ĐÔI
LỜI VỚI ÔNG NGUYÊN LẠC
VỀ
MỘT BÀI PHIẾM
*
I.
DẪN NHẬP (Tác giả Trần Đức Phổ)
Gần
một tháng trước đây tôi có viết bài PHIẾM
Ngày Bé Đọc Ca Dao. Nội dung bài phiếm là một góc nhìn tiếu lâm, pha
màu diễu cợt 'phồn thực.' Bài được đăng trên Facebook của tôi, và một số trang
báo mạng khác. Đặc biệt trang Hải Ngoại Phiếm Đàm, sau khi đăng bài vào hai
trang chính và phụ của báo đã gửi email cho tôi với lời khuyến khích:
"Thay mặt số Độc giả " khủng" yêu
văn Phiếm, xin cám ơn Anh." – Nghiem Vo
Sở
dĩ có bài viết này là nhằm làm sáng tỏ tâm ý của người viết cho bài phiếm đã
dẫn để độc giả bốn phương không hiểu lầm ý tứ của tôi sau khi đọc những bài của
ông Nguyên Lạc đã đăng.
II. NỘI
DUNG
Mấy
hôm nay, trang Facebook Lac Nguyen (Nguyên Lạc) đăng liên tiếp hai kỳ công kích
bài viết trên của tôi. Tôi đọc thật kỹ, hiểu rõ ra là ông ta bất bình với tôi
vì cái câu trong bài tôi đã chê một số người miệng hay tay dở, rao giảng phương
pháp làm thơ nhưng thơ thì phản lại phương pháp mình dạy. Câu ấy trong đoạn sau
đây (chữ in hoa):
"Tôi dám chắc rằng thời xưa dân ta không hề
biết thủ pháp “Show do not tell” nhưng nhiều bài ca dao đã thể hiện tài tình kỹ
thuật này. Bài Lấy Chồng Sớm là một điển hình. Toàn bài không nói đến mây mưa,
ân ái, nụ hôn cháy bỏng, vòng tay siết chặt... không cần từ ngữ tục tiũ gì ráo,
nhưng đọc xong ai cũng hiểu được chuyện gối chăn của cặp vợ chồng này nồng nàn,
lên đỉnh như thế nào! NGÀY NAY CÓ MỘT SỐ NGƯỜI ĐI RAO GIẢNG THI PHAP “SHOW DO
NOT TELL” NHƯNG TÔI ĐỌC THƠ HỌ CHỈ THẤY TOÀN “TELL AND TELL.”
Không
biết ông Nguyên Lạc đọc và hiểu như thế nào liền viết liên tiếp hai bài nhằm đả
kích bài viết của tôi. Tôi thì tin rằng ông Nguyên Lạc không nhầm lẫn giữa một
bài NGHỊ LUẬN VĂN HỌC và một bài PHIẾM. Ông ta viết là có mục đích khác?
Tôi
sẽ lần lượt nói rõ ý mình từng điều theo mỗi bài viết của Nguyên Lạc để quý độc
giả đã đọc bài ông ấy hiểu rõ phần nào câu chuyện..
A.
Bài 1:
Đại
khái ông Nguyên Lạc cho là tôi ngụ ý, cạnh khóe ông ta, và ông Phạm Đức Nhì,
rồi trích dẫn vài đoạn văn của ông Nhì. Cuối cùng phán rằng tôi cảm nhận ca dao
thì cảm nhận đi, cạnh khóe mà chi.
Trần Đức Phổ trả lời:
1.
Những câu nhận xét của tôi ở phần cuối bài Ngày bé đóc ca dao là RÕ RÀNG, THẲNG
THẮN, không hề ngụ ý, cạnh khóe gì ai. Ông Nguyên Lạc xin đừng "có tật
giật mình." Và đừng lôi kéo ông Phạm Đức Nhì vào đây.
-
Thủ pháp 'Show don't tell' là một thủ pháp cốt lõi để viết văn làm thơ, có
nhiều người dạy trên mạng. Nhất là các video bằng tiếng Anh. Đừng nghĩ tôi phủ
nhận cái hay của nó. Tôi chỉ phê phán những người "miệng hay tay dở" thôi, không nhằm vào ông Nguyên Lạc hay ông
Phạm Đức Nhì.
-
Trước khi người Việt ta biết đến thủ pháp "Show don't tell" bằng lý
thuyết thì họ đã thực hành rồi, trong thơ cổ điển và trong ca dao đó.
-
Ông Nguyên Lạc và ông Phạm Đức Nhì nói đến thủ pháp trên, trong các bài bình
chứ không hề 'rao giảng'.
2.
Như trên đã nói Show don't tell là một thủ pháp tuyệt vời, và là căn bản cho
nghệ thuật thơ ca. Tuy nhiên nó không là tất cả. Chúng ta cũng có lúc cần đến
"Show and tell."
3.
Nếu ông Nguyên Lạc có không đồng tình điều gì xin cứ mạnh dạn nêu ra ý kiến,
đừng 'núp bóng' dưới những điều người khác đã nói.
B.
Bài 2:
Bài
này ông Nguyên Lạc cho rằng tôi đã dùng một số từ ngữ thiếu chính xác, đồng
thời "hạ thấp phẩm giá phụ nữ ngày
xưa."
Trần Đức Phổ trả lời:
Trước
hết xin nói rõ bài Ngày bé đọc ca dao của tôi là một bài PHIẾM, ở đó tôi muốn
có một góc nhìn khác về bài ca dao trên. Thật tiếc thay ông Nguyên Lạc lại đem
cái tâm sáng vằng vặc của ông để soi vào khía cạnh nhục thể.
1.
Ông Nguyên Lạc viết: ""Tuy anh
chồng có hơi vũ phu chút đỉnh" - Tú Điếc
"Ông Tú, thường ai cũng hiểu Tú là tú
tài, dùng chữ này hình như không đúng lắm trong bài ca dao này.""
Tôi
dùng bút hiệu Tú Điếc có gì là không đúng với bài ca dao thưa ông Nguyên Lạc?
2.
Về chữ "vũ phu" chỉ có
nghĩa như là một hành động mạnh bạo, cuồng nhiệt thôi. Nếu ông Nguyên Lạc đã
đọc phần trên của bài phiếm thì nên hiểu mới phải.
3.
Về Phần chữ "nhắn" và “ăn quen bén mùi” thì ông Nguyên Lạc đã
dùng cái tâm địa 'đen thui' của mình để lý giải. Trước hết, sao ông Nguyên Lạc
lại nghĩ cô gái không được cho về nhà? Qua bài ca dao, trước lúc "giao hòa" thì cô gái đã về nhà cha
mẹ đôi lần rồi, nên họ mới biết sự tình của con gái. Vì thế cho nên để trấn an
cha mẹ bây giờ cô ta mới nhắn về trước cho gia đình an tâm, chứ không phải là
không về. Hơn nữa cái sự mặn nồng của chồng vợ có gì là xấu xa? Họ đâu phải mèo
mả gà đồng? Sự hòa hợp thể xác cũng là hòa hợp tinh thần vì thế ca dao mới nói:
"chồng tôi nay đã giao hòa cùng tôi."
Người của thế kỷ 21 sao ông Nguyên Lạc lại có cái nhìn về phụ nữ thiếu bình
đẳng về tình dục như thế?
III
KẾT LUẬN
Ngày Bé Đọc Ca Dao chỉ là một bài VĂN
PHIẾM nhằm mua vui cho đỡ buồn khi chơi Facebook. Trong bài tác giả đã
dùng cảm nhận của mình thông qua các trường hợp 'đặc biệt' để hiểu một bài ca
dao theo khía cạnh tiếu lâm. Nó hoàn toàn không phải là một bài nghị luận văn
học. Do đó người viết đã dùng bút hiệu Tú Điếc để gợi liên tưởng đến các nhà
thơ trào phúng như Tú Xương, Tú Mỡ. Về cái ý "ăn quen bén mùi" chỉ là một câu đùa vui kiểu "đã bị hiếp dâm mà còn hẫy lên"
đó thôi! Ông Nguyên Lạc trí tuệ hơn người sao không xét đến khía cạnh đó nhỉ?
Về
việc ngụ ý cạnh khóe như ông Nguyên Lạc đề cập rõ ràng là một kiểu suy bụng ta
ra bụng người. Ở phần cuối bài phiếm, thay vì đánh giá nghệ thuật đặc sắc của
bài ca dao tôi chỉ dùng phép so sánh với thơ một số người 'miệng hay tay dở' mà
thôi. Ông Nguyên Lạc là bạn bè trên Facebook của tôi. Tôi luôn nghĩ ông ta là
bậc thầy của thi pháp "Show don't
tell," là đại bàng thi sĩ, sao tôi lại dám cạnh khóe?
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Trần Đức Phổ0
-
Các bài viết của
(về) tác giả Nguyên Lạc0
-
Các bài viết của
(về) tác giả Phạm Đức Nhì0
.
Mời nghe Audionbook đọc truyện ngắn
CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:
*.
London,
31/10/2022
TRẦN
ĐỨC PHỔ
Địa chỉ: 819 KLEINBURG DR
London,
Canada
Email: ducphot946@gmail.com
.............................................................................................................
-
Cập nhật theo nguyên bản từ email tác giả gửi ngày 01.11.2022
-
Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng
Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét