PHAN HOÀNG - ĐƯA ĐI RÈO BÒ: ĐI THEO ĐÍT TRÂU - Tác giả: Đỗ Hoàng (Hà Nội)

1 comment

 

PHAN HOÀNG - ĐƯA ĐI RÈO BÒ:

ĐI THEO ĐÍT TRÂU

*

(Tác giả Đỗ Hoàng)

Mỗi lần đọc thơ Vô lối, tôi đều có cảm giác tởm lợm, bực tức như đạp phải cứt, cứt chó.. ăn nhiều thịt cá thôi inh cả đất trời! Tôi có viết một bài về thơ Vô lối Phan Hoàng khi Phan Hoàng chưởi rủa thơ trên Facebook. Nay viết tiếp để ngỏ hầu bạn đọc về một kẻ ngu độn tiếng Việt, giả ngô, giả ngọng làm ra tư duy, triết lý.. nhưng tâm hồn nhạt nhẽo, rỗng tuếch, bò sát, trái tim chó,  lươn lẹo, uốn éo, một cái thùng tono rõng hoác!

Một kẻ không biết làm thơ Việt mà Hội Nhà văn Việt Nam tặng thưởng thơ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh trao giải thơ, rồi Phan Hoàng lại được coi thơ cả thành phố, nay thì Ủy viên Banchaaps hành Hội Nhà  văn Việt Nam, phụ trách Websiter: vanviet.vn của Hội! Thật không biết kẻ làm thơ vô lối ấy điên hay các cơ quan công quyền trên điên?

Vô lối của Phan Hoàng bài nào cũng như bài nào lởm khà, lởm khởm không ra hình thù gì cả, người thì không phải, chó thì na ná. Nhưng xem đi xem lại thì cũng chẳng chó,chẳng mèo; nó là con ma cà bông lai Phan Hoàng:

"chất vấn thói quen

sáng sáng tôi hay đến ngồi vào chiếc ghế ấy

nhâm nhi ly cà phê cứt chồn

đọc báo

nhìn cô chủ quán nở nụ cười hàm tiếu

chiếc ghế trở thành vật sở hữu của tôi

mùi cà phê cứt chồn trở thành mùi của tôi

những trang báo trở thành chữ nghĩa của tôi

nụ cười cô chủ quán trở thành tín hiệu ngày mới.."

Chất vấn là hỏi kỷ thì thường người ta phải chất vấn động vật có tri giác, hiểu biết mà cũng chỉ con người mới có được. Thói quen là một hiện tượng tâm lý lặp đi lặp lại nhiều lần, không ai đi chất vấn một cảm giác! Thói quen có hàng ngàn, hàng vạn thói quen,có thói quen tốt, có thói quen xấu, anh làm sao chất vấn hết? Giả như có chất vấn được thói  quen thì anh chất vấn thói quan anh đã bở hơi tai. Anh làm sao chất vấn tất cả "Thói quen" (!)

"Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi (nếp sống, phương pháp làm việc) được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống và rèn luyện (học tập, làm việc), đó là những hành vi định hình trong cuộc sống và được coi là bản chất thứ hai của con người (L’habitude est une seconde nature) nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày, tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác.

Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau và việc thay đổi những thói quen của một con người rất khó khăn. Qua thói quen, người ta có thể đoán biết được cá tính của con người cũng như có thể biết được tâm trạng của một người đang lo lắng như thói quen hút thuốc, cắn móng tay, giật, kéo tóc, rung đùi, vỗ bàn chân, ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít (biếng ăn), mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều..." ( Wikipedia tiếng Việt)

Tiếp theo tám câu sau không ai gọi nó là câu thơ. Đó là những câu xơ cứng, cũ ríc, rất cá nhân nhàm chán, không đem đến một cảm thông gì với bạn đọc. Nó còn thông báo cho mọi người biết là một gã rất vô công rỗi nghề ham ẩm thực, ham gái...và vô cùng dốt nát.

Phan Hoàng tự xưng là người làm thơ "hậu hiện đại", ngọn cờ cách tân, đổi mới của thành phố đông dân nhất Việt Nam mà vốn chữ nghĩa không được một vốc tép. Đã thế lại còn cũ mèn, cũ hơn trái đất.

質問 - chất vấn  - Hỏi kỹ cho ra nhẽ. Nó là chữ Hán chưa Việt hoasbao nhiêu. Ngành nội chính như Tư pháp, Thanh tra, Công an, Tòa án người ta dùng. Có ai sáng tác lại đem dùng làm tựa đề bài thơ, câu thơ!- "Chất vẩn thói quen"(!) (Dịch nghĩa: Hỏi kỹ thói quen)

Đời thủa thời hiện đại mà dùng chữ nghĩa cũ mèm hơn tổ tiên chúng ta từ ba trăm năm trước:

"Hỏi con ngọc thỏ bao nhiêu tuổi?

Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con?"

(Hồ Xuân Hương)

"Thuở dăng đồ mai chưa quen gió

Hỏi ngày về chỉ độ đào bông"

(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm)

"Hỏi tên rằng: Mã giám sinh

Hỏi quê rằng :huyện Lâm Thanh cũng gần"

(Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du)

Sau ba trăm năm nhà thơ cách tân vô lối số một Việt Nam, Phan Hoàng lại sáng tạo thơ mới, từ mới, không ăn bóng quá khứ!

"Chất vấn con ngọc thỏ bao nhiêu tuổi?

Chất vấn chị Hằng Nga đã mấy con?"

(Hồ Xuân Hương)

"Thuở dăng đồ mai chưa quen gió

Chất vấn ngày về chỉ độ đào bông"

(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm)

"Chất vấn tên rằng: Mã giám sinh

Chất vấn quê rằng :huyện Lâm Thanh cũng gần"

 (Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du)

Chưa hết: "nhìn cô chủ quán nở nụ cười hàm tiếu"

Đến câu này thì cụ Nguyễn Du mang áo tơi, đội lịp cời, đi giày cỏ chống gậy bên đương Hồng Lĩnh như năm xưa đón vua Gia Lòng ra tuần Bắc để vái thi thánh "vô lối" ba vái:

"- Đệ đây tra nom cũ quá mong nhà cách tân đại xá , giảm tội "trảm hậu tấu."

Rổi cụ Nguyễn Du gửi cho Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam phụ trách Websiter van viet.vn Phan Hoàng hai câu Kiều nhờ in lên trang mạng mà thời cụ chưa có:

"Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối thân còn thơm lây"

Cụ Nguyễn Du  còn tái lạy xin đừng  sửa "Ngậm cười" thành:

"Chị dù thịt nát xương mòn

Hàm tiếu chín suối thân còn thơm lây"

Đến đây Đỗ Hoàng tôi thấy mình quá mất công, mất sức để đi làm việc vô bổ,chính trang câu chữ cho lũ chó, bọn lòng lang, dạ thú đầu bò sát, đần độn, hãnh tiến không thể nào tưởng nổi

Chỉ có 8 bài Vô lối mà Phan Hoàng đã dùng 90 chữ Hán chưa Việt hóa, nhiều chữ chỉ dùng trong chuyên môn ở các chuyên ngành!

Phan Hoàng và đám Vô lối: Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Thanh Tâm Tuyền, Lê Văn Ngăn, Phú Trạm Inrasara, Mã Giàng Lân,  Hoàng Vũ Thuật, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Hùng, Mai Văn Phấn, Phạm Đương, Đinh Thị Như Thúy, Từ Quốc Hoài,  Mai Quỳnh Nam, Tuyết Nga, Vi Thùy Linh, Đỗ Doãn Phương..nên cho RÈO BÒ (theo đít trâu).

*.

ĐỖ HOÀNG

Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng Bình.

Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.

Email: donguyenhn@yahoo.com

Điện thoại: 091.336.96.52

.

 

 

 

  ........................................................................................

- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 24.03.2021.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại..      

1 nhận xét: