TẾ HẠNH CỦA PHẬT - Tác giả: Thích Chân Quang (Vũng Tàu)

Leave a Comment
(Tỳ Kheo Thích Chân Quang ; Nguồn ảnh: internet)
TẾ HẠNH CỦA PHẬT
*
Trích từ sách "TÂM LÝ ĐẠO ĐỨC" của Tỳ Kheo Thích Chân Quang.

Oai nghi là những cử chỉ bên ngoài thể hiện được oai đức, sự đẹp đẽ, sự thanh thản của người tu hành.
Tế oai nghi là những cử chỉ rất nhỏ nhưng chúng ta kiểm soát được như ánh mắt , nụ cười , âm thanh của lời nói...ngay đến oai nghi của những ngón tay khi ta đang tiếp chuyện với người khác .
"Ba ngàn oai nghi" là con số tượng trưng , đó là những gì chân thật toát ra từ nội tâm thanh tịnh chứ không phải là sự cố ý làm dáng làm điệu.
Tế hạnh là những đạo đức toát ra rất sâu sắc ngay cả trong những điều nhỏ nhặt.
"Tám muôn tế hạnh" cũng chỉ là con số tượng trưng cho rất nhiều tế hạnh của các bậc Thánh mà chúng ta khó có thể đếm được một cách cụ thể. Chính trí tuệ vô cùng sắc bén đã kiểm soát được chấp ngã nên tạo thành vô số tâm hạnh đạo đức vi tế trong sự ứng xử với chúng sinh.
Trong cuộc sống có những sự kiện xảy đến đơn giản, dễ ứng xử nhưng cũng có những sự kiện phức tạp khó ứng xử, chỉ cần lệch một chút là chúng ta sẽ giải quyết sai. Vì vậy, tùy trường hợp chúng ta phải xử sự một cách tinh tế.
Về điều này, chúng ta phải noi gương Đức Phật. Còn nhớ, lần đầu tiên Phật trở về thăm hoàng cung, khi vào thăm bà Da Du Đà La , Đức Phật không cho ai đi theo trừ hai vị đệ tử đã đắc đạo. Vì Ngài đoán trước đây là một tình huống rất khó xử, bà Da Du Đà La sẽ không kiềm chế được xúc động. Trước khi bước vào Ngài căn dặn những vị đệ tử:" Các Thầy để yên nếu Da Du Đà La có ôm Như Lai". Sau đó ba người cùng vào. Quả đúng như dự đoán của Ngài. Khi gặp lại người chồng mình hằng thương yêu, quý kính sau bao nhiêu năm xa cách nhớ nhung, bà không kiềm nén nỗi cảm xúc và ôm Ngài khóc nức nở. Lúc ấy, Ngài vẫn đứng bình thản, không phản ứng. Hai vị đệ tử đứng lặng yên một bên. Cảnh tượng thật cảm động, thiêng liêng và rất đỗi tế nhị, sâu sắc. Nếu lúc đó Đức Phật la lên:" Đừng đụng vào tôi, đừng đụng vào tôi" thì tình thương yêu, nhung nhớ nhiều năm kia có thể biến thành sự bất mãn hận thù. Lúc ấy người vợ sẽ cảm thấy mình bị xúc phạm. Nhưng chính cách cư xử tế nhị của Ngài đã làm Bà cảm động.. Bao nhiêu năm xa cách, nỗi nhớ nhung thương mến đó đã không bị ruồng rẫy mà vẫn được tôn trọng, bà cảm thấy lòng mình ấm áp. Cách cư xử của Đức Phật đã lay chuyển tâm hồn bà và sau này bà cũng đi tu. Đây là tế hạnh là cách cư xử rất hay của Đức Phật. Tất nhiên lúc bấy giờ không có người khác đi theo, Ngài mới có thể cư xử như vậy. Nếu trước đông đảo mọi người , Ngài để cho Da Du Đà La ôm như vậy là không ổn vì có thể biết bao nhiêu người sẽ nghĩ không tốt về Ngài. Hai vị đệ tử đi theo Ngài là những người đã chứng đạo, hiểu rõ tâm của Thầy mình vẫn thanh tịnh nên không có gì phải ngại. Như vậy Ngài đã xử sự mọi điều rất đẹp rất độc đáo. Đây là một trong những tế hạnh của Đức Phật.
Một câu chuyện khác , đó là việc Ngài hóa độ cho một người Bà la môn nông dân.
Khi người Bà La Môn đang phát cơm cho những thợ cày của mình, Đức Phật cũng ôm bát đứng đó chờ đợi. Người nông dân kia không cho còn nói:
- Này Tôn giả! Tôi cày ruộng nên tôi có ăn, Tôn giả cũng nên cày ruộng, Tôn giả sẽ có ăn.
Đây là một câu nói xúc phạm. Nếu ở vào trường hợp ấy, chúng ta sẽ nổi sân, sẽ bực tức hoặc dẫu không nói cũng buồn bã bỏ đi. Nhưng Đức Phật vẫn rất điềm tĩnh nói:
- Như Lai cũng cày ruộng và Như Lai cũng có ăn.
Ngài đã tùy thuận theo lý luận của vị Bà La Môn mà không chống đối. Nghe vậy, ông ta nói:
- Ngài nói Ngài cày ruộng, Ngài có ăn nhưng tôi có thấy luống cày đâu? Tôi có thấy con bò với cái ách của Ngài đâu?
Đức Phật trả lời:
- Như Lai cày trên luống ruộng tâm của mình. Đôi bò là sức mạnh của tinh tấn, cái ách là giới luật, ngọn roi là sự kiểm soát nội tâm.
Nghe xong, người Bà La Môn kia hiểu ra, quá kính nể Ngài , bèn bày tỏ sự khâm phục và xin cúng dường. Nhưng lúc đó Ngài từ chối và nói rằng:
- Không được, vì ba đời Như Lai đều không bao giờ nhận cúng dường sau khi nói pháp. Điều đó giống như bán Pháp mà ăn, đó là tà mạng.
Nói xong Ngài ôm bát đi chỗ khác.
Ngài cư xử rất hay, không có điểm nào sơ hở, vừa kiên nhẫn độ lượng, vừa giữ khoảng cách cần thiết. Đó là tế hạnh.
Chúng ta đừng khờ dại mà lấy tâm lượng, trí óc của mình để nhận xét về cách cư xử của các Bậc Thánh. Một vị Thầy có trí tuệ thì từng việc làm, lời nói, hay tiếng khóc , nụ cười ....đều nằm trong sự kiểm soát của họ. Họ biết lúc đó mình phải làm gì. Điều này không đơn giản dễ hiểu nên chúng ta phải khiêm tốn, đừng vội vã phê bình, đánh giá. Đó là với những vị Thầy có trí tuệ. Đối với Thánh nhân, chúng ta càng phải cẩn thận hơn nữa trong đánh giá.
Chính vì vậy khi muốn phê phán ai điều gì, chúng ta phải dè dặt, cẩn thận.

                  
Lời dẫn: Video này do một đọc giả gửi đến trang nhà với lời đề nghị đăng lên để bạn đọc hiểu rõ “bộ mặt thật của tên thầy chùa phản quốc.”
Chúng tôi post lên để bạn đọc cùng tham khảo.
                   
.
                
Mời nghe nhạc phẩm TIẾNG SÚNG ĐÃ VANG TRÊN BẦU TRỜI BIÊN GIỚI
của Phạm Tuyên, do tốp ca Đài Tiếng Nói Việt Nam thể hiện:
            
*
Thượng tọa THÍCH CHÂN QUANG
Địa chỉ: Chùa Phật Quang, Núi Dinh, ấp Chu Hải,
xã Tân Hải, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

.


  ....................................................................................................
- Cập nhật từ email: anhdungdao131@yahoo.com.vn gửi ngày 12.09.2016
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.      

.

0 comments:

Đăng nhận xét