(Nguồn ảnh: Internet) |
ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY:
BA MƯƠI NĂM CẦM PHẤN
BA MƯƠI NĂM CẦM PHẤN
Chuyến tàu đời tôi đã leo lên
Không có vé khứ hồi|
Chỉ có ga cuối cùng là nơi đến.
Tôi trả giá vé bằng mồ hôi
Lã chã rơi,
Như giọt rơi ngọn nến
Đốt hết mình
Quầng sáng vẫn chưa xa.
Lay ký ức một thời đã qua
Vẫn chỉ là ga xép.
Chưa ngồi ghế hạng sang
Mà đời thấm mệt!
Dùng bảy mươi phần trăm sức lực
Để bảo vệ mình
Mà vẫn cứ lắc lư!
Ba mươi năm
Hơn một phần tư thế kỷ
Tôi ở với văn chương
Nhưng sống bằng ý chí
Như một lão nông tri điền
Trên cánh đồng giáo dục
Lắm phong ba.
Xa
Một thời đã xa
Đói lòng không có quả sim
Thèm cả cọng rau già,
Sau mỗi giờ lên lớp
Vẫn tự mình be bờ, đắp đập
Để giữ tâm hồn, để giữ nhân tâm.
Tôi không là thánh nhân
Nhưng yêu hết mình,
Sống hết mình
Với văn, với đời,
Là phi thường
Qua bao biến động.
Tôi gặt niềm vui
Từ phía người nghe
Kết tinh chất cho sự sống
Đời cũng đáng yêu,
Với bao lớp người tri âm!
Cũng có khi
Nước mắt lặn vào trong
Bị phụ bạc lòng đau, máu rỏ
Không sao
Tôi vẫn tin vào luật nhân quả
Như con chiên tin có đức Chúa trời!
Thầy giáo già, con hát trẻ, người ơi ...
Tôi đã già đâu mà tin mình hoàn hảo
Ma lực văn chương
Với đời cơm áo
Với tôi, vẫn cứ song hành!
Thời gian qua chiến tranh
Là thời gian đằng đẵng
Ba mươi năm cầm phấn
Nhanh như là gió bay!
Xin đừng hát lời ca
Bạc trắng tóc thầy ...
Tôi hãy còn xanh
Tóc xanh,
Lời xanh,
Đời xanh,
Chưa rộ vàng chín ngọt.
Phía trước là tinh hoa
Phía trước là tinh chất.
Nhân đôi thời gian
Tôi vẫn là tôi.
Nhân đôi thời gian
Tôi sẽ hóa thành đời!
*
NGUYỄN QUANG CƯƠNG
LỜI BÌNH
Tôi đã đọc rất nhiều bài thơ viết về người thầy, về nhà giáo, về
những
người làm nghề đưa đò cho khách sang sông- những người kỹ sư tâm hồn…
Những người mà suốt cả cuộc đời luôn vun vén, chăm lo, luôn lao tâm khổ tứ tất
cả “vì học sinh thân yêu”. Họ đã góp nhiều công sức cho việc hình
thành nhân cách, tài năng, trí tuệ của lớp lớp bao thế hệ học trò. Trong số
những bài thơ hay viết về những người anh hùng vô danh ấy, bài thơ Ba mươi năm cầm phấn của
thầy Nguyễn Quang Cương đã để lại cho tôi ấn tượng đặc biệt. Có thể nói, bài
thơ là câu chuyện day dứt về nghề dạy học, nỗi suy tư, sự trăn trở của một
người thầy mà trên hết đó là một con người có tâm, có cái nhìn đầy nhân văn và
sâu sắc. Mỗi lần đọc lại bài thơ là mỗi lần tôi rưng rưng xúc động, nó như là
lời nhắc nhớ và đánh thức lương tri, trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của
những người gắn bó cuộc đời mình với bảng đen, phấn trắng.
(Tác giả Nguyễn Văn Hòa) |
Ba mươi năm cầm phấn, nhan đề bài thơ đã cho người đọc biết được khoảng
thời gian tuổi nghề, khoảng thời gian 30, 30 năm là cả nửa đời người, 30 năm ấy
đủ cho một đứa trẻ sinh ra, lớn lên, trưởng thành, lập gia đình và có công việc
ổn định. Chừng ấy thời gian là chừng ấy khổ ải, với bao thăng trầm, biến động
của đời, của nghề dạy học và thời cuộc.
Trong cuộc đời này, nghề nào cũng đáng trân trọng và đáng quý cả, chỉ có
điều có những con người không tâm huyết hoặc vì mục đích này, mục đích khác mà
họ đã đánh mất đi niềm tin, lòng tự trọng và làm hoen ố đi nghề của họ. Nghề
dạy học là nghề được cả xã hội kính trọng, nghề cao quý nhất trong những nghề
cao quý, nghề thanh cao nhất trong những nghề thanh cao.
Mở đầu bài thơ, bằng cách nói hình ảnh, gây ấn tượng, Nguyễn Quang Cương
như tự thuật về mình:
Chuyến tàu đời tôi đã leo lên
Không có vé khứ hồi
Chỉ có ga cuối
cùng là nơi đến.
Nguyễn Quang Cương là người thầy được trưởng thành trong những năm tháng
đất nước còn nhiều gian nan. Giữa thời điểm đất nước chồng chất khó khăn, đời
sống kinh tế bao cấp, lương thực thực phẩm và cả những nhu cầu thiết yếu của
đời sống đều bằng chế độ tem phiếu. Người cán bộ, đặc biệt là
người giáo viên thì hoàn cảnh sống của họ thật là điều đáng ái ngại. Giáo dục
lúc này chưa được Đảng và Nhà nước quan tâm đúng mức. Vai trò của người thầy,
những người đào tạo ra đội ngũ trí thức cốt cán cho đất nước chưa được chú
trọng. Nghề dạy học, ngành sư phạm trở thành hạ đẳng, “chuột chạy cùng sào mới
vào sư phạm”, câu nói ấy được mọi người truyền nhau và trở thành câu cửa miệng
để mọi người vừa nói vui nhưng cũng có khi là trêu chọc. Trước hoàn cảnh lịch
sử như vậy, nhiều người đã bỏ nghề. Nhưng với thầy Nguyễn Quang Cương thì tự
nhủ với lòng mình, vẫn bám trụ với nghề mà mình đã chọn, nghề mà ông dám thế
chấp cuộc đời mình để đánh đổi lấy nó.
Tôi trả giá vé bằng mồ hôi
Lã chã rơi,
Như giọt rơi ngọn nến
Cháy hết mình
Quầng sáng vẫn chưa xa.
.
Lay ký ức một thời đã qua
Vẫn còn là ga xép.
.
Chưa ngồi ghế hạng sang
Mà đời thấm mệt!
Dùng bảy mươi phần trăm sức lực
Để bảo vệ mình
Mà vẫn cứ lắc lư!
Dù đã qua cái thời kỳ chật vật, khổ ải nhưng những ký ức về những năm tháng đó vẫn luôn thường
trực trong ông.
Xa
Một thời đã xa
Đói lòng không có quả sim
Thèm cả cọng rau già,
Sau mỗi giờ lên lớp
Trong đắng cay, khó nhọc mới thử thách được lòng người. Ở cuộc đời này, con
người ta có thể bị cám dỗ bởi đồng tiền, bởi danh quyền, địa vị. Họ có thể vì
tư lợi cá nhân mà sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, kể cả nhân cách đạo đức, lòng tự
trọng. Ý thức rõ những điều không hay đó, thầy giáo Nguyễn Quang Cương “thoát”
ra khỏi những điều tầm thường, phàm tục này:
Vẫn tự mình be bờ, đắp đập
Để xanh tâm hồn, để giữ nhân tâm.
Điều đó thật đáng quý và đáng trân trọng biết
bao!.
Như đã nói ở trên, trong hoàn cảnh lịch sử khó khăn của những năm tháng bao
cấp, nghề dạy học, ngành sư phạm chưa được chú trọng đúng mức, lương thấp không
đủ đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình nên nhiều người đã
bỏ nghề. Trong bài thơ Thời tôi sống của
thầy Nguyễn Quang Cương, viết năm 1984 cũng mang nhiều nỗi niềm đau đáu, trắc
ẩn về nghề dạy học, người dạy học:
Thời tôi sống đây, dù có vững niềm tin
Làm thầy
giáo thấy mong manh hạnh phúc
Cố nghĩ điều xa, điều gần lại thực
Bữa cơm ăn, thiếu cả cọng rau già.
Trên một chuyến tàu, hay đi một miền xa
Muốn dễ làm quen, phải giấu tên nghề nghiệp
Nói dối tưởng qua, người đời vẫn biết,
Áo bốn mùa thay hai bộ mà thôi.
Vào cửa hàng gặp nghịch lí cuộc đời:
Giáo viên ư? Xếp hàng sau cán bộ…
Cái mặc, cái ăn đè mình nặng nợ
Giá chợ trời hắt hủi với đồng lương.
Biết bao người đã dừng lại nửa đường
Rẽ lối tắt, lênh đênh tìm hạnh phúc.
Hạnh phúc bình thường của người nghèo nghị
lực
Nhưng dễ gì phân biệt giữa thời nay.
Riêng tôi cứ tin, sau đêm sẽ là ngày
Gian khổ qua đi, cuộc đời xuân thắm lại
Chúng ta vẫn là người cấy trồng gieo vãi
Những hạt giống vàng, cho nhân loại gặt mùa
vui.
Là thầy giáo dạy văn chương, một con người tinh tế và nhạy cảm nên
lòng trắc ẩn càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Biết bao biến động của thời cuộc
nhưng bằng nghị lực, niềm tin, sự kiên định của người cầm phấn đứng trên bục
giảng, sự dấn thân và đam mê với văn chương đã vận vào người ông, nó như là
nghiệp. Nguyễn Quang Cương đã ý thức rõ được điều này:
Ba mươi năm
Hơn một phần tư thế kỷ
Tôi ở với văn chương
Nhưng sống bằng ý chí
Như một lão nông tri điền
Trên cánh đồng giáo dục
Lắm phong ba.
“Giáo dục là điều quan trọng đầu tiên và bậc nhất cho mỗi số phận con người
và toàn xã hội. Nó khởi thủy gốc rễ của mọi câu chuyện, hạnh phúc hay đau khổ,
sống còn hay mất mát. Con người cao quý hơn con vật ở chỗ có giáo dục và được
giáo dục. Sự giáo dục bắt nguồn từ gia đình, nhà trường mà người thầy giáo đóng
vai trò chủ đạo”.
Xa
Một thời đã xa
Đói lòng không có quả sim
Thèm cả cọng rau già,
Sau mỗi giờ lên lớp
Vẫn tự mình be bờ, đắp đập
Để xanh tâm hồn, để giữ nhân tâm.
Ngày nay, dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, xem giáo dục đào tạo là quốc
sách hàng đầu nhưng cuộc sống hiện tại của mỗi giáo viên chúng ta vẫn còn nhiều
khó khăn, thiếu thốn. Thế nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào đội ngũ các thầy cô
giáo vẫn âm thầm lặng lẽ, miệt mài đèn sách, tận tụy hy sinh mà không một chút
đắn đo toan tính, tất cả vì sự tiến bộ của học trò.
Tôi không là thánh nhân
Nhưng yêu hết mình,
Sống hết mình
Với văn, với đời,
Là phi thường
Qua bao biến động.
.
Tôi gặt niềm vui
Từ phía người nghe
Kết tinh chất cho sự sống
Đời cũng đáng yêu,
Với bao lớp người tri âm!
.
Cũng có khi
Nước mắt lặn vào trong
Bị phụ bạc lòng đau, máu rỏ
Có lẽ chính những người trong cuộc mới hiểu hết những mặn nhạt, đa mang, có
cả sự tin yêu lẫn trế trêu của người đứng trên bục giảng, những người làm nghề
“lái đò” đưa người ta qua sông. Mấy chục năm làm nghề chèo đò, biết bao lượt
khách đã qua sông? Có bao nhiêu người trở lại bến xưa gặp lại người đưa đò năm
ấy? Rồi có bao nhiêu người tri ân công sức của thầy? Bao nhiêu người vong ơn và
bao nhiêu người phỉ báng, xúc phạm đến thanh danh của những người thầy?
Không sao
Tôi vẫn tin vào luật nhân quả
Như con chiên tin có đức Chúa trời!
.
Thầy giáo già, con hát trẻ, người ơi …
Tôi đã già đâu mà tin mình hoàn hảo
Ma lực văn chương
Với đời cơm áo
Với tôi, vẫn cứ song hành!
Nguyễn Quang Cương sống với văn chương đến tận cùng chân thật. Cho nên thơ
ông là con người, là cuộc đời của ông. Chính cuộc đời nhiều thăng trầm, khổ ải
và nhiều biến động đã góp phần sản sinh ra một hồn thơ buồn man mác nhưng nhân
hậu, đầy khát vọng yêu thương.
Thời gian qua chiến tranh
Là thời gian đằng đẵng
Ba mươi năm cầm phấn
Nhanh như là gió bay!
.
Xin đừng hát lời ca
Bạc trắng tóc thầy …
Tôi hãy còn xanh!
Tóc xanh,
Lời xanh,
Đời xanh,
Chưa rộ vàng chín ngọt.
Tôi rất thích phong thái của một nhà giáo như ông, vừa đĩnh đạc đường hoàng
nhưng cũng vừa tài hoa tài tử. Được học ông, được tiếp xúc với ông, người học
và cả những bạn bè của ông như được truyền lửa. Ông là người bền bĩ, kiên trì
và chịu khó học hỏi, nghiên cứu. Không chỉ am tường trong chuyên môn của mình
mà ông còn thông hiểu nhiều lĩnh vực khác và ở lĩnh vực nào Nguyễn Quang Cương
cũng là người thành công.
Phía trước là tinh hoa
Phía trước là tinh chất.
Dù có thế nào đi chăng nữa Tiến sĩ Nguyễn Quang Cương vẫn một mực tin tưởng vào chính mình, vào tương lai, vào
những việc mình đã làm, vào con đường mà mình đã chọn, đã đi.
Nhân đôi thời gian
Tôi vẫn là tôi.
Nhân đôi thời gian
Tôi sẽ hóa thành đời!./.
thậm chí còn bế tắc.
*.
NGUYỄN VĂN HÒA
Địa chỉ: Trường Phổ thông cấp 2-3 Xuân Phước,
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
Email: nguyenvanhoa.phuyen@gmail.com
Điện thoại: 0984.833.247
…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của tác giả gửi qua email ngày 07.11.2016
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
Đọc nhận xét của nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Trả lờiXóa"Nguyễn Hòa là tay phê bình nghiệp dư nhưng là nhà bóp dái chuyên nghiệp. Hòa thực hiện được 2 "cú" rất ngoạn mục: bóp vú Hà Minh Đức và bóp dái Đoàn Thị Đặng Hương"
tưởng là ông nhận xét về nhà phê bình Nguyễn Văn Hòa (Phú Yên) này nhưng hôm nay vào đọc lại mấy bài có dán nhãn Nguyễn Văn Hòa (Phú Yên) mới biết Nguyễn Hòa mà nhà thơ Trần Đăng Khoa "chửi đổng" là nhà phê bình khác