NGUYÊN NGỌC -
CÔNG BỘC HAY TRI THỨC
*
Nhân đọc bài phát biểu rất dài
tương đương với sự vớ vẩn của nhà văn, "trí thức" công bộc Nguyên
Ngọc tại Hội nghị chuẩn bị Nghị quyết về trí thức do Ban Bí thư Trung ương Đảng
triệu tập, năm 2008, ông góp ý với Ban Tuyên giáo để định nghĩa về trí thức và phương
cách "đào tạo một tầng lớp trí thức
có phẩm chất" (như ông).
Trí thức trước hết là một thái
độ chính trị, ý thức cá nhân nó không thể có từ một nghị quyết và được đào tạo
bởi một đảng chính trị ; tệ hơn nữa bởi một đảng chính trị độc tài.
Trước khi đi vào những phát biểu
vớ vẩn, câu trước chửi câu sau, ý sau đá ý trước của ông xin đưa ra một nhận
định phải đập vào óc mọi người và bộ óc của chính ông: Tham dự một "buổi triệu tập của (một) Ban Tuyên
Giáo đảng thì không thể là một trí thức mà là một công chức” góp ý với Ban
Tuyên Giáo của một đảng độc tài về phương cách đào tạo trí thức thì những trí
thức đó chỉ là những nô bộc để phục vụ cho một chính quyền độc tài như ông ta
đã làm trong suốt cuộc đời mình. Những trí thức này, như ông ta là một định
nghĩa rõ ràng nhất thế nào là một người không phải là trí thức.
Trong bài phát biểu ông Nguyên
Ngọc đã trích dẫn, liệt kê một số điều kiện, tiêu chuẩn của trí thức rất đúng
nhưng đồng thời lại đưa ra một số ý kiến mâu thuẫn nền tảng khác với những điều
ông vừa liệt kê. Tôi phân vân không biết nguyên do chính là sự thiếu hiểu biết
(chắc chắn, sẽ bàn sau) hay do sự thiếu lương thiện trí tuệ của ông? Tôi
nghiêng về giả định thứ hai là điều chính.
Sự lương thiện trí tuệ, một điều
kiện cốt lõi của trí thức, của ông được thể hiện dài như bài viết hoàn toàn
thiếu vắng. Ông ta cho rằng trí thức là người phải biết đặt vấn đề với chính
mình nhưng những lí luận đầy rẫy khác thì ông ta chỉ đặt vấn đề cho người khác,
luôn ngụy biện trốn tránh trách nhiệm và tô son điểm phấn cho mình.
Ông Nguyên Ngọc khi về hưu (ông
ta không phải là một trường hợp đơn lẻ) đã từng phát biểu (rất ấn tượng theo
ngôn ngữ thời đại) "tôi đã lầm lẫn
(theo Đảng) suốt hơn 60 năm qua",
và sau đó là "chúng ta sai từ Đại
Hội Tours" có nghĩa ngay từ điểm khởi đầu, có nghĩa là sai từ bản
chất, nhưng đồng thời ông ta lại không tiết kiệm lời lẽ để tự ca ngợi sự dấn
thân phục vụ một cách tận tụy và trung thành của mình cho cái Sai ấy.
Nếu đã là cái sai từ bản chất
bắt buộc nó phải có một hậu quả tai hại cho xã hội đã được chứng minh. Nó đã và
đang được chứng minh hàng ngày.
Làm thế nào có thể ngụy biện vẫn
cho mình là đúng, là cao cả khi đã chọn lựa tận tụy phục vụ cho cái bản chất
sai đó, cho cái hậu quả tai hại đó đang nhận chìm, bóp chết xã hội? Chẳng có gì
phải đặt vấn đề cho mình cả. Bình tâm thay! An nhiên thay!
Ông Nguyên Ngọc thể hiện căn
tính trí thức nô bộc trong toàn bài viết. Với ông mối tương quan, chức năng của
trí thức cho đối tượng Đảng là chủ yếu, xã hội chỉ là xã hội của Đảng do Đảng
lãnh đạo chứ không phải xã hội độc lập với Đảng; những băn khoăn của ông là
những băn khoăn cho sự lãnh đạo xã hội trường tồn của Đảng có hiệu quả qua sự
đào tạo và lãnh đạo một lực lượng trí thức nô bộc có phẩm chất.
Một trong những yếu tố được ông
nhắc đi nhắc lại nhiều lần là sự tự do của trí thức rất lủng củng, sai có đúng
có, nhưng ông ta quên hay không biết một điều là tự do trước hết là sự ý thức
về mình của con người nói chung và tự do của trí thức là sự ý thức về Con
người, về mình của một trí thức nói riêng.
Để nêu ra hết những vớ vẩn trong
bài phát biểu của ông Nguyên Ngọc cầm một bài cũng phải dài tương tự chắc sẽ
chẳng có ai thèm đọc. Tôi đề nghị các bạn hãy đọc bài đó của ông ta nếu muốn
chất vấn tôi một số điểm nào đó. Tôi sẽ sẵn sàng thảo luận.
Để chấm hết bài quan điểm, phê
bình này tôi sẽ lấy một ý của ông ta "một
trí thức nếu không làm được gì thì ít nhất cũng phải biết im lặng (sic)”.
Bản chất của một trí thức là không được im lặng. Nhất là im lặng trước cái ông
ta cho rằng nó đã sai ngay từ khi được sinh ra và đã tận tụy phục vụ cho cái
sai ấy suốt cuộc đời mình.
Hãy cho ông ta một ngoại lệ là
chấp nhận sự im lặng: nếu ông không làm gì được cả thì nên im lặng để giữ phần
nào nhân cách tối thiểu của mình. Với cá nhân ông ta vì sự ảnh hưởng của ông
với nhiều người, đó là một cái phúc cho xã hội.
Chúc ông ta một ngày vui vẻ và
khỏe mạnh để suy ngẫm về chính mình.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết về
Kiến thức cuộc sống0
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
Mời nghe Đặng Xuân Xuyến đọc bài thơ TRÒ ĐỜI:
Trần Chí Cường giới thiệu
Tác giả: Lê Mạnh Tường Nguồn: thongluan
Ảnh minh họa
sưu tầm từ nguồn: internet
Bài viết là quan điểm riêng của các tác giả.
0 comments:
Đăng nhận xét