VỀ NHÂN VẬT QUAN CÔNG TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA” - Tác giả: Thái Quốc Mưu (Hoa Kỳ)

Leave a Comment
(Hình ảnh Quan công trong Tam Quốc Diễn Nghĩa)
VỀ NHÂN VẬT QUAN CÔNG  
TRONG “TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
*
Đa số, người Việt chúng ta chỉ biết và thần tượng hóa nhân vật nầy qua ngòi bút phù phép của La Quán Trung. Nên, có nhiều chuyện hoàn toàn bịa đặt mà người đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa tin, và tưởng đó là sự thật.
Thực tế, chẳng mấy ai biết sự thật về Quan công.
Quan công sanh tại Giải Lương, quận Hà Đông. Có thuyết nói ông sinh tại Bồ Châu, lại có thuyết nói ông quê ở Vận Thành, tỉnh Sơn Tây, miền bắc của Trung Quốc. Trong chính sử không xác định cũng không loại trừ các giả thiết đó.
Quan công là con của Quan Nghị (關毅), tự Đạo Viễn (道遠), Quan Nghị là con của Quan Thẩm (關審), tự Vấn Chi (問之). Quan Thẩm là con của Quan Long Phùng. Nói cho dễ hiểu: Quan Long Phùng, sinh Quan Thẩm; Quan Thẩm sinh Quan Nghi; Quan Nghị sanh Quan công. Còn nói theo chữ nghĩa “từ Bắc vô Nam”: “Gút lại cho gọn nhẹ”: Quan công gọi Quan Nghị bằng Bố, gọi Quan Thẩm bằng ông Nội, gọi Quan Long Phùng bằng ông Cố Nội.
(Tác giả Thái Quốc Mưu)
Trong TAM QUỐC CHÍ của Nhà Sử Học Trần Thọ lâu nay được các nhà sử học ở nước Trung Hoa công nhận là chính sử, không có đề cập đến cha cùng ông nội của Quan Công nên người viết chẳng biết họ học hành tới đâu, có đỗ đạt gì không, hoặc có đứng trong hàng ngũ quan lại hay không? (Xin lưu ý Tam Quốc Chí của Trần Thọ là bộ chánh sử, không phải tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa, của La Quán Trung, nhưng do không phân định được, một số người vẫn gọi Tam Quốc Diễn Nghĩa với tên TAM QUỐC CHÍ)
Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, năm sinh của Quan Công là 162 sau Tây lịch, nhưng không được các tài liệu chính thống xác nhận. Ông mất tháng 12 năm Kiến An thứ 24.
Theo chính sử, tên thật của Quan công (ông họ Quan - 關公) là Quan Vũ (關羽), hiệu là Vân Trường (雲長), tự Trường Sinh (長生), sinh khoảng năm 162 (?) chết khoảng  23/1/220 đến 21/2/220 sau Tây lịch.
Cả cuộc đời, Quan công chưa hề được phong tước Công. Một tước đứng đầu trong năm tước Công - Hầu - Bá - Tử - Nam.
Người đời gọi Quan Vũ là Quan công, vì chữ công () trong tước Công và chữ công () có nghĩa là “ÔNG” cùng là một chữ. Hai chữ Quan công có nghĩa là “Ông Quan” tức là “Ông (họ) Quan”, như một số người gọi kẻ viết bài nầy là “Ông Thái” (= Ông (họ) Thái). Vì thế, chữ công sau chữ Quan không thể viết hoa.
Do sự nhập nhằng của chữ công (), và, dù bộ tiểu thuyết được viết vào cuối triều Nguyên và đầu triều Minh, bởi người viết vốn dòng quý tộc, có nặng tình với trào Hậu Hán rồi Thục Hán là La Quán Trung (羅貫中), tự Bản, hiệu là “Hồ Hải Tản Nhân”. Sinh và sống trong khoảng thời gian từ năm 1300 đến năm 1400. Nhưng có giả thuyết ông sinh năm 1328 và mất năm 1398.
Ngoài ra, khi Tam Quốc Diễn Nghĩa ra đời, giới độc giả bình dân cùng thời La Quán Trung kiến thức kém, lại nghe theo lời của những kẻ cố ý lộng giả thành chân, từ chỗ Quan công “Ông (họ) Quan”, biến thành ông “Quan Công = ông họ Quan mang tước Công. Gọi tắt là Quan Công”. Đây là một trong những hình thức “SAI dùng lâu thành ĐÚNG”.
Quan công vốn hàn vi, thuở nhỏ phải bán đậu phụ mưu sinh (tào hủ nước đường, nghĩa là ngày ngày gánh hai thùng gỗ, một đầu có bếp than để hâm nóng tàu hủ, đầu kia để chén bát và nước rửa) Đồng thời còn đẩy xe thuê cho những người cần chở hang hóa.Thuở nhỏ hắn ta không được học hành chi cả. Được La Quán Trung, tác già bộ tiều thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa “nâng” Quan công lên hàng “văn võ song toàn”, nhưng không chứng minh được ai là thầy dạy võ và ai là người dạy chữ nghĩa cho ông ta. Do đó, nhiều học giả ngày nay thừa nhận La Quán Trung, thần tượng hóa nhân vật Quan Vân Trường, để đưa tới ý đồ với chủ đích: “đây là một nhân vật văn võ song toàn”.
Về tính tình Quan công được La Quán Trung “ca” là người trung liệt, tiết tháo, vũ dũng, hào hiệp, ghét kẻ ác, thường bênh vực người yếu. Nhưng,…
Theo nhận xét riêng của người viết bài nầy, Quan công chỉ là một tên võ biền, hữu dõng vô mưu, tính khí kiêu căng, ngạo mạn, kém văn hóa, thủ đoạn vặt, anh hùng rơm, thất tín, hẹp hòi, ích kỷ, bất tuân quân lệnh và hay lộng ngôn,… Chúng tôi sẽ chứng minh sau.
Nhờ thiên phú Quan công có được thể lực sung mãn, cường tráng, có sức mạnh (song, chưa phải là vô địch), bản chất ngang tàn hay giúp kẻ yếu hèn, chống phường hung bạo. Vì vậy, mới gây án giết người, phải lẩn trốn, tha phương cầu thực.
Trên đường trốn tránh lệnh tầm nã về tội sát nhân, Quan công lưu lạc nhiều nơi, cuối cùng gặp Trương Phi và Lưu Bị ở Quận Trác. Ba người hợp ý, uống máu ăn thề kết nghĩa anh em, ở trong một khu vườn đào (Đào viên). Từ đó dựng thành câu chuyện “Đào Viên Kết Nghĩa”. Thực tế việc Kết Nghĩa Vườn Đào không hề có thực. La Quán Trung hư cấu chuyện nầy để mị độc giả mà thôi.
Thời Lưu Bị, Quan công, được xem là một trong năm vị tướng tài của Thục Hán, được cho là đứng đầu trong ngũ hổ tướng: Quan công, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu. Thực tế tài cán của năm người đều ngang ngửa nhau. Mỗi người có một điều hay, giỏi riêng. Tuy nhiên, xét cặn kẽ, Quan công còn thua xa Triệu Vân (Triệu Tử Long) về võ công, nhân cách, đức độ, tài thao lược, kiến thức… Triệu Vân mới là nhân vật trí dũng song toàn.
Quan công qua mô tả của cây viết La Quán Trung trong Tam Quốc Diễn Nghĩa thì mình cao 9 thước (= 2.00m) râu năm chòm dài thuột, mặt đỏ như gấc, mắt phượng, mày tằm,… tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao, nặng 82 cân (= 49kgs), cỡi ngựa xích thố.
Do ái mộ nhân vật Quan công cách mù quáng, tác giả La Quán Trung đặt vào tay Quan Công cây đại đao nặng 49kgs, để nảy sinh hình ảnh giả tưởng buồn cười. Khi ra trận vì đao quá nặng nên Quan công phải khệ nệ ôm cây đao lảo đảo bước từng bước, từng bước chậm chạp… thì làm thế nào vung cây đao 49kgs khi chống giặc?
Điểm sai thứ hai là, từ thời Tam Quốc (三國) 190-280, trở về trước, chỉ có 5 loại bảo đao: Thiết đao, Cương Đao, Nhu Cương Đao, Thanh Cương Đao, Bảo Đao.
Quan công cũng chưa từng sử dụng một trong năm loại bảo đao nầy. Nói chi đến Thanh Long Yển Nguyệt Đao, chưa hề xuất hiện vào thời Tam Quốc.
Sau thời Tam Quốc bảy, tám trăm năm, đến đời Tống (960-1279) loại đao Thanh Long Yển Nguyệt mới xuất hiện lần đầu.
Nhà Tống (宋朝) được xem là một trong các quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành tiền giấy, là nhà nước Trung Quốc đầu tiên đã thành lập nên lực lượng hải quân thường trực lâu dài. Triều đại này đã chứng kiến việc lần đầu tiên sử dụng thuốc súng, cũng như nhận thức về cách sử dụng la bàn. Và, từ đó phương thức sản xuất vũ khí tân tiến hơn, nhờ vậy mới có khả năng chế tạo Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Trong sách "Vũ Kinh Tổng Yếu" thời Tống có tranh vẽ mô tả loại đao này.
Các sử gia hiện nay cho rằng triều Tống hưng thịnh bằng hoặc hơn triều đại Nhà Đường.
Ngoài ra, trong các thư tịch lịch sử Trung Quốc, thời Tam Quốc không có nhân vật nào sử dụng vũ khí có tên gọi “Thanh Long Yển Nguyệt Đao”.
Để chứng minh Quan Vũ chưa từng dùng Thanh Long Yển Nguyệt Đao. Và, có thể ông ta chỉ dùng một trong các loại xà mâu, một loại vũ khí cùng loại với thương, cán dài, nhưng lưỡi xoắn.
Trong một đoạn văn trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, tác giả La Quán Trung mô tả, trích: “… Quan Vũ "thúc ngựa ĐÂM (Nhan) Lương giữa vạn quân" (ngưng trích).
Qua đoạn văn trên cho thấy Quan công chỉ có thể dùng mâu hoặc thương (từ xa) thúc ngựa (tới, mới) ĐÂM (được) Nhan Lương. Trong khi, Thanh Long Yển Nguyệt Đao, chỉ có thể chém, chặt chứ KHÔNG THỂ ĐÂM.

NHỮNG CÁI YẾU CỦA QUAN CÔNG:
* Mưu lược kém cõi:
- Sách Thục ký chép rằng: Một lần Lưu Bị cùng đi săn với Tào Tháo, Quan Vũ lén khuyên Lưu Bị nên nhân lúc mọi người hỗn loạn mà giết Tào Tháo, nhưng Lưu Bị không nghe vì tình thế không cho phép manh động. Điều nầy cho thấy cái nhìn chiến lược của Quan công còn thua xa Lưu Bị.
- Tháng 9 năm 198, Tào Tháo và Lưu Bị hợp sức mang quân đến đánh Từ châu để trừ Lã Bố. Quan Vũ theo dự trận này. Quân Tào vây thành đến tháng 10 năm đó, Lã Bố khốn cùng phải chạy lên lầu Bạch Môn. Trong khi đó, Quan công đã để lộ…
* Bản chất thấp hèn, chấp nhận làm điều hạ tiện:
- Sách Thục ký chép rằng: “Trong bước đường cùng, Lã Bố đã mang vợ mình đến chỗ (dâng cho) Quan Vũ để lấy lòng ông, hy vọng ông nói giúp với Tào Tháo. Quan Vũ hỏi Tào Tháo rằng (ông ta, tức Quan công) có nhận người đàn bà này được không, Tào Tháo nói rằng được! Nhưng sau đó Quan Vũ hỏi thêm mấy lần nữa khiến Tào Tháo cảm thấy hứng thú BÈN SAI ông (Quan công) mang vợ Lã Bố tới. Khi Quan Vũ mang vợ Lã Bố đến cho Tào Tháo, Tào ưng ý và giữ lại chỗ mình.” (có nghĩa là không cho Quan công đem về làm vợ hay làm hầu thiếp)
Đoạn văn trên đây cho thấy (như trong câu chuyện) hành vi của Quan công kém cỏi dưới mức bình thường, nếu Quan công là kẻ chính nhân quân tử, chắc chắn ông ta sẽ:
- Không nhận vợ người (vợ Lã Bố) làm của hối lộ cho mình (Quan công).
- Không hạ mình làm chuyện “dắt gái” dâng cho người khác (Tào Tháo).
- Việc Quan công hỏi Tào Tháo năm lần, bảy lần chẳng khác nào khuyến khích Tào Tháo hãy dung nạp vợ của người khác đã dâng cho mình (Quan công), để rồi đem vợ của người ta (vợ Lữ Bố) đi dâng cho chủ mới (Tào Tháo) với ý đồ mưu cầu lợi lộc cá nhân! Hèn!
Thử hỏi, hành vi của Quan công có xứng đáng là hành động của người có đầy đủ tiết, liệt, trung, hiếu không? Chắc chắn lá không!
* Phản chúa, phản bạn, vong thề:
- Đầu năm 200, Tào Tháo chia quân đi chuẩn bị đánh Từ châu. Lưu Bị biết mình thế yếu bèn sai người đi cầu cứu Viên Thiệu nhưng Thiệu chần chừ không ra quân. Tào Tháo gấp rút tiến đánh Từ châu. Vài ngàn quân của Lưu Bị không chống nổi, bị thua tan tác. Lưu Bị bỏ chạy sang Hà Bắc theo Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam, gia quyến Lưu Bị đều bị bắt; Quan Vũ không có đường chạy, buộc phải đầu hàng Tào Tháo, theo về Hứa Xương.
Làm tướng như Quan công, thua trận, bỏ chủ (là Lưu Bị) mà người chủ đó đã từng uống máu ăn thề sinh tử có nhau, nhưng đến khi cùng đường, lại hàng giặc, vong thề, bội ước, tham sống, sợ chết chẳng khác gì kẻ thất phu hạ tiện… Trong bước khốn cùng Quan công đã thể hiện bản chất thấp hèn của kẻ tham sanh quý tử, bất chấp khí tiết anh hùng, sự trung thành của kẻ bề tôi. Ngoài ra đã bội ước vong thề với bằng hữu…
* Háo thắng, bỏ đại nghĩa, ham hố, tranh giành địa vị:
- Khi Mã Siêu (về sau là một trong ngũ hổ tướng của Lưu Bị) mới quy hàng Thục Hán, Quan công đang trấn nhậm Kinh Châu, hay tin, liền vội viết thư cho Chư Cát Lượng (Khổng Minh), sai người ngày đêm cấp tốc về trao cho Khổng Minh, đòi về tranh tài cao thấp với Mã Siêu để phân thắng bại. Vốn là kẻ đa mưu túc trí, Khổng Minh biết ngày ý đồ của Quan công, bèn viết thư phúc đáp trong đó phải vỗ về Quan công và ca ngợi: “Mã Siêu tuy có giỏi, nhưng làm sao qua được ông là kẻ “tài nghệ tuyệt luân”. Quan công hả dạ, mặt mày hớn hở, liền vừa vuốt râu vừa cười thỏa mãn, thốt lên: “Khổng Minh thật hiểu ý ta!”
 “Khổng Minh thật hiểu ý ta”, đó là lời Quan công khen người (khen Khổng Minh), nhưng Quan công nào biết, lời “khen” ấy có khác nào ông ta tự mắng vào mặt y! (mặt Quan công).
* Và là kẻ lộng ngôn:
Năm 215, khi Quan công đang phòng thủ để ngăn trở Tào Ngụy cướp thành. Tào Tháo nghĩ nên kết hợp với Tôn Quyền, nên sai người hẹn với Tôn Quyền đồng tấn công Kinh Châu để hóa giải hận thù giữa hai nước Ngụy (Tào Tháo) với Ngô (Tôn Quyền).
Trong khi ấy, Lưu Bị nhận thấy binh lực Thục Hán yếu kém, bèn nghĩ cách nhượng bộ Tôn Quyền, nên đề nghị trao cho Đông Ngô ba quận Quế Dương, Linh Lăng và Trường Sa. Ngược lại, phía Tôn Quyền (Đông Ngô) giao Nam Quận lại cho Thục Hán. Do đó, Tôn Quyền với Thục Hán chánh thức giảng hòa và cả hai bên đều đồng ý phân lại ranh giới của Kinh Châu. Phía Đông Ngô, tướng Trình Phổ giao quận Giang Lăng cho Quan công. Xong, Trình Phổ đến Giang Hạ nhận chức Thái Thú.
Nhân sự trao đổi ấy, Tôn Quyến muốn bắt tay chặt chẽ với Lưu Bị, đồng thời muốn có giao hảo tốt với Quan công để kéo dài tình hòa ước. Và, nhất lả để liên minh chống nước Ngụy (Tào Tháo).
Trước đó 6 năm (tức năm 209), Lưu Bị cưới em gái của Tôn Quyền là Tôn Thượng Hương về làm phu nhân, nhưng cả Tôn Quyền cùng Lưu Bị đều xem cuộc hôn nhân đó nhằm phục vụ  lợi ích đất nước, vì vậy, cuộc hôn nhân đỗ vỡ. Năm 213, Tôn phu nhân trở về Đông Ngô.
Trước khi quyết định bỏ Thục hợp cùng Tào. Tôn Quyền phái sứ giả đến cầu hôn con gái Quan công cho con trai mình, để xem thử ý của Quan công như thế nào. Không ngờ họ Quan vốn kẻ võ biền, ngu dốt không biết và không đặt quyền lợi Thục Hán lên trên. Quan công chẳng những không chấp nhận mà còn mạt sát Tôn Quyền trước mặt sứ giả nhà Ngô: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”. Chính sự lộng ngôn nầy về sau đã đưa Quan công vào cõi chết.
 “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”. Quan công tự cho ông ta là giống nòi hổ, còn dòng giống của Tôn Quyền chỉ là loài chó. Nhưng, thực tế Ai hổ, Ai chó đây?
Trong khi Quan công chỉ là anh chàng ngày ngày gánh tào hủ mềm (còn gọi là đậu phụ) ăn với nước đường đi bán để mưu sinh, lại còn đẩy xe thuê chở hàng hóa cho mọi người để kiếm thêm tiền thuê. Thì Tôn Quyền cùng Tôn Sách (孫策) 175 – 200, là con của Tôn Kiên một viên tướng thời Hán mạt.
Tôn Kiên, (孫堅) 155-191, tên tự là Văn Đài (文臺), làm Thái Thú trường Sa, hạ tướng của Viên Thuật. Khi dẫn quân đi đánh Ích Châu, Lưu Biểu sai bộ hạ là Hoàng Tổ bắn  chết ở Hiện Sơn (ngoại thành, thành phố Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc ngày nay), ông là người đặt nền móng xây dựng nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Khi ấy Tôn Sách 16 tuổi còn Tôn Quyền mới lên 10.
Sau khi Tôn Kiên chết, Tôn Sách, (孫策) 175 – 200 đem thi hài phụ thân ông về Khúc A (曲阿), ngày nay thuộc Giang Tô) để chôn cất trước khi tiến về Đan Dương (丹楊, ngày nay là Tuyên Thành, An Huy, tại đó cậu của ông là Ngô Cảnh (吳景) đang làm thái thú.
Khi ở với người Cậu, Tôn Sách lập ra một đội quân nhỏ vài trăm người. Lực lượng nhỏ này là quá yếu ớt để ông có thể thiết lập quyền lực riêng của chính mình. Ông trốn người cậu về đầu Viên Thuật.
Trong khi dưới trướng  của Viên Thuật, Tôn Sách bị Viên Thuật gạt nhiếu lần (phần chữ nghiêng dưới đây trích nguyên văn từ Tự Điển Bách Khoa Toàn Thư) Trích:
Viên Thuật rất có ấn tượng về Tôn Sách và thường than vãn rằng ông không có người con trai nào được như Tôn Sách. Ông này cũng trao lại các đơn vị quân đội trước đây thuộc quyền Tôn Kiên cho Tôn Sách.
Ban đầu, Viên Thuật hứa sẽ cho Tôn Sách làm thái thú Cửu Giang nếu ông đánh được quận này. Tuy nhiên khi Tôn Sách hạ thành, Viên Thuật lại giao chức Thái thú cho Trần Kỷ (陳紀).
Tôn Sách vốn là một người uy vũ vẹn toàn, được người đương thời phong là, “Tiểu Bá Vương”, để sánh vai cùng Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ. Nhờ đó, việc chiêu tập quân binh nhanh chóng, sớm trở thành đội quân hùng mạnh, đánh đâu thắng đó, bèn chiếm cứ vùng Giang Đông và trở thành một viên tướng kỳ tài, là một lãnh chúa trong thời cuối nhà Đông Hán.
Một lần đi săn ở Đân Đô, đuổi theo một con hươu đến khu rừng già, gặp ba người mang cung tên thương giáo chận đàng. Một trong 3 người đó bắn trúng vào mặt Tôn Sách. Do vết thương nặng. Tôn Sách đến Cối Kê điều trị và chết ở đó.
Trước khi chết, vì con còn nhỏ, Tôn Sách quyết định giao quyền lực lại cho em là Tôn Quyền (孫權).
Tôn Quyền, tự Trọng Mưu (仲謀), sinh ngày 5 tháng 7 năm 182 (đến 21 tháng 5 năm 252 sau Tây lịch), tại Phú Xuân, Ngô Quận. Lên nối nghiệp, Tôn Quyền từ bỏ vai trò Lãnh Chúa của cha, anh. Ông tổ chức hành chánh, đặt quan cai trị, thiết lập triều đình tự xưng là Ngô Đại Đế (吴大帝). Hậu duệ của Tôn Quyền gọi ông bằng Ngô Thái Tổ (吴太祖). Ở Đông Ngô, Tôn Quyền trở thành thủy tổ của thể chế quân chủ đầu tiên ở nước nầy.
Qua gia phả của Tôn Quyền, cha từng làm Thái Thú, anh từng làm lãnh chúa, đánh đâu thắng đó, bản thân Tôn Quyền ngang hàng với Lưu Bị, vậy mà khi cầu hôn cho con, Quan công dám lộng ngôn miệt thị: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”. Vậy thì, anh chàng gánh tào phụ đi bán dạo, trở thành tên tội phạm, trên đường bôn ba đào tẩu, dịp may được kết bạn và làm tôi thần cho Lưu Bị. Hắn vừa bất tài vừa không có kiến thức, lại tự cao, tự đại, kiêu căng, ngạo mạn… thì chúng ta nên xếp anh ta thuộc loại gì đây?
Theo “Ngô thư - Lục Tốn truyện": “Khi Mi Phương và Phó Sĩ Nhân cùng Quan công trấn giữ Kinh Châu. Hai người nầy luôn bị Quan công khinh thường. Một lần xuất chinh, Mi Phương với Phó Sĩ Nhân sơ suất trong quân nhu, Quan công đe dọa khi trở về sẽ trị tội. Hai tướng ngày đêm lo sợ, nhân dịp đó Tôn Quyền chiêu dụ, hai tướng Mi Phương, Phó Sĩ Nhân liền quy hàng Ngô. Giúp Tôn Quyền chiếm Kinh Châu không mất một giọt máu.”
Điều mà La Quán Trung cố tạo ra hình ảnh một Quan công “Thập Toàn, Thập Mỹ” chỉ là một hình ảnh không tưởng. Nhưng nó giúp cho nhân gian dựng nên một thần tượng và thánh hóa Quan công trở thành Võ Thánh Quan Vân Trường - Một danh dự cho một kẻ mà ngày nay chúng ta không tìm ra một điều để có thể trọng vọng hắn ta.
Ở đây, người viết xin hỏi: Một kẻ bại trận khom mình đầu giặc một cách hèn hạ, phản chủ, phản bạn như Quan công có xứng đáng để hậu thế tôn thờ hay không? Thế mà, không thiếu những kẻ trong giống nòi Việt tôn thờ tên giặc Hán ấy.
Đau làm sao!
Lật trang sử cũ, tổ tiên ta từng có rất nhiều đại anh hùng dân tộc như Lê Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Lê Lợi, Quang Trung, Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu, Nguyễn Trãi, … và vố số anh hung tên tuổi và vô danh khác. Thế mà, chỉ vì đầu óc vọng ngoại, nên không ít kẻ trong chúng ta bị giặc xâm lược đầu độc, để rồi chẳng biết gì về anh hùng dân tộc, từng chống ngoại xăm, giữ gìn đất nước quê hương. Cho nên, ngày nay, tuổi trẻ ở trong ngoài nước, dường như chẳng biết gì về lịch sử tiền nhân của dân tộc ta.
Không cần phải là những đại anh hùng dân tộc như những vị anh hùng nêu trên. Chỉ cần đem tiểu tướng Lê Lai ra so sánh, ai cũng có thể nhìn nhận ra rằng Lê Lai vượt xa Quan công về tinh thần yêu nước và tinh thần hy sinh của người chiến sĩ.
Ai trong chúng ta cũng biết, khi Đức Bình Định Vương Lê Lợi bị giặc Minh vây hãm ở Chí Linh, trong tình thế nguy ngập. Khi ấy, chắc chắn Lê Lai hiểu được rằng, nếu mình mặc long bào giả vua để gạt giặc thù đang bao vây nghiêm ngặt thì không thể nào thoát chết. Thế mà, người chiến sĩ của dân tộc Việt vẫn hiên ngang cáo lỗi cùng trời đất, xin Đức Vua cho mặc hoàng bào xông ra trận đề nhận cái chết hầu cứu Vua.
Còn Quan công?
Hắn từng hưởng lộc Lưu Bị vậy mà trong lúc Lưu Bị hiểm nghèo, vợ con bị quân Ngụy bắt hết, hắn chẳng nghĩ ra điều gì để có thể giúp Lưu Bị. Ngược lại, do bản tính thấp hèn, tham sống, sợ chết vội vàng hàng Tào Tháo, để an thân.
Và, nếu chỉ viết bài nầy với mục đích chỉ để nói lên những sai lầm của Quan công, thì tôi - Thái Quốc Mưu, có thể tiếp tục viết, vạch ra vô vàn những sai lầm khác của hắn ta. Ngặt, vì hoàn cảnh đặc biệt, cho nên chỉ đơn cử một vài trong vô số yếu kém, sai lầm đã nêu ra. Coi như tạm đủ để nói lên mục đích của người viết.
Mục đích của tôi, viết, vạch ra những yếu kém của Quan công không phải nhằm để “tố khổ” một kẻ không đáng tôn trọng như Quan công. Mà, để cảnh tỉnh những người cùng mang dòng máu dân tộc Việt Nam hãy tỉnh ngộ, hãy xóa bỏ đầu óc vọng ngoại,… để hướng về những anh hùng dân tộc của non sông đất nước mình.
Những ai đã từng dựng bàn thờ Quan công, nên xét lại việc làm của mình đúng hay sai?
Còn chuyện ngày nay,
Ở đây người viết, xin đặt hai thể chế chính trị Việt Nam Cộng Hòa và Nước Cộng Hòa Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa ra ngoài bài viết. Tôi chỉ đưa ra cái ý chí, cái tinh thần dũng cảm và cái khí tiết giàu anh hùng tính của những con người xứng đáng là con dân nước Việt của cả hai thể chế chánh trị.
Tôi muốn nói về các trận hải chiến Hoàng Sa, Trường Sa.
* Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa:
- Ngoài Nguỵ Văn Thà, Trung Tá Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Hạm trưởng HQ- 10, còn có 74 binh sỹ khác tử thương, trong đó riêng HQ-10 có 63 chiến sĩ hy sinh bao gồm: Hạm trưởng Ngụy Văn Thà / HQ-4 có 3 người chiến sĩ hy sinh / HQ-5 có 3 chiến sĩ tử vong và 16 chiến sĩ bị thương / HQ-16 có 2 chiến sĩ tử vong / Và, lực lượng người nhái có 4 chiến sĩ hy sinh.
Nguồn tin bán chánh thức cho biết, không kể những chiến sĩ bị giặc Tàu bắt làm tù binh thì, tất cả 75 chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều chiến đấu anh dũng và hy sinh trước hỏa lực mạnh hơn gấp vài chục lần của Hải Quân ta.
Cũng theo nguồn tin trên, khi lặn vào bờ, Thượng sĩ Người Nhái Ðinh Hữu Từ, bị giặc Tàu phát hiện, chúng bắn anh trọng thương và kêu gọi đầu hàng, người chiến sĩ Người Nhái dũng cảm gật đầu giả vờ chấp nhận rồi kín đáo ém trái lựu đạn đã mở chốt an toàn đặt dưới lưng, giặc kéo đến… bất ngờ Thượng sĩ Đinh Hữu Từ lăn vội người qua một bên cho quả lựu đạn được cài dưới lưng anh phát nổ. Thân xác và máu anh hòa củng xác và máu ba bốn tên giặc Tàu làm phân bón quê hương!
* Dưới đây là danh sách cách chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh trong trận chiến với giặc Tàu, tại hải đảo Hoàng Sa. (trích từ báo Thanh Niên):
1. Trung sĩ Cơ khí Trần Văn Ba, HQ-10
2. Hạ sĩ Cơ khí Phạm Văn Ba, HQ-10
3. Hải quân đại úy Vũ Văn Bang, HQ-10
4. Hạ sĩ Cơ khí Trần Văn Bảy, HQ-10
5. Thượng sĩ nhất quản nội trưởng Trọng pháo …. Châu, HQ-10
6. Trung sĩ nhất Vô tuyến Phan Tiến Chung, HQ-10
7. Hạ sĩ Giám lộ Nguyễn Xuân Cường, HQ-10  
8. Hạ sĩ Điện khí Trần Văn Cường, HQ-10
9. Trung sĩ Bí thư Trần Văn Đảm, HQ-10
10. Hạ sĩ nhất Vận chuyển Nguyễn Thành Danh, HQ-4
11. Hạ sĩ Vận chuyển Trương Hồng Đào, HQ-10
12. Hạ sĩ nhất đoàn viên, Trần Văn Định, HQ-10
13. Trung úy Người nhái Lê Văn Đơn, Người nhái
14 / Hạ sĩ Cơ khí Nguyễn Văn Đông, HQ-10
15. Hải quân Trung úy, Phạm Văn Đông, HQ-10
16. Hải quân trung úy Nguyễn Văn Đồng, HQ-5  
17. Trung sĩ Trọng pháo… Đức, HQ-10  
18 / Thủy thủ nhất Trọng pháo, Nguyễn Văn Đức, HQ-10  
19. Trung sĩ Thám xuất, Lê Anh Dũng. HQ-10
20. Hạ sĩ Quản kho. Nguyễn Văn Duyên, HQ-16
21. Thượng sĩ Ðiện tử (truy phong chuẩn úy) Nguyễn Phú Hảo, HQ-5  
22. Hạ sĩ Ðiện khí Nguyễn Ngọc Hòa, HQ-10
23. Hạ sĩ Giám lộ Nguyễn Văn Hoàng (nhỏ tuổi nhất), HQ-10
24. Hải quân trung úy Cơ khí Vũ Ðình Huân, HQ-10
25. Hạ sĩ Trọng pháo Phan Văn Hùng, HQ-10
26. Thượng sĩ nhất Ðiện khí Võ Thế Kiệt, HQ-10
 27. Thượng sĩ Vận chuyển Hoàng Ngọc Lễ (cao tuổi nhất), HQ-10.
28. Thủy thủ nhất Thám xuất Phạm Văn Lèo, HQ-10  
29. Thượng sĩ nhất Cơ khí Phan Tấn Liêng, HQ-10
30. Hạ sĩ Trọng pháo Nguyễn Văn Lợi, HQ-10
31. Thủy thủ nhất Cơ khí Dương Văn Lợi, HQ-10
32. Hạ sĩ Người nhái Ðỗ Văn Long, Người nhái
33. Trung sĩ Ðiện khí Lai Viết Luận, HQ-10
34. Hạ sĩ nhất Cơ khí Ðinh Hoàng Mai, HQ-10.
35. Hạ sĩ nhất Trọng pháo Nguyễn Quang Mến, HQ-10
36. Hạ sĩ nhất Cơ khí, Trần Văn Mộng, HQ-10
37. Trung sĩ Trọng pháo… Nam, HQ-10
38. Thủy thủ nhất Trọng pháo Nguyễn Văn Nghĩa, HQ-10
39. Trung sĩ Giám lộ Ngô Văn Ơn, HQ-10
40. Hạ sĩ Phòng tai Nguyễn Văn Phương, HQ-10
41 / Thủy thủ nhất Phòng tai Nguyễn Hữu Phương, HQ-10
42 Thượng sĩ nhất Trọng pháo Nguyễn Ðình Quang, HQ-5
43. Thủy thủ nhất Trọng pháo Lý Phùng Quy, HQ-10  
44. Trung sĩ Cơ khí Phạm Văn Quý, HQ-10
45. Trung sĩ Trọng pháo Huỳnh Kim Sang, HQ-10
46. Hạ sĩ nhất Vận chuyển Ngô Sáu, HQ-10
47. Trung sĩ Cơ khí Nguyễn Tấn Sĩ, HQ-10
48. Thủy thủ Trọng pháo Thi Văn Sinh, HQ-10
49. Trung sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn, HQ-10
50. Hạ sĩ nhất Vận chuyển Lê Văn Tây, HQ-10
51. Hải quân Thiếu tá - Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, HQ-10  
52. Hải quân đại úy Hàng hải-Thương thuyền Huỳnh Duy Thạch, HQ-10
53. Hạ sĩ Trọng pháo Nguyễn Văn Thân, HQ-10
54. Thủy thủ Điện tử … Thanh, HQ-10
55. Hải quân trung úy Ngô Chí Thành, HQ-10
56. Hạ sĩ Phòng tai Trần Văn Thêm, HQ-10
57. Hạ sĩ Phòng tai Phan Văn Thép, HQ-10
58. Hạ sĩ nhất Vận chuyển Lương Thanh Thú, HQ-10
59. Thượng sĩ Điện tử … Thọ, HQ-10
60. Thủy thủ nhất Vô tuyến Phạm Văn Thu, HQ-10
61. Thủy thủ nhất Điện tử Ðinh Văn Thục, HQ-10
62. Trung sĩ Giám lộ Vương Thương, HQ-10
63. Thủy thủ (?) Người nhái Nguyễn Văn Tiến, Người nhái
64. Hải quân thiếu tá - Hạm phó Nguyễn Thành Trí, HQ-10
65.Trung sĩ Trọng pháo Nguyễn Thành Trọng, HQ-10  
66. Hạ sĩ Vận chuyển Huỳnh Công Trứ, HQ-10  
67. Thượng sĩ Người nhái Ðinh Hữu Từ, Người nhái  
68. Trung sĩ Quản kho Nguyễn Văn Tuân, HQ-10
69. Thủy thủ nhất Cơ khí Châu Túy Tuấn, HQ-10
70. Biệt hải Nguyễn Văn Vượng, HQ-4
71. Hải quân trung úy Nguyễn Phúc Xá, HQ-10  
72. Trung sĩ Trọng pháo Nguyễn Vĩnh Xuân, HQ-10
73. Trung sĩ Ðiện tử Nguyễn Quang Xuân, HQ-10  
74. Trung sĩ Điện khí … Xuân, HQ-16.
* Phía Quân Đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:
Và, sau đây là danh sách 64 chiến sĩ trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu kiên cường và đã hy sinh trong trận chiến chống giặc Tàu, tại hải đảo Gạc Ma:
1. Trần Văn Phương 1965 Thiếu uý B trưởng 3-1983 Gạc Ma Quảng Phúc, Quảng Trạch, Quảng Bình
2. Trần Đức Thông 1944 Trung tá Lữ phó Gạc Ma Minh Hoà, Hưng Hà, Thái Bình
3. Nguyễn Mậu Phong 1959 Thượng uý B trưởng 11-1977 Gạc Ma Duy Ninh, Lệ Ninh, Quảng Bình
4. Đinh Ngọc Doanh 1964 Trung uý B trưởng 9-1982 Gạc Ma Ninh Khang, Hoa Lư, Ninh Bình (Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hoà)
5. Hồ Công Đệ 1958 Trung uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
6. Phạm Huy Sơn 1963 Chuẩn uý (QNCN) Y sĩ 2-1982 Gạc Ma Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An
7. Nguyễn Văn Phương 1969 Trung sĩ Cơ yếu 3-1987 Gạc Ma Mê Linh, Đông Hưng, Thái Bình
8. Bùi Bá Kiên 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1986 Gạc Ma Văn Phong, Cát Hải, Hải Phòng
9. Đào Kim Cương 1967 Trung sĩ Báo vụ 2-1985 Gạc Ma Vương Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh
10. Nguyễn Văn Thành 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1982 Gạc Ma Hương Điền, Hương Khê, Hà Tĩnh
11. Đậu Xuân Tứ (Tư) 1964 Trung sĩ Chiến sĩ 3-1985 Gạc Ma Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An
12. Lê Bá Giang 1968 Hạ sĩ Báo vụ 3-1987 Gạc Ma Hưng Dũng, Vinh, Nghệ An
13. Nguyễn Thanh Hải 1967 Hạ sĩ Quản lý 3-1986 Gạc Ma Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh
14. Phạm Văn Dương 1967 Hạ sĩ A trưởng 3-1986 Gạc Ma Nam Kim 3, Nam Đàn, Nghệ An
15. Hồ Văn Nuôi 1967 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Nghi Tiến, Nghi Lộc, Nghệ An
16. Cao Đình Lương 1967 Trung sĩ A trưởng 8-1985 Gạc Ma Trung Thành, Yên Thành, Nghệ An
17. Trương Văn Thịnh 1966 Trung sĩ Chiến sĩ 8-1985 Gạc Ma Bình Kiến, Tuy Hoà, Phú Yên
18. Võ Đình Tuấn 1968 Trung sĩ Quản lý 8-1986 Gạc Ma Ninh Ích, Ninh Hoà, Khánh Hoà
19. Phan Tấn Dư 1966 Trung sĩ Báo vụ 2/1986 Gạc Ma Hoà Phong, Tây Hoà, Phú Yên
20. Vũ Phi Trừ 1955 Đại uý Thuyền trưởng HQ604 Đội 10, Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hoá
21. Vũ Văn Thắng Thượng uý Thuyền phó HQ604 Văn Hàn, Thái Hưng, Thái Thụy, Thái Bình
22. Phạm Gia Thiều 1962 Thượng uý Thuyền phó HQ604 Hưng Đạo, Đông Hạ, Nam Ninh , Nam Định
23. Lê Đức Hoàng 1962 Trung uý Thuyền phó HQ604 Nam Yên, Hải Yên, Tĩnh Gia, Thanh Hoá
24. Trần Văn Minh 1962 Thiếu úy (QNCN) Máy trưởng HQ604 Đại Tân, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An
25. Đoàn Khắc Hoành 1959 Thượng sĩ Trưởng thông tin HQ604 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân, Hải Phòng
26. Trần Văn Chức 1965 Hạ sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 1, Canh Tân, Hưng Hà, Thái Bình
27. Hán Văn Khoa 1962 Trung sĩ Nv cơ điện HQ604 Đội 6, Văn Lương, Tam Nông, Phú Thọ
28. Nguyễn Thanh Hải 1968 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Mỹ Ca, Chính Mỹ, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
29. Nguyễn Tất Nam 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thường Sơn, Đô Lương, Nghệ An
30. Trần Khắc Bảy 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Lê Hồ, Kim Bảng, Hà Nam
31. Đỗ Viết Thành 1964 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Thiệu Tân, Đông Sơn, Thanh Hoá
32. Nguyễn Xuân Thuỷ 1967 Hạ sĩ Chiến sĩ HQ604 Phú Linh, Phương Đình, Trực Ninh , Nam Định
33. Nguyễn Minh Tân 1956 Thượng uý E83 công binh HQ604 Dân Chủ, Hưng Hà, Thái Bình
34. Võ Minh Đức 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Liên Thuỷ, Lệ Ninh, Quảng Bình
35. Trương Văn Hướng 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
36. Nguyễn Tiến Doãn Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Ngư Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình
37. Phan Hữu Tý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Phong Thuỷ, Lệ Thủy, Quảng Bình
38. Nguyễn Hữu Lộc 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 22 Hoà Cường, Đà Nẵng
39. Trương Quốc Hùng 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 55, Hoà Cường, Đà Nẵng
40. Nguyễn Phú Đoàn 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 47, Hoà Cường, Đà Nẵng
41. Nguyễn Trung Kiên 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Nam Tiến, Nam Ninh , Nam Định
42. Phạm Văn Lợi 1968 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 53, Hoà Cường, Đà Nẵng
43. Trần Văn Quyết 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Thuỷ, Quảng Trạch, Quảng Bình
44. Phạm Văn Sỹ 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 7, Hoà Cường, Đà Nẵng
45. Trần Tài 1969 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 12, Hoà Cường, Đà Nẵng
46. Lê Văn Xanh 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 38, Hoà Cường, Đà Nẵng
47. Lê Thể 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 tổ 29 An Trung Tây, Đà Nẵng
48. Trần Mạnh Việt 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tổ 36, Bình Hiên, Đà Nẵng
49. Trần Văn Phòng 1962 Thượng uý C trưởng E83 HQ604 Minh Tân, Kiến Xương, Thái Bình
50. Trần Quốc Trị 1955 Binh nhất A trưởng E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
51. Mai Văn Tuyến 1968 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Tây An, Tiền Hải, Thái Bình
52. Trần Đức Hoá 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
53. Phạm Văn Thiềng 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Đông Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
54. Tống Sỹ Bái 1967 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 3, phường 1, Đông Hà, Quảng Trị
55. Hoàng Anh Đông 1967 Binh nhì Chiến sĩ E83 HQ604 Khóm 2, phường 2, Đông Hà, Quảng Trị
56. Trương Minh Phương 1963 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Quảng Sơn, Quảng Trạch, Quảng Bình
57. Hoàng Văn Thuý 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Hải Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình
58. Võ Văn Tứ 1966 Binh nhất Chiến sĩ E83 HQ604 Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình
59. Phan Hữu Doan 1960 Trung uý Thuyền phó HQ605 Chí Tiên, Thanh Hòa, Phú Thọ
60. Bùi Duy Hiển 1966 Trung sĩ Báo vụ HQ605 Thị trấn Diêm Điền, Thái Thuỵ, Thái Bình
61. Nguyễn Bá Cường 1962 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Thanh Quýt, Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam
62. Kiều Văn Lập 1963 Thượng sĩ Học viên HVHQ HQ605 Phú Long, Long Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội
63. Lê Đình Thơ 1957 Thượng uý (QNCN) Nv đoàn 6 HQ605 Hoằng Minh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
64. Cao Xuân Minh 1966 Binh nhất Chiến sĩ đoàn 6 HQ605 Hoằng Quang, Hoằng Hoá, Thanh Hoá.
Trong trận chiến ở Gạc Ma, Trường Sa đất nước ta đã mất tất cả 64 người con yêu của Tổ Quốc. Họ, hạ quyết tâm thà chết chứ không đầu hàng giặc thù xâm lược. Họ thật sự là những anh hùng của dân tộc Việt, xứng đáng là con cháu của vua Trần Nhân Tông, thà chết chứ không để một tấc đất của tổ tiên ta lọt vào tay giặc thù phương Bắc.
Đặc biệt, khi chết, người chiến binh kiêu hùng Thiếu úy Trần Văn Phương (Trần Đình Phương) vẫn giữ khí tiết oai hùng của người chiến binh Việt Nam. Sau khi bị địch bắn trọng thương, anh vẫn đứng giữ vững và phất cao cho ngọn Cờ Đỏ Sao Vàng sừng sững tung bay, khiến địch quân phải rụng rời, khiếp vía bỏ chạy. Cuối cùng anh từ từ quỵ xuống!
Trong trận Gạc Ma, Trần văn Phương chỉ là một sĩ quan cấp úy, trên anh, còn nhiều sĩ quan khác, như Trung tá Trần Đức Thông, sinh 1944 - Thái Bình,… rất xứng đáng nhận danh hiệu anh hùng và đã được chánh quyền Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tuyên dương tinh thần dũng cảm ấy.
Ngoài Trung Tá Trần Đức Thông và Thiếu Úy Trần Văn Phương (Trần Đình Phương), còn có trên 60 chiến binh trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam bị tử vong. Đáng tiếc, người viết không tìm ra danh sách tên tuổi của những chiến binh oai hùng đó. Thật đáng buồn!
Người viết, Thái Quốc Mưu, thành thật xin lỗi tất cả các gia đình của những anh hùng mà tôi tạm thời xin được gọi là “những anh hùng vô danh trong trận chiến chống giặc Tàu trên hải đảo Gạc Ma, Trường Sa”.
- Tôi thành kính nguyện cầu hồn thiêng sông núi đưa anh linh cách chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma và các chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm bảo vệ hải đảo Hoàng Sa sớm được về nơi an nghĩ vĩnh hằng.
- Tôi thành tâm nguyện cầu anh linh tất cả các anh sớm gặp nhau nơi góc trời Nam, để cùng nắm tay nhau phù hộ chúng tôi, những người còn sống luôn giữ vững tinh thần chiến đấu dũng cảm với kẻ thù phương Bắc, để đem an bình lại cho non sông đất nước và dân tộc chúng ta!
- Tôi thanh tâm cầu nguyện cho dân tộc, cho đất nước chúng ta, thoát khỏi hiểm họa chiến tranh. Để dân tộc ta luôn được sống trong an bình hoan lạc.
- Với tôi (Thái Quốc Mưu) tất cả quý anh đều là con yêu của dân tộc Việt Nam. Tất cả quý anh là những đứa con yêu quý của Đất Nước Việt Nam. Tất cả quý anh đều là những chiến sĩ kiêu hùng, giàu lòng dũng cảm vì Tổ Quốc đã đứng lên chống giặc Tàu xâm lược. Và, các anh đã hy sinh vì Đất Nước, Dân Tộc Việt Nam.
Lịch sử đất nước ta, trước sau gì cũng ghi tên tất cả quý anh.
Còn những kẻ nào, cố ý viết lại lịch sử nhằm bóp méo sự thật. Những kẻ ấy chắc chắn sẽ bị tổ tiên ta, dân tộc ta lên án gắt gao.
Để tạm kết thúc bài nầy, tôi xin kính tặng tất cả những nhà sử học, câu: “Lịch sử là một quan tòa công chính, sẽ phán xét nghiêm khắc tất cả sự việc xảy ra trong cuộc hành trình nhân loại. Không một tôn giáo, đảng phái, quốc gia nào có khả năng tránh khỏi sự phán xét nghiêm khắc ấy.” (Câu nói của tôi (TQMưu) trên đây, đã được báo chí khắp nơi đưa vào mục danh ngôn trên báo chí, trên các trang mạng toàn cầu).
Quý vị - những nhà sử học hãy quan tâm điều đó! Quý vị đừng vì lợi lộc mà uốn cong ngòi bút để rồi thế hệ sau ta sẽ nguyền rũa tên tuổi của quý vị, xem quý vị như là những tên bồi bút mất lương tri.
Trong tinh thần Dân Tộc, tôi trân trọng kính gởi đến tất cả những ai là con dân Đất Việt dòng tâm huyết: Non Sông Tổ Quốc Cao Hơn Hết, Hãy Đặt Lên Trên Mọi Vấn Đề.
Mong thay!
*
Atlanta, Georgia, USA. Mar. 10, 2016
THÁI QUỐC MƯU
(Nguyên chủ nhiệm, chủ bút tạp chí Kiến Thức
Phổ Thông Dân Việt Atlanta, GA, USA.)
Địa chỉ: 6395 GlenBrook Dr.
             Tucker , GA 30084, USA - Hoa Kỳ.
 Email: danviet1995@aol.com
                        .












…………………………………………………………………………
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 07.01.2017 
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét