gái đẹp được lột tả đến tận cùng. Đầu tiên anh chàng trách trời “Gặp gỡ làm chi”. Tại sao Kim Trọng thầm trách trời? Vì Kiều đẹp quá khiến cho chàng Kim mất hết cả tự tin. Nhưng anh chàng cũng thầm cám ơn ông trời đã cho mình gặp được một cô gái đẹp. Phải hiểu cái “Gặp gỡ làm chi” như thế thì mới thấy được cái xung đột trong lòng Kim Trọng và qua đó mới thấy được Kiều đẹp như thế nào. Và rồi chàng Kim mơ như bất cứ một người đàn ông nào “Trăm năm biết có duyên gì hay không?” Chỉ hai câu thôi nó mô tả được cái sắc đẹp của Kiều, cái rung động đầy xung đột trong lòng một chàng trai. Câu “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” không hay nhưng câu này thì cực hay.

Chúng ta hãy xem thử những cảm xúc về tình yêu Truyện Kiều đã diễn tả như thế nào?

"Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh."

Nguyễn Du diễn tả cái gì đây? Đoạn đường mà Thúc Sinh đang đi chăng? Có lẽ với tầm của anh thì câu thơ chỉ là như thế. Nhưng với tôi thì không phải! Đây không chỉ là đoạn đường Thúc Sinh đang đi. Đây còn là cái linh cảm về đoạn đường sắp tới của mình, một cô gái mà chỉ còn biết nhắm mắt chờ đợi số phận. Hay câu:

"Vầng trăng ai xẻ làm đôi.

Nửa in gối chiếc nửa soi dăm trường."

Câu này ai cũng thấy hay, chắc anh cũng thấy thế. Nhưng để hiểu đến tận cùng của cái hay câu này thì chắc chắn anh không thể hiểu nổi.

Người duy nhất dùng tình yêu để sẻ đôi vầng trăng là Nguyễn Du nhưng đấy chưa phải là cái hay nhất của câu thơ “Nửa vầng trăng” đang “in gối chiếc” là của ai? Của Kiều chăng? Sai rồi nửa ấy là của Thúc Sinh đấy. “Nửa soi dặm trường” là của ai? Của Thúc Sinh chăng? Không phải đâu. Đấy là “nửa vầng trăng” của Thúy Kiều đấy. Họ quên mình đi mà chỉ nghĩ đến người mình yêu. Phải hiểu câu thơ như thế mới thấy được cái mãnh liệt trong tình yêu của Thúy Kiều.

Những ai đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du mà chạy theo cốt truyện như bạn thì đó là những người chẳng biết thưởng thức Truyện Kiều. Cái hay của Truyện Kiều không nằm ở cốt truyện. Tinh hoa của Truyện Kiều nằm ở phần thơ. Mà muốn hiểu được cái tinh hoa ấy cần phải có một tâm hồn nhạy cảm, một sự tinh tế trong cảm xúc và một sự bay bổng của sức liên tưởng. Bạn không có những cái đó nên đối với bạn Truyện Kiều rất tầm thường. Thơ là sự dồn nén của cảm xúc chứ thơ không phải là sự liệt kê kể lể. Cái đó dành cho văn xuôi. Chính vì không có sự dồn nén của cảm xúc mà thơ bạn khô như ngói làm người đọc không thể nuốt nổi. Tôi nói có sách, mách có chứng chứ không phải là đặt điều ăn không nói có cho anh bạn. Tôi thử liệt kê ra đây nhưng bài thơ gần nhất của bạn để bạn có thể nhìn nhận lại mình.

Bài thơ ĐỐI THOẠI VỚI CON NGƯỜI (4) CÓ 7 CÒM (Hai còm của bạn còn 5) 29 like

Bài thơ ĐỢI CHUYẾN ĐÒ ĐÃ LỠ (21) có 1 còm 2like

Bài VUA THỦY TỀ VÀ QUỐC GIA KHÔNG MỘ có 1 còm , 1 like

Bài ĐỢI CHUYẾN ĐÒ ĐÃ LỠ (19) CÓ 1 CÒM VÀ 1 LIKE.

Một trình độ thơ như thế mà bạn đòi lật đổ tượng đài Nguyễn Du sao?

Anh bạn luôn cho rằng thơ phải là trường ca, có cốt truyện, có xung đột kiểu như trường ca iliat hay Odýsseia mới gọi là thơ. Vậy tôi xin hỏi anh bạn một câu.

Như anh bạn đã từng nhận định trong phần triết học “Cái gì đúng, hợp lí nó sẽ tồn tại. Cái gì không đúng, không hợp lí nó sẽ bị cuộc sống loại bỏ” Tôi cho nhận định này của bạn là đúng. Vậy thì xin hỏi bạn TẠI SAO NHỮNG THỂ TRƯỜNG CA CÓ CỐT TRUYỆN, CÓ XUNG ĐỘT LẠI BIẾN MẤT HẲN TRONG THI ĐÀN?

Tôi nói thẳng bạn không thể trả lời nổi câu hỏi này đâu vì nếu bạn hiểu bạn đã không nói “Thơ phải là trường ca có cốt truyện mới gọi là thơ”. Mà tôi không có thời gian và cũng không muốn quay đi quay lại với bạn. Tôi trả lời câu hỏi này không phải vì bạn mà vì những người đang tôn sùng bạn. Tôi muốn cho họ hiểu một điều “Bạn chỉ là một cái thùng rỗng kêu to

Câu trả lời sẽ là: Khi con người chưa tìm ra giấy và chưa có công nghệ in ấn con người buộc phải viết truyện dưới thể thơ vì đặc điểm của thơ là có vần nên rất dễ thuộc, dễ nhớ vì vậy các nhà viết truyện đã lợi dụng đặc điểm này của thơ để viết nên những câu truyện như Iliat. Các nhà viết truyện đã lợi dụng thơ để cho câu chuyện của mình được trường tồn chứ đó không phải đó là đặc tính của thơ. Anh bạn đã nhầm lẫn một cách hết sức ngớ ngẩn. Nếu Iliat và Odyseia không được viết dưới thể thơ thì hai câu truyện bất hủ đó chắc chắn đã bị thất truyền từ lâu rồi. Điều này chứng tỏ một điều: Không phải thơ cần có cốt truyện mà ngược lại, truyện đã lợi dụng tính dễ nhớ, dễ thuộc của thơ để mà tồn tại trong thời buổi chưa có giấy viết và chưa có công nghệ in ấn. Nhưng từ khi con người phát minh ra giấy viết và công nghệ in ấn phát triển thì truyện tách ra khỏi thơ để cho thơ làm đúng cái đặc điểm đặc trưng của thơ đó là mô tả sự dồn nén của cảm xúc. Và đấy chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết của thể loại trường ca có cốt truyện.

2. Tôi không biết làm sao bạn lại có thể nghĩ rằng thể Lục Bát là của Tàu? Bạn viện vào hai từ LỤC BÁT để kết luận nó là của Tàu thì tôi thật không thể ngờ được là kiến thức của bạn sao lại tệ hại đến thế. Chắc bạn không biết một điều là 80% tiếng việt chúng ta đang dùng hiện nay có nguồn gốc từ âm Hán Việt. Vậy nên gọi nó là thể thơ Lục Bát không có nghĩa nó là của Tàu. Cũng như một người có tên là Bạch Diệp thì chắc bạn sẽ kết luận họ là người Tàu chắc? Một điều đơn giản thế mà sao bạn lại có thể không nghĩ ra nhỉ? Tôi cần nhấn mạnh với bạn rằng Lục Bát là thể thơ thuần Việt và không có ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Mãi về sau này, khi văn học viết của nước ta phát triển, các nhà nho lấy thể thơ Đường luật của Trung Quốc ghép vào hai câu bảy với thơ Lục Bát và thể thơ Song Thất Lục Bát ra đời. Dù là lấy hai câu bảy chữ ghép vào Lục Bát song thể thơ Song Thất Lục Bát cũng vẫn là thể thơ thuần Việt và không có bất cứ nơi nào trên thế giới có thể thơ này.

Nếu bạn vẫn cho rằng Lục Bát và Song Thất Lục Bát là của người Tàu thì xin bạn hãy dẫn chứng bằng tiếng Tàu nguyên bản một câu thơ Lục Bát thử xem. (Nhớ kèm theo tên tác giả)

3- Khi bạn cho rằng Truyện Kiều lấy rất nhiều câu thơ của thơ Đường như thế là “Đạo hàng” thì tôi biết ngay là bạn chưa hề đọc Kiều. Mà cũng xin nói thẳng bạn chả đọc quyển sách nào đến đầu đến đũa cả. Bạn chỉ đọc tên sách và vống lên để hù dọa bọn trẻ con thôi vì chỉ cần đọc một cuốn đến đầu đến đũa của một trong cuốn sách mà bạn đã kể tên thì kiến thức của bạn không đến nổi hổng đến thế. Trong Truyện Kiều, lấy tích của Trung Quốc để diễn tả điều muốn nói thì nhiều nhưng lấy thơ Đường để diễn tả điều muốn nói thì lại rất ít. Tôi khuyên bạn một câu: "Trước khi bàn đến Truyện Kiều thì hãy đọc Kiều đi đã!"

4 - Bạn nói “Hội nghị văn học ở Trung Quốc đã đánh giá “Về tất cả các mặt Truyện Kiều của Nguyễn Du không thể hơn bản chính của Thanh Tâm Tài Nhân

Bạn cho tôi đường link của cái nhận định ấy được không? Tôi chắc chắn rằng bạn không thể có cái đường link ấy vì đây là sự bịa đặt trắng trợn của bạn. Nên nhớ rằng Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới mà Unesco vinh danh. Mà cái làm nên danh tiếng danh giá đó là Truyện Kiều. Các học giả Trung Quốc không bao giờ ngớ ngẩn đến mực không biết đến điều đó. Nếu Truyện Kiều của Nguyễn Du không hơn được Thanh Tâm Tài Nhân thì Thanh Tâm Tài Nhân đã được vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới” rồi đúng không bạn? Người không biết đến điều đó hình như chỉ có mỗi mình bạn thôi nên bạn mới bịa ra điều này để thêm sức nặng cho luận cứ của mình.

Từ một tác phẩm gần như không được ai biết đến mà qua tay Nguyễn Du đã trở thành một tác phẩm nổi tiếng không những ở Việt Nam mà còn nổi tiếng trên toàn thế giới. Ấy thế nhưng với bạn, Nguyễn Du cũng chỉ thường thôi không bằng Nguyễn Hoàng Đức viết những bốn trường ca không thuổng của ai mỗi tội không ai thèm đọc còn Nguyễn Du “thuổng” của Thanh Tâm Tài Nhân thì 90 triệu người việt thì phải đến 70 mươi triệu người biết đến Nguyễn Du. Tức thật! Nhưng có một lời khuyên với bạn: Đừng động đến Nguyễn Du! Trình độ của bạn chưa đủ đâu.

Nếu bạn có nhã hứng thì tôi sẵn lòng viết thêm một phần phụ lục chỉ chuyên bàn về cái hay của Truyện Kiều để bạn có thể thấy được cái vĩ đại của Nguyễn Du.

-------

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Nguyễn Hoàng Đức qua mấy bài viết tôi đã đọcl


 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Kho sách0

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

 

Mời nghe Trương Ngọc Tuân đọc truyện ngắn

CHÀNG LÙN NỂ VỢ của Đặng Xuân Xuyến:

*.

NGUYỄN THẾ DUYÊN

Địa chỉ: số nhà 19 ngõ 695 phố Bạch Đằng,

Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

.

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email nguyenhung967812@gmail.com ngày 19.03.2021.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến       

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.


1 nhận xét:

  1. Đúng như nhận xét của tác giả Đặng Xuân Xuyến trong bài viết "Nguyễn Hoàng Đức qua mấy bài viết tôi đã đọc":
    "Nửa phần trên của bài viết, có lẽ còn sung sức, vốn chữ còn nhiều, tâm trí vẫn ổn nên nhà văn Nguyễn Thế Duyên có những luận cứ hợp lý, thuyết phục khi ông dẫn luận về truyện Kiều của Nguyễn Du để phản bác “những lập luận vô cùng xằng bậy” và “bịa đặt trắng trợn” của Nguyễn Hoàng Đức “muốn lật đổ truyện Kiều, một trong những áng văn thơ đỉnh cao hiếm hoi của nền văn chương trung đại của dân tộc Việt” nhưng đến nửa phần sau bài viết thì hình như sức ông đã đuối nên loạng choạng, có chút lảm nhảm, lôi cả số like, số comment ra để làm vũ khí.... Thật tiếc, hành động này chứng tỏ tâm - tầm của ông chưa thể là "đối thủ ngang cơ” với Nguyễn Hoàng Đức. Nói kiểu “tưng tửng góp vui” thì với hành động đếm like, đếm comment làm vũ khí để hạ gục “đối thủ”, nhà văn Nguyễn Thế Duyên đã vô tình vào vai anh hề để tôn "anh hề" Nguyễn Hoàng Đức cao thêm vài bậc hoang tưởng."

    Trả lờiXóa