(Văn sĩ, đại tá Phạm Thường Khanh) |
TƯỞNG NHỚ VĂN SĨ
PHẠM THƯỜNG KHANH
Từ khi tôi và anh Khanh quen biết nhau, hàng ngày, hàng tuần anh hay gửi
bài, nhắn tin, bình luận chuyện văn chương, thế sự. Bẵng đi hai ba tháng kể từ
lúc tôi dịch gia phả dòng họ ngoại của anh ở Thái Bình không thấy anh nhắn tin
hay gửi bài. Tôi nghĩ chắc anh Khanh chán mình rồi. Bởi có nhiều người giao lưu
với tôi, gửi bài gửi vở cho vannghecuocong.com một lúc họ chán, họ bỏ đi. Âu cũng là
chuyện thường ngày của nhân tình thế thái!
Tối hôm 21 tháng 12 năm 2016 vừa qua, tôi nhận được tin nhắn điện thoại của
con gái anh báo tin bố cháu đã mất 10 giờ 30 phút ngày 20/12/2016. Tôi thật bần
thần thảng thốt không tin nổi anh Khanh đi sớm thế. Tuy cũng đã tuổi 64 rồi,
nhưng thời nay, tuổi này chưa phải là cao niên lắm. Anh còn bao nhiêu dự định
in sách riêng của anh mà không làm được nữa.
Hơn một năm trước cũng như học giả Thái Doãn Hiểu gọi điện thoại cho tôi, tôi
nhận một điện thoại người lạ. Anh ta muốn gửi bài cho vannghecuocsong.com do tôi phụ trách, những bài gay cấn.
Tôi oke ngay và có nói thêm là bài xây dựng là chính, đừng “quá khích” lắm vì
thời tiết chính trị của ta khi lên khi xuống, website bị đánh sập đã đành mà
tác giả cũng không yên ổn. Anh đồng ý với ý kiến của tôi. Từ đó vannghecuocsong.com có thêm một cộng tác viên thân thiết
Phạm Thường Khanh. Anh còn ký Thường Khanh và viết tên thật Phạm Đình Khanh.
Nhiều lần anh điện có ý muốn anh em gặp nhau để đàm đạo. Tôi nhận lời và hẹn
sắp xếp thời gian.
Thì một hôm tại quán bia Quán Xanh, tôi đang nhâm nhi với nhà thơ
Trần
Quang Đạo, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu thì gặp một nhóm bạn của Đạo từ trong, có
một anh là tổng biên tập báo Lao động Thủ đô và một người tầm thước hơi gầy và
vài người khác. Đạo giới thiệu tên tôi, người tầm thước hơi gầy bước lại ôm lấy
tôi và nói: - Em chào anh Đỗ Hoàng, em là
Phạm Thường Khanh đây! Tôi đứng dậy bắt tay anh thân thiết và đáp: - Chào anh Khanh, gặp anh quý hoá quá! Tôi vừa
đưa bài anh viết gửi “Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sự Nhà nước.”. Bài nhiều
người đọc lắm. Anh Khanh tỏ ra rất thích thú. Vì ai cũng đã ngà ngà bia nên
tôi và anh hẹn khi khác hàn huyên, rồi chia tay!
(Nhà thơ Đỗ Hoàng) |
Đến lúc ấy và cả lúc tôi đến nhà riêng viếng anh, tôi chưa biết anh làm
công việc cụ thể là gì, tôi chỉ biết lờ mờ hình như anh ở bên công an. Khi
viếng anh tôi hỏi con gái anh mới biết anh công tác ở Viện chiến lược Bộ Công
An, đóng trong trụ sở Bộ Công An, hàm Đại tá về hưu.
Rồi một lần tôi mời anh về nhà tôi nhậu. Hai anh em làm mất một chai rượu
ngon anh mang từ nhà tới. Và tất cả chuyện trên trời dưới đất nói hết cùng
nhau. Anh tỏ ra quý trọng tôi và dành nói về tôi những lời thật tốt đẹp. Được
khen ai cũng thích, khen đúng lại càng thích. Những lời khen ngợi của anh tôi
không bao giờ được có trong các hội văn nghệ địa phương, văn nghệ trung ương mà
tôi đã và đang sinh hoạt. Văn học chính thống chưa bao giờ có một dòng nào viết
về tôi đừng nói có lời biểu dương như vậy. Cũng như học giả Thái Doãn Hiểu, tôi
coi anh là người bạn thân thiết như Bá Nha có Chung Tử Kỳ.
Tôi nói với anh: “Văn học mậu dịch và
nhiều người coi tôi là loại nhà thơ ba xu xoàng xỉnh”. Anh cự ngay: - Đám ấy mới ba xu xoàng xỉnh. Chúng là loại
bồi bút, văn nô mới coi anh như thế. Anh kỹ vỹ lắm. Anh có Kiều Thơ, Tâm sự
người lính, Thơ chống giặc nội ngoại xâm, Dịch thơ Vô lối…Tôi may mắn, vinh sự
được quen anh, qua anh tôi lại vinh dự quen biết thêm Nguyễn Hoàng Đức! Nguyễn
Hoàng Đức cũng kỳ vỹ lắm. Phạm Thường Khanh thật tự hào về điều này!
Tôi không dám nhận những điều anh biểu dương, nhưng tôi rất cảm động không
nói thêm lời nào nữa!
Rồi sau đó anh thỉnh thoảng nhắn tin và nói anh sẽ viết về tôi đã sáng tạo
ra thuật ngữ văn học: Thơ Vô lối, Đám Văn nô, viết về Nguyễn Hoàng Đức sáng tạo
thuật ngứ’ Văn chương Mậu dịch”….
Trên dưới hai tháng anh không gửi bài, không nhắn tin cho tôi là anh ốm
liệt giường (bệnh dịch tràn màng phổi). Tôi thật có lỗi không biết để đến thăm
anh. Con gái anh nói, bố cháu không cho ai biết bố cháu ốm, không muốn ai biết
bố cháu là công an!
Sinh thời anh ám ảnh câu thơ của tôi “Khuất
rồi chẳng bận một lời tiễn đưa”. Anh sống lặng lẽ, viết lặng lẽ, ra đi cũng
lặng lẽ như thế.
Hết sức chia buồn người bạn tốt của tôi. Xin in lại bài HÀI HÌNH THI NHÂN
tặng
Nhà thơ Bùi Giáng, Học giả Thái Doãn Hiểu và
Văn sĩ Phạm Thường Khanh cùng các bậc tiên hiền khác!
Người về với cõi
Trường Sinh
Cầu chi nửa cái hài
hình nhân gian
Đế vương mộng đã cũ
càng
Khóc thương cũng
quá muộn màng xứ quên
Trời ngơ, đất ngẩn,
người nghiêng…
Như còn hoang lạnh,
đời điên đảo đời!
Sống không có nỗi
nụ cười
Khuất rồi chẳng bận
một lời tiễn đưa
Cúi đầu từ tạ sau
xưa
Đốt ngày làm nén
hương thưa với Người!
*.
Hà Nội
ngày 24 - 12 -2016
ĐỖ HOÀNG
Quê quán: Cao Vân, Lệ Thủy, Quảng
Bình.
Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Email: donguyenhn@yahoo.com
Điện thoại: 091.336.96.52
........................................................................................
- © Tác giả giữ bản quyền.
- Cập nhật theo nguyên bản của
tác giả gửi qua email ngày 16.02.2017
- Bài viết thể hiện
quan điểm của tác giả, không thể hiện quan điểm của trang blog Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ
nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét