VÀI LỜI VỚI ANH NGUYỄN ĐÌNH CỐNG - Tác giả: Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội)

Leave a Comment

 

VÀI LỜI VỚI ANH NGUYỄN ĐÌNH CỐNG

*

(Tác giả Nguyễn Thế Duyên)

Tôi đã đọc rất kĩ bài phản biện của anh về chủ nghĩa Mác. Mặc dù rất kính trọng anh, một người xả thân vì nền dân chủ của nước nhà nhưng tôi không thể đồng ý với anh trong bài phản biện về học thuyết của Mác được vì những điểm sau:

 

Thứ nhất – Về thái độ

Khi xem xét lí thuyết của Mác ta phải coi ông là một nhà khoa học, một triết gia chứ không thể phán xét ông như một người gây ra những đau khổ do những người cộng sản đã gây ra.

Là khoa học có thể đúng, có thể sai không sao cả. Đúng thì chúng ta công nhận sai thì chúng ta phản biện nhưng không thể phản biện bằng cái lòng thù ghét khiến cho cái suy nghĩ của ta trong phản biện bị cái lòng hận thù ấy đẫn dắt nên nghiêng về một hướng như anh được. Những từ anh dùng như:

Trong ảo tưởng về một xã hội cộng sản Mác đưa ra những hưởng thụ về vật chất để làm mồi nhử.

Thế mà chúng được tô vẽ, được ngụy biện để đến nỗi rất nhiều người tin là chân lý. Xin hãy tạm đừng tuyệt đối tin vào Mác, đừng nhắc lại như vẹt mà hảy lật lại, làm phản biện xem sao. Nghĩ như thế, nói như thế là quá láo khoét.”

Đây không phải là lời lẽ của một bài phản biện khoa học nghiêm túc mà chỉ là lời lẽ của một ông nông dân Việt Nam viết theo cái tư duy “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng

Tôi cần phải nhắc nhở anh rằng: Mác rất được các kẻ thù của mình là các nước phương tây coi trọng, bằng chứng là tên của ông, tượng của ông được đặt cho những đường phố ở Đức. Sách của ông vẫn được in và được rất nhiều nhóm nghiên cứu về học thuyết của ông một cách hết sức nghiêm túc chứ không như các anh, những kẻ chẳng đọc lấy một dòng của Mác, chỉ biết Mác qua vài chục tiết học về triết trong các tường đại học mà rồi lâu rồi chỉ còn nhớ bập bõm mà vẫn phán như đúng rồi. Tôi khẳng định Mác là một triết gia vĩ đại cho dù ông có mắc những sai lầm trong lí thuyết của mình.

 

Thứ hai – Về tư duy của bài viết.

Bài viết có một tư duy cực kì lộn xộn. Anh nhầm lẫn thậm chí không hiểu các khái niệm cơ bản của triết học. Cụ thể nó nằm ở những điểm sau.

A – Về phần 1 giới thiệu của bài viết Phản biện học thuyết của Mác

Phần này anh kết luận Mác sai vì một ông A, ông B nào đó rất nổi tiếng bảo là Mác sai. Đây là một kiểu phản biện rất ngớ ngẩn. Anh nên nhớ khi thuyết lượng tử mới ra đời chính Einstein đã nghi ngờ về sự đúng đắn của nó mà về sự nổi tiếng thì chắc chẳng ai có thể nổi tiếng hơn Einstein cho đến tận bây giờ. Nhưng không phải vì thế mà thuyết lượng tử sai. Vậy nên không thể nói: Ông A rất nổi tiếng nói Mác sai là có thể bảo là nó sai được.

B – Về trường phái.

Khi chính anh thừa nhận trường phái duy vật và trường phái duy tâm hiện chưa thể khẳng định là trường phái nào đúng, trường phái nào sai mà nó là hai trường phái tồn tại song song thì việc phê phán Mác, một người theo trường phái duy vật anh phải phê phán nó trong cái phái duy vật mà ông ta theo đuổi chứ không thể lôi ông ta sang trường phái duy tâm để mà xem xét (Trừ khi anh chứng mính được trường phái duy tâm là duy nhất đúng). Cũng giống như anh không thế vì ghét một thằng học sinh lớp chuyên văn mà anh lôi nó sang lớp chuyên toán để sỉ vả nó MÀY NGU VÌ MÀY KHÔNG THỂ GIẢI NỔI MỘT BÀI TOÁN. Có đúng vậy không anh?

C – Về phép biện chứng.

Anh viết:

Mác đã kết hợp duy vật và phép biện chứng. Điều này đã hấp dẫn một số người thích lối suy luận dựa vào logic, họ cho rằng duy vật của Mác đã thắng một cách áp đảo triết học duy tâm. Thực ra Vật chất và Ý thức là hai phạm trù tồn tại song song, chúng có quan hệ qua lại và không thể nói cái nào có trước. Duy vật và duy tâm đều cực đoan.”

Điều này chứng tỏ anh chẳng hiểu gì về hai từ “Biện chứng” cả. Tiện đây tôi nói để anh và rất nhiều người khác nữa luôn mồm nói hai từ biện chứng nhưng lại không hiểu biện chứng nghĩa là gì.

Biện chứng là một phương pháp xem xét vật chất và các hiện tượng trong trang thái “Động” của nó. Nó ngược với Logic. Logic là một phương pháp xem xét sự vật và hiện tương trong trạng thái “Tĩnh”.

Ví dụ: Vật chất bắt đầu từ những hạt cơ bản trong vụ nổ Bic bang trong quá trình vận động nó kết hợp lại thành nguyên tử. tiếp tục vận động chúng tạo thành phân tử và các chất và hợp chất hình thành. Tại đây sự vận động của vật chất chia làm hai nhánh: nhánh hữu cơ và nhánh vô cơ. Nhánh vô cơ thì dừng lại nhưng nhánh hữu cơ tiếp tục vận động tiến lên những cơ thể sống và dần dần tiến đến con người và ý thức hình thành.

Sự kết hợp giữa biện chứng vào duy vật vốn là hai thứ độc lập với nhau là một phát minh vĩ đại của Mác thế mà anh lại dám bảo là một sự “Dối trá là đánh lừa” thì quả là anh rất liều mạng.

D – Về tôn giáo.

Anh chẳng hiểu biết gì về tôn giáo cả chỉ nói văng mạng. Anh ca ngợi tôn giáo hết lời ở đây tôi không nhắc lại mà chỉ xin hỏi anh một câu thôi.

ANH NÓI SAO VỀ NHỮNG CUỘC CHIẾN TRANH TÔN GIÁO ĐÃ XẢY RA TRONG SUỐT THỜI KÌ TRUNG CỔ LÀM CHẾT HÀNG CHỤC TRIỆU THẬM CHÍ HÀNG TRĂM TRIỆU SINH MẠNG CON NGƯỜI?

ANH NÓI SAO VỀ NHỮNG TÒA ÁN TÔN GIÁO GIẾT CHẾT KHÔNG HỀ THƯƠNG TIẾC NHỮNG KẺ DỊ BIỆT VỚI TÔN GIÁO CỦA MÌNH?

Tôi xin nói để cho anh biết tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới tôn giáo nào cũng gây ra những cuộc chiến tranh tôn giáo vô cùng đẫm máu vượt xa hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai trừ đạo phật. Sự tàn bạo của tôn giáo là điều không thể phủ nhận.

Nhưng tôi cũng phải công nhận với anh rằng: Về tôn giáo Mác có một cái sai khi ông cho rằng; “Tôn giáo bắt nguồn từ sự ngu dốt của con người” Có thể lúc đầu khi con người mới hình thành nó là như thế nhưng khi khoa học phát triển lên con người không còn ngu dốt nữa nhưng tôn giáo vẫn không mất đi chứng tỏ cái nguyên nhân sâu xa của tôn giáo không phải là sự ngu dốt của con người như Mác nghĩ. Theo tôi, cái cội nguồn của tôn giáo nằm trong sự đau khổ của con người. Chừng nào con người còn đau khổ họ còn cần đến tôn giáo để làm chỗ dựa cho cuộc sống tinh thần của mình.

E – Phần những phương pháp nghiên cứu.

Trong phần này anh đã có một nhầm lẫn tai hại. Mác dùng phương pháp nội suy chứ không phải là phương pháp ngoại suy như anh nghĩ. Ông đã nghiên cứu rất kĩ lịch sử phát triển của xã hội loài người để chỉ ra được cái quy luật vận động của nó đó là “Mâu thuẫn giai cấp” Kết hợp với phép biện chứng để suy ra cái phát triển tiếp theo. Vậy đấy là nội suy hay ngoại suy?

Khoa học nhằm tìm ra được các quy luật và dựa vào những quy luật ấy để tiên đoán được những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu không thể tiên đoán được tương lai thì khoa học vô giá trị .

Mác đã tìm ra quy luật và dựa vào quy luật ấy để tiên đoán về xã hội loài người vậy mà anh bảo phương pháp nghiên cứu sai sao?

Trong phần này anh có một vài thắc mắc, tôi xin trả lời

Anh viết “Trồng trọt được xem là sản xuất, nhưng nó xuất hiện sau, ghép nó vào thời nguyên thủy là khiên cưỡng.”

Về điểm này thì anh không biết gì về cách phân chia xã hội loài người của những nhà sử học rồi. Lích sử phân chia xã hội loài người dựa vào sự hình thành tổ chức nhà nước anh ạ. Thời kì trước khi nhà nước hình thành được các nhà sử học gọi là thời kì nguyên thủy. Vậy Mac không hề khiên cưỡng khi ghép trồng trọt là sản xuất trong thời nguyên thủy đâu.

Về phương thức nô lệ. Nếu nó thuộc quy luật chung thì ở Việt nam và Trung quốc là thuộc thời kỳ lịch sử nào.

Về điểm này anh cũng bị nhầm. Hình thức nô lệ không phải là không có ở việt nam và trung quốc đâu. Nó có tồn tại đấy chỉ là nó không là điển hình thôi. Bằng chứng là Yết kiêu, một danh tướng thời Trần chính là một nông nô của hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn. Mà nông nô là cách gọi của người việt thôi về thực chất họ là nô lệ. Những thân binh của những đạo quân của các vương hầu thời trần hầu hết là những gia nô đấy anh ạ.

Anh còn rất nhiều cái sai nữa trong bài phản biện nay nhưng vì bài dài quá rồi nên tôi không muốn nhắc đến chỉ tóm lại một điều là

ANH CHẲNG PHẢN BIỆN ĐƯỢC MÁC CÁI GÌ CẢ MÀ ANH CHỈ DÙNG PHƯƠNG PHÁP CHỤP MŨ MÁC GIỐNG NHƯ NHỮNG NGƯỜI CỐNG SẢN HIỆN ĐANG CHỤP MŨ CÁC ANH, NHỮNG NHÀ DÂN CHỦ

Tôi ngưỡng mộ Mác nhưng ngưỡng mộ trong sự tỉnh táo để biết rằng dù cho Mác vĩ đại nhưng ông vẫn có nhiều cái sai chứ không như anh ghét mác trong mù quáng để không nhận ra những đóng góp vĩ đại của ông. Tôi xin chỉ ra một vài cái sai của Mác nhưng chỉ sơ lược thôi vì tôi đã có vài bài phản biện về chủ nghĩa mác một cách căn kẽ mà có lẽ là anh chưa đọc. Nên tôi không muốn nhắc lại

 

Phần hai – MỘT VÀI SAI LẦM CỦA MÁC

Phương pháp nghiên cứu của mác dựa trên cơ sở logic tiên đề. Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng lịch sử phát triển của xã hội loài người, chỉ ra quy luật phát triển của nó ông đã đưa ra một loại các tiên đề và dựa vào đấy bằng những lí luật chặt chẽ ông đã đưa ra học thuyết CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.

Ở đây tôi chỉ nhắc đến những tiên đề dễ nhìn thấy nhất thôi còn những tiên đề khó hơn mà sai thì không nhắc đến vì để hiểu nó cần có một nền tảng kiến thức về triết chuyên sâu mà không phải ai cũng có nên tôi sẽ không nói đến

Tiên đề thứ nhất. – Mác khẳng định giai cấp vô sản là giai cấp tiên tiến nhất, là giai cấp đào mồ chôn Chủ nghĩa Tư bản.

Tiên đề này sai. Để xem xét tiên đề này, trước tiên cần phải nhớ rằng Mác đã loại những người tri thức ra khỏi giai cấp vô sản bằng cách xếp những người tri thức thành TẦNG LỚP TRÍ THỨC riêng biệt. Vậy chúng ta phải hiểu là giai cấp vô sản là những người hoạt động cơ bắp.

Thời của Mác những người trí thức chưa trở thành một giai cấp vì nó chưa đại diện cho một nền sản xuất và mác cũng không thể hình dung nổi sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật. Nhưng với nền kinh tế tri thức như hiện nay thì cái tầng lớp trí thức mà mác tách riêng ra đó đã trở thành một giai cấp và nó đại diện cho một phương thức kinh tế mới đó là kinh tế tri thức.

Trong một tương lai rất gần nữa thôi thì những hoạt động cơ bắp của giai cấp vô sản sẽ được những robot thay thế hoàn toàn. Bằng chứng là những nước tiên tiến những công việc cơ bắp đang rất khan hiếm, người công nhân bị thiếu việc làm trầm trọng nên những nước như thế đang phải có những chương trình chuyển đổi nghề nghiệp cho những người bị thất nghiệp đó. Vậy phải nói rằng:

GIAI CẤP TRÍ THỨC MỚI LÀ GIAI CẤP TIÊN TIẾN NHẤT VÀ CHÍNH GIAI CẤP ĐÓ SẼ ĐÀO MỒ CHÔN GIAI CẤP VÔ SẢN.

Tiên đề thứ hai. – Tiên đề về mâu thuẫn.

Mác đã chỉ ra rằng “Mẫu thuẫn giai cấp là động lực cho sự chuyển đổi xã hội”

Điều này không sai nhưng chưa hoàn chỉnh vì nó không thể trả lời được câu hỏi “Vậy thì tại sao trong những cuộc cách mạng, giai cấp đối kháng không bao giờ nắm được chính quyền?”

Ví dụ ở nhà nước nô lệ những người nô lệ vùng lên nhưng chính quyền lại nằm trong tay địa chủ đại diện cho nền sản xuất phong kiến,

Trong cuộc cách mạng tư sản người nông dân vùng lên nhưng chính quyền nằm trong tay giai cấp tư sản. Và kể cả cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa cũng thế. Người vô sản vùng lên thì chính quyền có nằm trong tay họ không?

Tôi chắc anh sẽ hỏi tôi một câu

Lí thuyết của Mác không sai vậy tại sao hệ thống Xã hội Chủ nghĩa sụp đổ?

Về câu hỏi này thì tôi xin được trả lời anh bằng một câu hỏi.

Một học sinh học dốt giải sai một bài toán vậy anh có thể kết luận các lí thuyết về toán học sai được không? Chủ nghĩa mác cũng thế thôi. Sự sụp đổ của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa không thể chứng minh được chủ nghĩa mác là sai mà chúng ta cần tìm hiểu xem liệu các học trò của mác có làm theo lời Mác hay không đã. Tôi nghĩ chủ nghĩa Mác có sai nhưng không làm vấn đề trầm trọng đến thế mà cái sai nằm trong những học trò của mác mà bắt đầu từ Lê nin. Anh cố gắng tìm hiểu xem

Sơ lược với anh vài điều. Mong rằng anh có cái nhìn thấu đáo hơn về chủ nghĩa Mác và vai trò của ông trong tiến trình phát triển của tư duy loài người.

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Kho sách0

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn

"CÔ" SƯỚNG CƯỚI VỢ của Đặng Xuân Xuyến:

*.

NGUYỄN THẾ DUYÊN

Địa chỉ: số nhà 19 ngõ 695 phố Bạch Đằng,

Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

.

 

 

 

 

.............................................................................................................

- Cập nhật từ email nguyenhung967812@gmail.com ngày 29.11.2021.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến       

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.


0 comments:

Đăng nhận xét