ĐỌC NHÀ VĂN TẠ DUY ANH MỔ 'LÒ MỔ' CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU - Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức (Hà Nội)

Leave a Comment

 


ĐỌC NHÀ VĂN TẠ DUY ANH MỔ

“LÒ MỔ” CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU


(Tác giả Nguyễn Hoàng Đức)

Trên trang của Lão Tạ, có bài phê bình thơ của nhà văn Tạ Duy Anh, nhan đề: “TÔI QUYẾT ĐỊNH ĐỌC LÒ MỔ”. Tất nhiên nhà văn họ Tạ (nói vui cho có hương vị) thuộc đỉnh mái tre rơm, và “ngói mới” (lời của Xuân Diệu) của văn thơ mậu dịch, có nhiều uy tín với làng văn, và bạn đọc, đã viết khá nhiều tiểu thuyết đình đám, và mát tay đỡ thai cho cuốn sách “Trại súc vật” của George Orwell ra đời, đặc biệt nhà văn bước vào văn đàn với truyện ngắn đồ sộ (khá dài) “Bước qua lời nguyền” được xem như đột phá khẩu vào tư duy hợp tác xã chữ nghĩa mậu dịch…

Tất nhiên tầm nhìn của cây bút cự phách thế này thì đáng xem rồi! (Hôm nay chủ nhật, ngày của thánh, phải nghỉ phần xác, nhưng tôi vẫn ngồi viết, vì mai là ngày phải chạy băng cuốn sách khác, nên tôi không viết dài). Bài viết của Tạ Duy Anh mang vài ý chính sau:

 

1- Nhân vật của trường ca là một gánh đồng nát:

Tôi đã hỏi nhiều lần, nhân vật trường ca của Lò Mổ đâu, thì đây chúng ta gặp cái gọi là nhân vật mà họ Tạ phát hiện ra:

Nó có hệ thống nhân vật khá đông đảo. Đó là gã đồ tể, gã chủ lò mổ, cô gái, bà mẹ, những con bò, cái lò mổ, bầy ruồi, những con giòi (dù chúng không nói gì), những bông hoa hồng, đám đồ vật, bầu trời sao, cánh đồng, đêm tối...và cuối cùng là Thượng đế, như một người hoàn toàn im lặng nhưng biết hết. Mỗi nhân vật đều tìm cách kể lại câu chuyện của mình, ở vị trí mình đang đứng. Nhân cách hóa không còn đơn giản được coi như thủ pháp. Đồ vật mặc nhiên có ngôn ngữ, có linh hồn. Và những giọng kể đan chéo, chồng lấn, xoắn vặn vào nhau. Mỗi lời họ nói ra là một lời thú tội, một tuyên ngôn, một gào thét về nỗi đau, nỗi sợ hãi và cuối cùng là một triết lý. Về cái gì? Về sống và chết. Về cõi thanh sạch và chốn ô uế. Về tình yêu và sự thù hận. Về tội ác, trừng phạt và sự tha thứ. Về khát vọng đi tìm ra mình, trong cái mớ hỗn mang, vừa muốn chối bỏ, vừa cứ phải ngập ngụa trong nó. Về nỗi dằn vặt của mỗi thân phận khi không ngớt nghi ngờ sự tồn tại của mình. Về cái nhân gian- lò mổ- lò sát sinh- địa ngục trần gian này...” (hết trích)

Nhân vật của văn chương là gì? Nó có tư duy để đi đến hành động. Cao nhất là tư tưởng thì đồng nghĩa với ngôn ngữ luôn. Các nhân vật gặp nhau, nó phải xuất hiện đối thoại, mâu thuẫn, đấm đá, nghĩa là phải có kịch tính, một người đàn bà đi tiểu khác gì nước chảy ra từ vòi, làm gì có kịch tính?! Thêm nữa nhà văn họ Tạ lại phạm một lỗi rất nặng: “cuối cùng là Thượng Đế”. Trên thế giới, người ta chỉ đếm trên đầu ngón tay nhân vật là Thượng Đế, mà chủ yếu là Jesus Chúa Con, chứ khó có thể là Chúa Cha. Thượng Đế nói vài câu chỉ là cách để thờ phượng thiêng liêng, chứ đâu có thể hoà vào thế tục làm nhân vật?! Vả lại tầm làng xã của Nguyễn Quang Thiều đâu biết gì về triết học và thần học để dựng Thượng Đế làm nhân vật?!

Tóm lại, theo cách mà Tạ Duy Anh chỉ ra, thì: nhân vật của Lò Mổ chỉ là tập hợp linh tinh của gánh đồng nát?!

 

2- Thơ chỉ đáng vứt đi!

Nhà văn Tạ Duy Anh viết:

Vì thế mỗi câu thơ vừa là thông điệp vừa như một cật vấn ném vào hư không.

Thế gian có ban nhạc “Bức tường” để nó dội lại những tiếng vọng. Người Trung Hoa cho rằng, bất hạnh lớn nhất cuộc đời là Vô Lại, tức không cần gặp lại. Người ta vứt rác phải vứt vào thùng, vì có không ít người còn bu lấy thùng rác để chọn rác kiếm ăn như vỏ lon, bìa cát tông… Đằng này than ôi sự cật vấn chữ nghĩa của nhà thơ như ném vào hư không, là vô vị tuyệt đối, vứt đi chứ còn gì?!

 

3- Thiếu mỹ cảm trầm trọng:

Nếu chỉ bày ra sự nhơ nhuốc, khiến con người kinh sợ, kinh tởm, có thể đã đủ cho lời biện hộ về dụng ý của tác giả. Nhưng nếu vậy, cuộc sống cuối cùng sẽ đi đến đâu. Nó không thể biến mất, bị hủy diệt chỉ bằng sự hư nát.”

Và: “Có một sự tiếc nuối cá nhân: Tác phẩm căng thẳng từ đầu đến cuối. Nó thiếu mất phẩm chất hài hước, thiếu những màn trò chơi chữ nghĩa theo kiểu phù thủy khi mô tả các Xen rùng rợn, ô trọc... khiến những gì tác giả muốn đẩy cao tận cùng, mới chỉ thỏa mãn chính tác giả, còn bạn đọc thì chưa.”

Viết mà mới chỉ thoả mãn chính tác giả, điều này Nguyễn Quang Thiều đã bày tỏ từ bài giới thiệu đầu tiên: “tôi viết cho tôi”. Đó là một mặc cảm trống rỗng, biết mình chẳng có gì để viết, hơn chục trang toàn chữ “ruồi” là trống rỗng tuyệt đối chứ còn gì?! Và lại, chính nhà văn đã xác định:

“… khiến những gì tác giả muốn đẩy cao tận cùng, mới chỉ thỏa mãn chính tác giả, còn bạn đọc thì chưa.” Văn chương chỉ thoả mãn tác giả, không tiệm cận được độc giả thì mới chỉ màn the tự sướng, là một thất bại tuyệt đối chứ còn gì?!

 

4- Nhún nhảy, xàng xê, làm duyên chút đỉnh:

Nhà văn Tạ Duy Anh viết tái bút (P/S): - "Lò mổ" là một cuốn sách phức tạp, cần thời gian và những nghiên cứu công phu của các nhà lý luận, phê bình chuyên nghiệp. Tôi chỉ ghi lại vài cảm nhận sơ sài, của một người chưa bao giờ viết nổi một câu thơ.

Tôi nghĩ, với chiều dài “trường văn trận bút” như Lão Tạ, thì bài viết phê bình này là kỳ công rồi. Người Việt nói “có bột mới gột lên hồ”, đằng này chỉ có tí bột dính nơi đáy thúng, còn ruồi đậu chi chít, mà Lão Tạ vẫn múa bút phê bình được thế là giỏi, chàng mang rác lên máy bay, rồi ném vào hư không, để không gọi là “vứt”, tài thế! Tài đến thế là cùng! “Tiên sư anh Tào Tháo!”

------

Nguồn:https://www.facebook.com/paulnguyenhoangduc/posts/pfbid02rWtUiR6gQvNfkQBjbijJP1qDCZcBFBYd9kFdUZAP3pYeZfQsH88HvRf2g7JBP7Q7l

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Chuyện làng văn0

- Các bài viết của (về) tác giả Tạ Duy Anh0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Hoàng Đức0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Thanh Lâm0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Thánh Ngã0

- Các bài viết của (về) tác giả Nguyễn Thế Duyên0

- Bạn đọc cảm nhận về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl

- Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 1l

- Đặng Xuân Xuyến - Cảm nhận thơ văn 2l

 

Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện ngắn

CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:

*.

Hà Nội, ngày 23 tháng 3/2025

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC

Địa chỉ: Số nhà 100, đường Nguyễn Xiển

quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Email: Paulnguyenhoangduc@gmail.com

Điện thoại: 093 427 80 75

 

 

 

 

 

 

..........................................................................................................

- Cập nhật từ messenger facebook Đinh Như Quang ngày 25.03.2025.

- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của blog trang Đặng Xuân Xuyến. 

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét