THƠ CHÚC TẾT
CỦA BÁC HỒ
NHỮNG NĂM
DẦN
*
Sinh
thời, Bác Hồ không bao giờ nhận mình là một nhà thơ hay nhà văn mà chỉ là người
bạn của văn chương, người yêu văn nghệ. Mặc dù thơ chúc Tết của Bác Hồ thấm đẫm
tư tưởng cách mạng, nhưng ngôn ngữ không cao siêu, khô khan mà giản dị, dễ
hiểu, giàu tình thân ái, nghe ngọt ngào như một bài ca xuân mang âm hưởng hùng
tráng có sức lay động lòng người. Thơ chúc Tết của Bác luôn ngời sắc xuân, đậm
đà chất thép như nhà thơ Hoàng Trung Thông khái quát: “Vần thơ của Bác vần thơ thép/ Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.
Và
cứ vào dịp đón xuân mới, năm mới, Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, vào giờ
khắc giao thừa, đồng bào và chiến sĩ cả nước lại hồi hộp nghe Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc thơ chúc Tết.... với bao tình cảm ấm áp thương yêu. Điều này đã trở
thành thông lệ, truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt Nam ta. Từ các cụ già
râu tóc bạc phơ đến bầy em nhỏ, tất cả đều cảm thấy lòng lắng lại khi nghe
giọng nói ấm áp, thiết tha qua những vần thơ Bác.
Thơ
chúc Tết Canh Dần -1950, Bác viết:
“Kính chúc đồng bào nǎm mới,
Mọi người càng thêm phấn khởi,
Toàn dân xung phong thi đua,
Đẩy mạnh cuộc chuẩn bị tới,
Chuyển mau sang tổng phản công,
Kháng chiến nhất định thắng lợi”.(1)
Thơ
chúc tết của Bác - Sức mạnh tiềm tàng trong tâm hồn rộng mở, lời thơ cũng là
lời kêu gọi sức mạnh đoàn kết và lý tưởng cách mạng cao cả. Ẩn sâu trong những
khúc ca hào sảng ấy là một tấm lòng vì nước, vì dân. Lời thơ như lời hiệu
triệu, là nguồn cổ vũ, động viên, xốc dậy tinh thần hăng hái chiến đấu và chiến
thắng. Nhịp thơ 6/6 mà Bác Hồ sử dụng thật đắc địa, mạnh mẽ, dứt khoát, như
nhịp trống chiêng thúc giục đoàn quân ra trận. Nhịp thơ này vào đầu năm mới
càng có ý nghĩa nhiều hơn, thể hiện sự lạc quan, tin tưởng, khí thế hào hùng,
thực sự mang lại sự “phấn khởi” trong toàn quân, toàn dân ta. Để rồi, Bác Hồ
kết lại, dự đoán “Chuyển mau sang tổng
phản công/ Kháng chiến nhất định thắng lợi”. Đó cũng là “Chất thép” trong
thơ của Hồ Chủ tịch đã tạo dáng cho mùa xuân của thời đại một nét rất riêng,
khoẻ khoắn, ấm nồng sức trẻ, niềm chung vui chiến thắng của những người chiến
sĩ cùng chảy trong mình dòng máu của lý tưởng cộng sản, cùng gánh vai để giải
phóng Tổ quốc thân yêu.
Đến
Xuân Nhâm Dần 1962, Bác gửi gắm khát vọng hòa bình qua những vần thơ:
“Nǎm Dần, mừng Xuân thế giới,
Cả nǎm châu phấp phới cờ hồng.
Chúc miền Bắc thi đua phấn khởi,
Bốn mùa hoa Duyên-hải, Đại-phong.
Chúc miền Nam đấu tranh tiến tới,
Sức triệu người hơn sóng biển Đông.
Chủ nghĩa xã hội càng thắng lợi,
Hoà bình thống nhất quyết thành công”.(2)
Lời
thơ chân thành, giản dị mừng mùa Xuân mới - Nhâm Dần 1962 của Bác là niềm vui,
niềm tin thắng lợi của cách mạng trong nước và thế giới với “Bốn mùa hoa Duyên - hải, Đại - phong/ Chúc
miền Nam đấu tranh tiến tới” và “Cả
nǎm châu phấp phới cờ hồng”. Không có một bài thơ nào Người không đặt vào
đó niềm mong mỏi, một sự động viên, cổ vũ dành cho cán bộ, chiến sĩ và các tầng
lớp nhân dân hoặc dự báo trước về tình hình đất nước… Trong từng câu, từng chữ
của mình, bên cạnh cái tươi mới và rạng rỡ của không gian mùa xuân được mở ra
thì bao giờ Người cũng dành những điều tốt đẹp và những điều Người hằng mong
muốn cho non sông, Tổ quốc, cho dân tộc Việt Nam.
Mỗi
bài thơ chúc Tết, mừng Xuân mới là tình cảm chân thành, tấm lòng sắt son, tất
cả vì sự nghiệp cách mạng, vì nước của Bác đối với đồng bào, đồng chí, anh em,
đối với dân tộc, đối với con người; mỗi bài thơ của Bác là đường lối cách mạng
cụ thể của một năm, một giai đoạn. Nếu tổng hợp toàn bộ những bài thơ chúc Tết
- mừng Xuân mới của Bác theo trật tự thời gian, thì đó là đường lối cách mạng
của Đảng, của Bác qua những chặng đường cụ thể và đường lối cách mạng chung
được thể hiện bằng hình thức giản dị, dễ hiểu. Mà trong hai bài thơ chúc Tết -
mừng Xuân năm Dần này là một minh chứng việc nước - việc dân trong Bác luôn gắn
chặt với nhau. Thơ chúc Tết nhưng trong đó là tư tưởng chính trị, là đường lối
cách mạng được lan tỏa nhẹ nhàng mà sâu sắc, là lời hiệu triệu dành cho cả non
sông, đất nước và là niềm tin mãnh liệt vào ngày chiến thắng không xa.
79
mùa Xuân của cuộc đời, Bác Hồ kính yêu đã dành trọn cho dân, cho nước. Xuyên
suốt 22 bài thơ chúc Tết, từ bài thơ đầu tiên năm 1942 đến bài thơ cuối cùng
năm 1969, Bác đã thể hiện trọn vẹn tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm mạnh mẽ
cùng niềm tin tất thắng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của nước nhà. Đã hơn 50
mùa xuân vắng giọng đọc thơ chúc Tết ấm áp, thân thương của Người trong thời
khắc giao thừa. Thế nhưng, những bài thơ chúc Tết ngày xưa của Bác, khi đọc lại
vẫn thấy còn vẹn nguyên niềm hân hoan, rạo rực của hơi thở ngày xuân mới; vẫn
thấy ngập tràn niềm tin, phơi phới hy vọng cho một năm mới thành công, thắng
lợi. Và như nhà thơ Tố Hữu từng viết, cả khi Người không còn nữa, Tết đến mọi
nhà vẫn ước mong:
“Bác ơi!
Tết đến. Giao thừa đó
Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần
Ríu rít đàn em vui pháo nổ
Tưởng nghìn tay Bác vỗ sang xuân ...”
(Tố
Hữu)
Xuân
mới đang về - Xuân Nhâm Dần 2022, mỗi cán bộ, Đảng viên và các thế hệ người dân
Việt Nam càng trân quý hơn những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và
đều nguyện nỗ lực phấn đấu, phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự
cường, khắc phục khó khăn, nhất là nỗ lực vượt qua đại dịch COVID-19, cùng
chung sức, chung lòng xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh,
hạnh phúc như mong ước của Người: “Xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”
./.
----------
Theo: Anh Duy - soctrang.dcs.vn
(1)
Báo Sự thật, số: 128, ngày 19/2/1950); Hồ Chí Minh, Toàn tập, T6, Nhà Xuất bản.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
(2)
Báo Nhân Dân, số: 2876, ngày 5/2/1962); Hồ Chí Minh, Toàn tập, T10, Nhà Xuất
bản. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
Mời thư giãn với
nhạc phẩm MÙA XUÂN XÔN XAO
của Hàn Châu, qua tiếng hát: Lê Như và Đông Dương:
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Bài thơ “Vấn
Thoại” của Hồ Chí Minh và quan hệ giữa tòa và bị canl
- Hồ Chí Minh và
người Mỹ trong cách mạng tháng 8l
- Đọc lại bài thơ
“Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minhl
- Đêm Nay Bác Không
Ngủ” và 10 bài cảm nhận mẫul
- Phân tích một số
bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minhl
- Về một quãng thời
gian trong tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minhl
- Lời Cụ Hồ ca ngợi
vua Gia Long bị cắt bỏl
- Những con số “duyên
nợ” của các danh nhânl
- Thẹn lòng khi đọc “Chân dung 99 nhà văn Việt Nam đương đại”l
*
ANH
DUY
Địa chỉ: (đang cập nhật)
Email: (đang cập nhật)
Điện thoại: (đang cập nhật)
…………………………………………………………………………
- Cập nhật từ messenger facebook Ngô Thanh Tuấn ngày 30.01.2022.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ
nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét