VÀI ĐIỀU VỀ PHẠM LƯU VŨ
Cô Oanh Trinh lại nhắn
tin cho tôi: “Nguyễn Quang Thiều đã xóa bài viết về vụ triển lãm tượng đồng”.
Đông La: “biết sợ rồi”. Oanh Trinh: “Sợ nhân dân chửi cho thì lộ bản
chất”.
Về triển lãm tranh gò
đồng "Chân dung văn nghệ sĩ" của ông nhà thơ - nhà điêu khắc Phạm
Xuân Trường diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật, xem hình chụp một số bức trên trang
facebook của bạn Phan Việt Hùng so với tác phẩm của hai tác giả khác là Hòa
Nguyễn và Ngô Minh Huân, tôi thấy tác phẩm của Phạm Xuân Trường rất xấu, chân
dung mà không giống, nhiều bình luận "không ghi tên thì không nhận ra
ai". Le Duc Duong viết: “Phan Việt Hùng, xưa tôi thường nói mấy ông
họa sỹ kém cỏi rất láu là vẽ xong liền viết "Ký tặng..." để thiên hạ
biết vẽ ai!”; Người Sưu Tập viết: “… bảo tàng mỹ thuật quốc gia không
phải nơi cổ vũ cho việc "lập lòe" giữa sáng tạo nghệ thuật và tạo tác
thủ công”; v.v... Riêng bức chân dung của Hoàng Cầm tôi thấy đúng là như ma
quỷ.
Đặc biệt, Phạm Xuân
Trường đã “xếp chung một chiếu” như vậy giống như đã mời các danh nhân cao quý
dự tiệc cùng đám du côn, lưu manh; hoặc nếu cho họ là những bình hoa thắm sắc,
ngát hương thì đã bị đem trưng cùng với những đống rác rưởi, xú uế.
Có điều, để phân biệt
được cái sai người ta phải giỏi, để phân biệt được cái xấu người ta phải tốt,
còn để trắng đen lẫn lộn, thiện ác bất minh thì chứng tỏ chủ trò chỉ thuộc hạng
thiểu năng trí tuệ. Thật thú vị là các cơ quan chức năng Hà Nội lại nhận ra nên
đã không cho treo 31 bức. Các đài báo chuyên nghề chống phá Việt Nam đã nhanh nhảu bu vào chửi Việt Nam, buồn cười
là những người mang danh văn nghệ sĩ của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam cũng to mồm không kém, nhưng họ chỉ chứng tỏ mình bất tài, thất đức mà
thôi. Trong số 31 chân dung đó, tôi đã viết khá nhiều về những nguyên mẫu, mà
nhiều nhất là Nguyên Ngọc và Phạm Xuân Nguyên. Hôm nay, tôi sẽ đăng lại bài
viết về một kẻ rất lưu manh cũng có trong danh sách chân dung bị gỡ để chứng tỏ
thêm các cơ quan chức năng Hà Nội đã hành động rất đúng đắn, rất kịp thời, rất
có trách nhiệm, điều mà ông Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều
“không hiểu”, cho rằng các cơ quan chức năng Hà Nội đã làm “nhân dân buồn, thất
vọng”.
*
Theo “nguyên lý” trong
quan hệ của loài người “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” mà cha ông đã chỉ dạy
cho chúng ta thì Nguyễn Quang Thiều đã rất đúng khi kết bè kéo cánh với Phạm
Lưu Vũ.
Tôi đã viết về thằng
Phạm Lưu Vũ này, nay đưa ra thêm một bằng chứng nó đã xuyên tạc, bịa đặt để xúc
phạm sứ mệnh văn chương và nhân cách Nhà Văn Đông La tôi, đồng thời nó cũng xúc
phạm danh dự và hoạt động của cả một cơ quan báo chí là Báo Văn nghệ Thành phố
Hồ Chí Minh.
Trên Tuần báo Văn Nghệ,
thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, số 459 ra ngày 26-7-2017, có
bài: “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc
mình” của tác giả ký tên An Chiến. Bài viết nói rằng Giáo sư Ngô Bảo
Châu hành xử như “một kẻ vô lại, không có học thức…”
Trên facebook, Phạm Lưu
Vũ, 28 tháng 7 viết:
“Mặc dù đọc cái tiêu
đề đã thấy tởm lợm. Nhưng ta cũng cố gắng đeo khẩu trang để lướt qua cái bãi
bẩn thỉu có tên “Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh” kia, để xem cái thằng hèn núp
dưới cái danh An Chiến ấy là ai?
Hội nhà văn thành phố Hồ
Chí Minh từ lâu vốn đã có 1 thằng như thế. Mới đây, sau nhiều lần năn nỉ, kể
công như con chó, nó rốt cuộc đã được các ông Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang Thiều,
Trần Đăng Khoa… kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam … Nó là thằng Đông La. Còn ai
vào đây nữa?”; “Trong bãi phân mà nó ngậm để ngửa mặt phun lên Giáo sư Ngô Bảo
Châu, nó còn dẫn cả đạo Phật để “phản biện” câu nói của Giáo sư về việc siêu
thoát của ông Hồ… Điều Giáo sư nói về trường hợp của HCT là rất đúng. Chứng tỏ
Ngô Bảo Châu có 1 kiến thức vững vàng về Phật giáo, cho nên mới có thể ung dung
tự tại mà nói lên điều đó… Sự điên cuồng của kẻ ngu hèn và cả cái tòa báo lá
cải khốn nạn ấy không hề làm giảm uy tín của Giáo sư. Trái lại, nó càng làm rực
sáng những phẩm chất của một trí thức lớn, một nhà khoa học tầm cỡ thế giới” (Hết trích).
*
Trước nay, chỉ vài lần
viết tôi đã lấy tên là Nguyễn Huy Sơn, tức tên người anh trai liệt sĩ của mình,
còn lại tôi luôn dùng bút danh Đông La, là tên làng tôi mà tôi đã chọn khi Nhà
thơ Anh Thơ đã khuyên tôi trong ngày đầu định mệnh đã đưa tôi đến gặp bà, người
đã mở cánh cửa văn chương: “Cháu phải chọn một cái bút danh”. Tôi đã
không chỉ một lần và có lẽ là người đầu tiên viết phê phán Ngô Bảo Châu với bút
danh Đông La. Với trình độ và bản lĩnh của tôi thì tôi có sợ gì cái thằng “Trâu
giỏi toán” và sợ gì ai mà phải núp danh? Vì vậy, tôi không phải là An Chiến
mà Phạm Lưu Vũ đã trắng trợn xuyên tạc. Nếu pháp luật nghiêm, tôi và Báo Văn
nghệ thành phố Hồ Chí Minh kiện thì Phạm Lưu Vũ rũ tù rồi. Phạm Lưu Vũ cũng quá
ngu xuẩn khi bênh vực Ngô Bảo Châu để chống chế độ bằng được. Khi Ngô Bảo Châu
đã rất láo viết trên facebook về Bác Hồ: “Có quý mến ai thì mong họ thoát
khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”, tôi
cũng đã viết phê phán bằng bút danh Đông La đàng hoàng. Do bị phản ứng dữ đội
từ dư luận, thấy sai Châu đã phải xoá bài viết. Thực chất Châu không viết về
Đạo Phật mà mượn Đạo Phật để chống lại cả sự nghiệp cách mạng của dân ta và Bác
Hồ. Vì là kẻ phản động nên Phạm Lưu Vũ đã hả hê về điều đó, nên đã giả ngu để
cho “Trâu giỏi toán” chỉ bàn về sự siêu thoát của Bác Hồ theo Đạo Phật,
và “có 1 kiến thức vững vàng về Phật giáo”!
Phạm Lưu Vũ còn cực kỳ
lưu manh, láo lếu khi bịa đặt cái ý: “Mới đây, sau nhiều lần năn nỉ, kể công
như con chó, nó (Đông La) rốt cuộc đã được các ông Hữu Thỉnh, Nguyễn Quang
Thiều, Trần Đăng Khoa… kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam”. Thằng lưu manh
này đâu biết rằng tôi cũng như bao người sáng tác thực sự rất thích cái danh “Nhà
Văn Việt Nam”, nhưng biết cái Hội Nhà Văn Việt Nam đã có rất nhiều nhố
nhăng, biết cái cơ cấu tổ chức của nó có rất nhiều kẻ bất tài, lưu manh, có tin
đồn phải đút tiền mới được vào Hội, nên tôi đã không có ý định làm đơn xin vào.
Rồi đúng là số tôi Trời định là nhà văn thì thực tế phải là như thế, thú vị là
đến một thời điểm, kết nạp tôi vào Hội như là một nhiệm vụ chính trị của Ban
Lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam. Nhà Văn Đào Thắng trong Ban Chấp hành đã từ Hà Nội
bay vào Sài Gòn tìm gặp tôi, khuyên tôi làm đơn, rồi chuyển cho tôi một bộ hồ
sơ. Tôi đã nghe theo anh Đào Thắng, làm đơn, nhưng rồi bọn bất tài lưu manh
trong các khâu xét duyệt đã loại tôi, nên tôi mới bực mình viết đơn kiện, và
phải năm sau tôi mới được kếp nạp vào Hội.
Như vậy, thằng lưu manh
Phạm Lưu Vũ đã đểu cáng bịa đặt đến mức nào?
*
Gần ba chục năm trước,
khi rất thân nhau, tôi đã bình bài “Bầy chó của tôi” của Nguyễn
Quang Thiều. Với đoạn thơ:
Bầy cho gầy, bẩn thỉu,
ốm đau
Ngày lùng sục kiếm ăn
Liếm cả vào lưỡi dao sắc
ngọt
Lưỡi bị cứa máu trào ra
ở đó
Con đến sau lại liếm máu
bầy mình
(Tập Sự mất ngủ của lửa)
Tôi đã bình rằng, ở đây
ta không thể nói Nguyễn Quang Thiều “vịnh” bầy chó được, mà Thiều đã dựng lên
những cảnh tượng, đó chính là những biểu tượng của thơ ca, là cái cớ cho tác
giả muốn biểu đạt những ý tưởng về sự đấu tranh sinh tồn của cả thế giới sự
sống.
Tôi viết vậy là do có sự
thiên vị, cũng vì hồi 1989 đất nước ta đúng là khốn khổ quá. Nhưng đến hôm nay,
khách quan mà đọc kỹ hơn thì tôi thấy Thiều không phải viết về “sự đấu tranh
sinh tồn của cả thế giới sự sống” như tôi mong có ở thơ Thiều, mà chính là
Thiều viết thế để bêu xấu xã hội Việt Nam, đã ám chỉ cuộc mưu sinh của dân Việt
man rợ như đàn chó tranh ăn. So với thực tế, dân ta hồi đó khổ thật nhưng không
có cảnh kiếm ăn tàn khốc như vậy, về mặt lương tri thì Thiều đã viết sai sự
thật, còn so với thực tế mức sống chung của người dân Việt Nam hôm nay thì
Thiều đã chứng tỏ tầm nhìn thiển cận, hạn hẹp, không vượt qua được tầm nhìn
trong cái ngõ hẹp nhà mình.
Sau đó rất nhiều năm,
Nguyễn Quang Thiều và Phạm Lưu Vũ mới nhận ra nhau, đúng là “ngưu tầm ngưu,
mã tầm mã”. Phạm Lưu Vũ cũng bắt chước tôi bình bài “Bầy chó”
của Nguyễn Quang Thiều. Phạm Lưu Vũ đã tâm sự rằng bây giờ mới đủ “duyên” gặp
Thiều. Viết vậy là xạo, Thiều và Vũ hai thằng bằng tuổi nhau, Vũ chắc chắn biết
về Thiều nhưng vì quá đố kỵ, quá cay cú khi Thiều quá thành công còn mình thì
bị công an đưa vào sổ đen. Phạm Lưu Vũ bây giờ mới nhận ra, không ngờ quan điểm
của Thiều lại giống mình đến thế, nên cho rằng “giờ Thiều mới… chín”. Vì
vậy, Vũ đã hả hê tuỳ tiện tâng bốc thơ Thiều thế này: “Bài thơ tả bầy chó
của Thiều hay đến kinh người. Mỗi lần sủa là một lần lóe chớp, không lần nào
giống với lần nào. Sủa lần đầu là kiếp súc sinh, sủa lần sau là kiếp con người,
sủa lần tiếp theo là hiền nhân quân tử, sủa tiếp nữa là triết gia, thi sĩ… cứ thế
sủa cho tới bậc… thánh nhân”. Viết vậy, Phạm Lưu Vũ đúng là mất dạy hết
nấc, ngu xuẩn hết nấc, trái Đạo hết nấc, bởi theo Đạo Phật, chúng sinh phải
tích nghiệp thiện tỷ tỷ kiếp mới có thể đạt được quả vị thánh, chứ không phải
chỉ sủa như chó tranh ăn điên cuồng là sẽ thành thánh!
Đáp lại sự tâng bốc của
Phạm Lưu Vũ, theo Nhà Văn Trúc Phương cho biết, Nguyễn Quang Thiều đã cướp
quyền duyệt bài của Tổng Biên tập Báo Văn nghệ, đã cho in sớm truyện “Ba
viên xá lợi” cực kỳ phản động của Phạm Lưu Vũ.
*
Truyện “Ba viên xá
lợi” Vũ viết về Lương, một người “lính Bắc kỳ” chiến đấu ở vùng đồng
bằng “Nam kỳ”. Đến những ngày cuối cùng của chiến tranh, Lương bị rắn choàm
quạp rất độc cắn, nhưng không chết bởi được một sĩ quan Ngụỵ đã tận tình cứu
chữa, và chỉ đường cho trở về đơn vị. Còn người sĩ quan Ngụỵ khi thấy “Sài
Gòn đã thất thủ”, đã ăn mặc chỉnh tề, mang súng ngắn ra bờ suối, tự sát!”
Phạm Lưu Vũ từng viết
truyện “Chị Cả Bống” để chửi chế độ tàn ác, đã trắng trợn viết “công
an”, “uỷ ban” và “luật pháp” đã bao che cho các bác sĩ ở bệnh
viện ngang nhiên mổ bụng xác chết của con chị Cả Bống để lấy mật bán chác ăn
chia. Với truyện “Ba viên xá lợi” lần này thì Phạm Lưu Vũ viết
cao tay, kín đáo hơn. Phạm Lưu Vũ đã cho người sĩ quan Ngụỵ như thuộc đội quân
nhà Phật, đã từ bi, vị tha cứu chữa cho kẻ thù. Nhưng cái tứ của truyện ngắn,
Phạm Lưu Vũ đã thể hiện qua hành động tự sát của người sĩ quan Ngụy. Một người
từ bi, vị tha lại tự sát trước một sự chiến thắng thì chiến thắng đó chỉ có thể
là chiến thắng của một đội quân phi nghĩa. Phạm Lưu Vũ do mù lương tri nên đã
lộn ngược chính danh, chính nghĩa như vậy. Nhân danh viết theo ánh sáng của
Phật Pháp lại vô minh, xuyên tạc lịch sử, Phạm Lưu Vũ đã làm ô uế Đạo Phật khi
núp bóng Phật để chống phá chế độ, khơi dậy hận thù, chống phá cuộc sống yên
bình của nhân dân.
Đã có nhiều ý kiến của
những ông chủ Mỹ đã nặn ra chế độ Việt Nam Cộng Hòa và “đội quân Nhà Phật”
của Phạm Lưu Vũ là tay sai, đánh thuê như thế nào, không nhắc lại nữa sợ mất
thời gian.
Chỉ dẫn ra chuyện cựu
Tổng thống Bill Clinton, người từng phản đối chiến tranh ở Việt Nam, khi phát
biểu trước sinh viên Hà Nội, nói: "Bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và
Việt Nam là một trong những khoảnh khắc đáng tự hào nhất trong suốt nhiệm kỳ
tổng thống của tôi". Như vậy, quan hệ với một nước Việt Nam thống nhất
là một niềm tự hào của cựu Tổng thống Clinton thì chắc chắn nước Việt Nam đó
không thể như bịa đặt một cách lưu manh trong truyện của Phạm Lưu Vũ, đã khiến
một người có tâm Phật không thể chung sống, phải tự sát!
*
Báo Văn nghệ thành phố Hồ
Chí Minh là một tờ báo đi đầu và quyết liệt nhất chống bọn trí thức, nhà văn
thoái hoá, lật sử, phản văn chương, cơ hội, đón gió, trở cờ, phản bội và phản
động, tờ báo mà có thời kỳ gần nửa năm liên tục số nào cũng đăng bài của tôi.
Một lần, trong một bữa tiệc liên hoan cuối năm, tôi rất bất ngờ khi bà Thân Thị
Thư, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, đã cầm ly rượu đến
cụng ly, làm quen với tôi. Bà nói: “Em cảm ơn anh vì các bài viết của anh
trên Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh mà em được cấp trên khen đấy!” Chưa
hết, một phần các bài tôi viết trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã được
tôi chọn in trong cuốn “Bóng tối của ánh sáng”, cuốn đã được một
cơ quan của Trung ương “giành in”, mà “nhân viên” phải mang sách tôi đi in
chính là Ban Lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam. In xong, tôi cũng lại phải “đấu
tranh” một chút, cuốn sách của tôi đã được giải thưởng của Liên hiệp các Hội
Văn học, Nghệ thuật Việt Nam, một cơ quan cấp trên của Hội Nhà văn Việt Nam!
Như vậy chỉ có ngu xuẩn,
lưu manh và cực kỳ phản động như Phạm Lưu Vũ mới viết về tôi và báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh như trên.
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Đông La0
- Các bài viết của
(về) tác giả Dương Thu Hương0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Quang Thiều0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Bình Phương0
- Các bài viết của
(về) tác giả Nguyễn Huy Thiệp0
- Các bài viết về
Chuyện làng văn0
- Bạn đọc cảm nhận
về thơ của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
bài thơ “Quê Nghèo” của Đặng Xuân Xuyếnl
- Bạn đọc cảm nhận
về một số tác phẩm của Đặng Xuân Xuyếnl
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 1l
- Đặng Xuân Xuyến
- Cảm nhận thơ văn 2l
*.
ĐÔNG LA (tên thật: Nguyễn Văn Hùng)
Địa chỉ: quận Bình
Thạnh, thành phố Sài Gòn
Email: donglasg@gmail.com
.............................................................................................................
- Cập nhật từ email: datinh_1974@yahoo.com.vn, ngày 07.12.2023.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến.
- Ảnh minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét