ĐIỂM NGHẼN THƠ VIỆT HIỆN NAY
Điểm nghẽn của Thơ bao giờ cũng ở nơi làm ra Thơ, nói cho văn
hoa mỹ miều là Chủ thể sáng tạo Thơ, cụ thể là các tác giả và tác phẩm Thơ đi
kèm. Cụ thể hơn là các nhà thơ Vũ Quần Phương và Phan Thị Thanh Nhàn khi làm
Giám khảo cuộc thi Thơ ở Thanh Hóa và phát biểu khi đến thăm Di tích Cống Quỳnh
Trạng Quỳnh. Ở Đại tá nhà thơ Nguyễn Hữu Quý với bài thơ "Xứ
Thanh" giải Nhất cuộc thi Thơ do Vũ Quần Phương và Phan Thị Thanh
Nhàn làm Gíam khảo. Ở nhà thơ nhà nòi là nhà thơ Hữu Việt trong Chương trình
"Vua tiếng Việt" trên VTV.
Nhà thơ Hữu Việt là con nhà văn Hữu Mai nổi tiếng.
Cụ thể hơn, khi các nhà thơ Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn
đến thăm Di tích Trạng Quỳnh vẫn còn nghi vấn Cống Quỳnh và Trạng Quỳnh. Tri
thức này đã được giải quyết gần năm mươi năm trước với "Truyện
Trạng Quỳnh Xiển Bột" của nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn
Trọng Miễn, nhà xuất bản Thanh Hóa, 1980. Chắc các nhà thơ ít đọc loại sách
này. Chương trình "Vua tiếng Việt" chứng tỏ vốn
sống, vốn từ vựng của những người làm chương trình và các Cố vấn. Nhà thơ mà
nghèo vốn sống, vốn từ cũng như người bị thiểu năng tình dục, chưa ra chợ đã
hết tiền!.
Bây giờ xin phân tích bài thơ được giải Nhất mà tác giả là nhà
thơ Đại tá Nguyễn Hữu Quý, là Trưởng ban Thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà thơ
Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn là Giám khảo, xem như đồng tác giả. Xin
trích bài thơ được giải Nhất của Nguyễn Hữu Quý:
XỨ THANH
Yêu bạn như yêu mình
Xứ Thanh duy tình lắm
nhé
ngọn rau má bò sang bàn
tay mẹ
lên ngôi trong ca dao.
Sông Mã phi xuống từ
trời cao
vó thác dập dồn lồng
ngực
câu hò ngàn năm thao
thức
bao kiếp người đi trong
dô tả dô tà.
Vua chúa một thời, dân
muôn thuở bao la
ngọn mạ cắm bùn hút
sương đêm trăng sáng
đất thang mộc hạt thóc
thầm lặng
gửi chiến trường xa,
nuôi chiến trường gần.
Trùng điệp những đoàn
quân
nối giọng quê choa vào
trận mạc
bao nhiêu nghĩa trang
mộ bia bát ngát
khắc tên Thanh Hóa vào
nắng mưa.
Dân dã tre pheo áo
trạng gió lùa
tiếng cười hi ha bay xa
như rứa
mấu đòn gánh Bắc miền
Trung gió lửa
kĩu kịt giang sơn những
thế kỷ nhọc nhằn.
Cứ nghĩ em là sông Mã
để cho anh
và như thế thêm một lần
Thanh Hóa
ở dưới bóng người xưa
hóa đá
một con thuyền rẽ gió
chở ta đi...
Bài thơ sáu khổ hai mươi bốn câu thì có đến mười bốn câu bị
"phốt". Xin dẫn một số câu tiêu biểu.
Khổ thơ đầu cả bốn câu đều bị "phốt". Hai câu:
Yêu bạn như yêu mình
Thanh Hóa duy tình lắm
nhé
là văn nói thông thường, có vần thôi.
"ngọn rau má bò sang
bàn tay mẹ" là nhân cách hóa rất ngây ngô, rất thiếu niên nhi đồng.
Rau má Xứ Thanh dù phì nhiêu tươi tốt đến đâu cũng không thể chủ động bò sang
bàn tay mẹ được. Sao không viết "ngọn
rau má mát bàn tay mẹ"... vừa hay vừa đúng!
Xưa nay chỉ có sự chế riễu mỉa mai dân Thanh Hóa "ăn rau má phá đường tàu", chưa thấy
câu ca dao Thanh Hóa nào "lên ngôi"
cây rau má. Chiến lược của bí thư Thanh Hóa là "5L" không có rau má: Lúa. Lang. Lạc. Lợn. Luồng.
Trong khổ thơ đầu này bộc lộ những hạn chế rất lớn của tư duy
Thơ Việt Nam đương đại. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ Thơ rất khác nhau. Dùng ngôn
ngữ nói cho có chất thơ là rất khó. Thơ dù thăng hoa bay bổng đến đâu cũng phải
có cơ sở, nền tảng là thực tiễn cuộc sống, không thể thăng hoa tùy tiện.
Câu "Sông Mã phi
xuống từ trời cao" là đạo lại Lý Bạch ở câu "Hoàng Hà thiên thượng lai". Câu "vó thác dập dồn lồng ngực" là nhân cách hóa ngây ngô vớ vẩn,
lại rất lạm dụng "lồng ngực"
của các chị em. "Muôn thuở"
không thể đi với "bao la"
được, râu này cằm nọ. "Nghĩa trang
mộ bia bát ngát" là bất kính với những người đã hi sinh cho Tổ quốc.
Chưa biết dùng từ "bát ngát".
Đến "ngọn mạ cắm bùn"...
thì người đọc như thấy Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hữu Quý và
Ban tổ chức cuộc thi Thơ đang lộn đầu xuống đất, đi bằng đầu mà sáng tạo thơ,
thi thơ... Con người trưởng thành thì cái đầu, bộ não, trung tâm thần kinh chỉ
huy mọi hoạt động. Nhưng "Gót chân
Asin" là Gót chân Asin, cái đầu không bao giờ là gót chân Asin!
Cấy lúa mà cắm ngọn mạ xuống bùn thì người Việt chỉ có ăn bùn
thôi, thành "ma Việt" cả thôi, thơ phú gì nữa. Cho nên có thể nói
nhiều nữa về sự không phải thơ ở bài thơ này nhưng "NGỌN MẠ CẮM BÙN"
là rất tiêu biểu, rất đầy đủ. Từ đây, từ nay, từ người nông dân trên đồng ruộng
đến các nhà khoa học ở Viện Hàn lâm khoa học Nông nghiệp, ở Viện lúa Quốc tế
bên Philipin... đều thấy được ĐIỂM NGHẼN CỦA THƠ VIỆT, thì có khó khăn gì mà
Hội Nhà Thơ Việt Nam không khắc phục được. Nên hoan hỉ chờ đợi. Tin tưởng
thay!.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về Chuyện
làng văn0
- Các bài phê bình,
cảm nhận thơ0
- Các bài viết về chăm
sóc sức khỏe0
- Các bài viết về Kiến
thức cuộc sống0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc
bài thơ EM VÀ TÔI:
Vũ Thị Hương Mai giới
thiệu
Tác giả: Chu Giang - nguồn: facebook
Ảnh minh họa sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét