(Nguồn ảnh: internet) |
MÊ TÍN VÀ THAM VỌNG ĐẾ VƯƠNG
CỦA VIÊN THẾ KHẢI
*
(Tác giả Vũ Quế Lâm) |
Xin giới thiệu với quý bạn đọc của trang Đặng
Xuân Xuyến về sự mê tín và tham vọng đế vương đã khiến Viên Thế Khải -
vị Tổng thống thứ hai của Trung Hoa dân quốc tự khai quật mộ tổ tiên với hi
vọng thay đổi vận mệnh.
Công cuộc tự “quật” mộ tổ của Viên Thế Khải
Sinh thời, Viên Thế Khải là một người vô
cùng mê tín. Trước khi hành sự, họ Viên tiến hành xem tướng, rút
quẻ…
Thậm chí, Viên Thế Khải còn tin rằng bản
thân bị lật đổ là do phần mộ tổ tiên gặp vấn đề về phong thủy. Vì
vậy, những bậc thầy phong thủy đã được mời về quê nhà của Viên gia
để “hội chẩn”.
Theo ý kiến của một thầy phong thủy thì
mộ tổ họ Viên ở vào phần đuôi của long mạch, có vị trí vô cùng đắc
địa.
Nhưng vì “long huyệt” bốn phía đều có
tường vây, cho nên “long thân bị trói, long khí bị tắc, không những
không thể phát vượng mà còn tạo ra nhiều cản trở.”
Theo đó, việc trước mắt cần làm là phải
phá bỏ bức tường xây bao quanh mộ huyệt.
Tin vào lời mách nước ấy, Viên Thế Khải
đã cho người dỡ bỏ tường vây của mộ tổ, còn tiến hành sửa chữa,
biến ngôi mộ trở nên bề thế, khang trang để “long khí càng thêm
thịnh.”
Viên Thế Khải từng "quật" mộ tổ
họ Viên với hi vọng thay đổi số mệnh của mình.
Để phá vỡ “lời nguyền” về số mệnh không
thọ quá 57 tuổi của mình và những người trong gia tộc, Viên Thế Khải đã
đem phần mộ tổ tiên rời xuống ngoại thành phía bắc của thị xã An
Dương, cách bờ sông Hoàn Thủy khoảng 5 dặm.
Đây cũng là nơi năm xưa Viên Thế Khải từng
“ẩn cư” sau khi bị giáng chức. Để trấn an họ Viên, Từ Hi khi ấy đã
ban cho nơi này cái tên rất mỹ miều – “Dưỡng thọ viên”.
Dưỡng thọ viên có hình dáng rất kỳ lạ:
bốn phía đều trũng, ở giữa nhô lên, từ xa nhìn lại chẳng khác nào
hình dáng một con ba ba lớn đang nằm.
Chính vì vậy, dân chúng nơi đây đều truyền
tai nhau rằng Viên Thế Khải thực chất là một con ba ba chuyển thế. Dân
địa phương còn hay gọi vị Tổng thống này là “lão Viên.”
Trên thực tế, đây là một cách đọc chệch đi
của từ “lão Ngoan” (“ngoan” trong “ngoan ngư” – chỉ ba ba).
Muốn dùng người trước tiên phải… xem tướng
Vì tin tưởng và thuyết phong thủy và thuật
tương mệnh, nên tướng mạo đã trở thành yếu tố hàng đầu để Viên Thế
Khải cân nhắc trong việc dùng người.
Sau cách mạng Tân Hợi, Viên Thế Khải nhậm
chức Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Khi ấy, có người từng tiến cử
bậc kỳ tài là Ngô Đình Xương cho chức Tổng trưởng Tài chính.
Tuy nhiên, nhân tài này lại bị vị Tổng
thống mới đánh trượt chỉ vì… tướng mạo.
Viên Thế Khải không ưng tướng mạo của Ngô
Đình Xương, còn cho rằng: “Kẻ này nhìn từ đằng sau vẫn thấy được
má. Tào Tháo cũng có tướng mạo như vậy.”
Chỉ vì điều này mà Ngô Đình Xương dù có
tài nhưng không được trọng dụng. Không những không được ngồi vào ghế
Tổng trưởng Tài chính, mà bậc kỳ tài này sau đó chỉ được đảm
nhiệm chức vụ xưởng trưởng một xưởng in tiền.
Nuôi mộng đế vương vì tin vào “điềm trời”
Sinh thời, Viên Thế Khải từng vô cùng yêu
quý một bộ chén trà được tạo tác từ ngọc bích do Quốc vương Cao Ly
ban thưởng. Một lần, trà đồng (người hầu phụ trách việc trà nước)
nhìn thấy bộ dạng của ngài Tổng thống trong lúc đang ngủ, vì hoa
mắt nên đánh vỡ chén ngọc.
Khi tỉnh dậy, họ Viên vô cùng giận dữ, tra
hỏi ngọn ngành. Trà đồng khi ấy mới nói:
“Vừa rồi tôi thấy trên giường không phải là
ngài Tổng thống đang ngủ, mà là một chiếc móng ngọc của kim long
(rồng vàng). Kim long toàn thân lấp lánh, thần thái như đang muốn xuất
thế thăng thiên.”
Viên Thế Khải nghe xong liền ban thưởng cho
trà đồng, còn cẩn thận căn dặn không được tiết lộ việc này ra
ngoài.
Những "điềm trời" càng khiến Viên
Thế Khải càng thêm nuôi mộng về ngôi vị đế vương (ảnh minh họa).
Năm 1914, người nhà họ Viên lên từ Hạng
Thành lên Bắc Kinh báo lại một sự việc kỳ lạ. Đó là mộ của phụ
thân Viên Thế Khải bỗng nhiên mọc lên một cây tử đằng, nét trườn uốn
lượn, khúc chiết giống như dáng rồng.
Viên Khắc Định khi đó ở Hạng Thành có làm
bài thơ khẳng đinh:
“Đằng tư trường
thậm tốc
Dĩ thô du nhi tí
Thả sắc tiên như
huyết
Hoặc thiên mệnh
du quy
Thử thủy nghiệm
gia.”
(Ý tả cây tử đằng phát triển rất nhanh, to
hơn cánh tay, màu sắc tươi mới như máu, rất có thể là điềm trời).
Viên Thế Khải nghe xong, trong bụng vui mừng
nhưng vẫn căn dặn người kia không được nói cho người ngoài. Sau đó, họ
Viên còn phái con trai trưởng là Viên Khắc Định về quê nhà kiểm chứng.
Sau khi nhận được lời khẳng định từ con
trai, Viên Thế Khải vô cùng vui mừng, tập hợp trai tráng trong họ ngày
đêm canh giữ mộ phụ thân.
Khi ấy, tại thành Bắc Kinh cũng có một
nhà thiên văn học tìm đến Viên Thế Khải.
Người này cho biết có “đế vương tinh” xuất
hiện trên bầu trời, còn chiếu xuống phía Hạng Thành (quê nhà họ
Viên). “Đế vương tinh” khi ấy đang di chuyển theo hướng bắc, một tháng
sau sẽ tới Bắc Kinh.
Chính vì những thứ được cho là “điềm
trời” này, Viên Thế Khải bắt đầu tập trung lực lượng, quyết định
xưng đế.
Cái chết của Viên Thế Khải
Ngồi trên ngai vàng 83 ngày thì Viên Thế Khải
chết ngày 6 tháng 6 năm 1916 năm Dân Quốc thứ 5 (tức ngày 6 tháng 5 âm lịch). Ở
tuổi 57, độ tuổi chín muồi của một chính trị gia, người ta nói rằng, họ Viên
chết vì những lo lắng cho sự sụp đổ của đế chế quân chủ của mình.
Viên Thế Khải mất và họa quân phiệt sau đó
Theo cựu hoàng Phổ Nghi,
thì Viên Thế Khải định gả con gái cho ông, nhưng việc chưa đi đến đâu thì Viên
Thế Khải đã chết vì "tức giận" sau khi làm Hoàng đế được 83 ngày.
Theo Nguyễn Hiến Lê, thì Viên Thế Khải vội vàng bỏ ý
xưng đế, chỉ giữ chức Đại Tổng thống thôi, nhưng phe phản đối cũng không chịu. Tháng 5 năm 1916, phái cách mạng ở Quảng Châu thành
lập Chính phủ Cộng hòa và bầu Lê Nguyên Hồng làm Đại Tổng thống. Viên
Thế Khải ưu uất chết ngày 6 tháng 6 năm 1916 (tức ngày 6
tháng Năm âm lịch) ở tuổi 57.
Lê Nguyên Hồng lấy tư cách là Phó Tổng
thống lên thay, cử Phùng Quốc Cương làm phó, Đoàn Kỳ Thụy làm Tổng lý Nội các; rồi cho khôi phục Ước
pháp lâm thời, triệu tập lại Quốc hội. Nhưng họ không đoàn kết với nhau được.
Phe quân nhân Bắc Dương (đàn em của Viên Thế Khải) là Đoàn Kỳ Thụy, Phùng Quốc
Chương, Tào Côn, Trương Tác Lâm... xưng hùng ở phương Bắc. Ở phương Nam thì
có Đường Kế Nghiêu, Lục Vĩnh Đình... khởi binh
chống lại, gây cuộc tương tranh quân phiệt giữa Nam và Bắc nhiều năm sau này
Mời thư giãn với nhạc phẩm TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI
của Phạm Tuyên, do Tốp ca Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiện:
*.
VŨ QUẾ LÂM giới thiệu
Địa chỉ: Thôn Thanh Thủy, xã Đông Xuân,
huyện Sóc Sơn, tỉnh Hà Nội.
.
..............................................................................................................
- Cập
nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 28.04.2019.
- Bài
viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui
lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng
lại.
.
0 comments:
Đăng nhận xét