CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI: NHỮNG KÝ ỨC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN - Tác giả: Mỹ Trang ; Đinh Như Quang giới thiệu

Leave a Comment

 


CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI:

NHỮNG KÝ ỨC KHÔNG ĐƯỢC PHÉP QUÊN

 

Cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc đã thêm một lần khẳng định tinh thần đoàn kết của quân và dân ta. Nhìn lại cuộc chiến đấu gian khổ, các cựu chiến binh Sư đoàn 356 bày tỏ sự tri ân và tôn vinh đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh, bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương, tuổi thanh xuân của mình vì Tổ quốc và nhân dân.

Quyết tâm thư của Sư đoàn 356 đã nói lên tâm thế của những người lính lên đường với một ý chí mạnh mẽ, hào hùng, dù có thể đi không trở về: “Với niềm tin sắt đá, với tinh thần đoàn kết dân chủ kỷ luật và truyền thống biết khó, vượt khó của sư đoàn chúng tôi, hàng nghìn trái tim nóng bỏng, đầy nhiệt huyết tuổi thanh xuân, quyết đặt bằng mọi gian khổ khó khăn, nguyện chiến đấu hy sinh cho biên cương Tây Bắc, cho tổ quốc Việt Nam, tô thắm thêm lá cơ quyết thắng của lực lượng vũ trang và viết tiếp bài ca tuyệt đẹp của Sư đoàn 356

Sư đoàn 356 là đơn vị chủ lực cơ động của Quân khu 2, có nhiệm vụ tuyển quân, giao quân phục vụ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào năm 1975. Sau giải phóng, ngoài việc tham gia phát triển kinh tế, Sư đoàn tăng cường lực lượng, chiến đấu tại mặt trận Tây Nam. Đến năm 1979, Sư đoàn hành quân ra các tỉnh phía Bắc, sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới.

Cựu chiến binh Nguyễn Đình Thắng - Trung đoàn 153, Sư đoàn 356 nhớ lại:

Pháo bắn vào thành hố rất to, rất sâu. Trận địa này chúng tôi mường tượng ruộng cày đào lên, đào xuống bao nhiêu lần. Quả nọ chồng quả kia bắn suốt ngày đêm, nói là “lò vôi thế kỷ” là thế”.

Cựu chiến binh Nguyễn Ngọc Thạch kể, không ít lần, những người lính Sư đoàn 356 phải vào hang đá canh giữ và trú ẩn, cuộc sống hết sức gian nan. Thế nhưng khi có lệnh xuất kích, tất cả cùng xông lên chiến đấu, kiên cường bảo vệ vững chắc vùng đất biên cương.

0 comments:

Đăng nhận xét