Thư đi thư lại: TRAO ĐỔI VỀ BÀI THƠ “VÌ SAO TÔI RA ĐI” - Tác giả: Nguyễn Bàng (Sài Gòn)

Leave a Comment
(Làng Đá, Quang Vinh, Ân Thi, Hưng Yên)
Thư đi thư lại:
TRAO ĐỔI VỀ BÀI THƠ
VÌ SAO TÔI RA ĐI
(NGUYỄN BÀNGPHẠM ĐỨC NHÌ)
*
Vẫn sự trân quý bạn bè mà mở lòng giao hữu; vẫn sự nhã nhặn, lịch thiệp mà chả cần phải gần ông, hiểu ông, bạn đọc cũng cảm nhận được đấy là tấm lòng ông luôn rộng mở với người thân, bạn hữu,… tác gia nhà giáo Nguyễn Bàng đã dí dỏm (mà chân tình) trả lời email của nhà thơ Phạm Đức Nhì bằng những “nhận xét vừa rất bác học vừa rất đầy đủ” (Phạm Đức Nhì) về một chữ tục trong bài thơ “Vì sao tôi ra đi” của nhà thơ Phạm Đức Nhì.
Trộm nghĩ, những “thư đi thư lại” của 2 Ông không chỉ là câu chuyện giải trí mà còn như là một tiểu luận, sẽ hữu ích với bạn đọc muốn tìm hiểu về ngôn ngữ dân gian nên trang nhà đã biên tập “thư đi thư lại” của 2 Ông để chia sẻ cùng bạn đọc.
Trước khi đưa bài lên trang, chúng tôi đắn đo khá nhiều về chữ tục trong bài thơ, định để chữ tục theo lối viết tắt như xưa nay các báo, tạp chí… thường làm nhưng rồi chúng tôi quyết định để theo văn bản gốc, bởi như tác gia, nhà giáo Nguyễn Bàng đã viết: “Thà dốt đặc mà nói đúng cái chữ tục ấy còn hơn hay chữ lỏng mà bảo nó là cái âm hộ, cái phụ khoa hay hơn một chục  cái định danh nhạt nhẽo khác!”
Trang Đặng Xuân Xuyến trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
                        

(Nhà thơ Phạm Đức Nhì)
Nhà thơ PHẠM ĐỨC NHÌ
(Hoa kỳ: 20.11.2015)   
 Vì sao bỏ nước ra đi?” Mỗi người Việt ở hải ngoại đều có câu trả lời riêng cho câu hỏi đó. Và đây là câu trả lời thành thật của tôi.
VÌ  THẾ  TÔI  RA  ĐI
Chạm tay vào phin cà phê
con đã léo nhéo
“Bố uống ít thôi còn để tiền mua gạo.”

Cho tay vào túi áo
định moi điếu thuốc lá
vợ đã cằn nhằn
“Ông hút vừa chứ còn để tiền mua thức ăn.”

Trước khi vào mâm cơm
vợ bấm vai thì thầm
“Mình ăn rau luộc chấm mắm
có tí bạc nhạc bò kho mặn
nhường cho con
kẻo nó còi xương.”

Tối lên giường
sờ lồn vợ mum múp
vừa định kéo quần
vợ hất tay ra
“Để em ngủ lấy sức
mai còn đi thủy lợi.”

Ôi! Quê hương khốn nạn của tôi!
vì nồi gạo phải nhịn cà phê
vì tí thức ăn nhịn thêm thuốc lá
sợ con còi xương, lại đành nhịn thịt
những nỗi khổ nhục thôi thì còn cố cắn răng chịu đựng
nhưng đến lồn vợ cũng phải nhịn thèm
thì quá lắm

Và thế là bất kể tội tù, sống chết
tôi dẫn vợ con vượt biên.
*
PHẠM ĐỨC NHÌ

Nhà giáo NGUYỄN BÀNG
(Sài Gòn: 20.11.2015)
1/ Bài thơ có một chữ tục và tác giả đã nói như thanh minh trước: “Không phải vì tác giả có ý tưởng Dâm trong đầu mà vì nghĩ mãi không tìm được chữ khác”.  
(Tác gia, nhà giáo Nguyễn Bàng)
Theo một tác giả trẻ (sinh năm 1980) vừa công bố một luận văn “Lồn và Buồi trong ca dao tục ngữ Việt Nam”, thì trong 165 câu sưu tầm được, có tới 14 định danh gọi tên “cái ấy” của phụ nữ. Trong 14 cái định danh ấy, thì định danh “Lồn” xuất hiện tới 124 lần còn 13 định danh kia, tần số xuất hiện nhiều nhất chỉ từ 1 đến 4 lần/ 1 cái. Điều đó chứng tỏ định danh “Lồn” là tên cúng cơm của “cái ấy” ra đời trước nhất và đã được người Việt dùng nhiều nhất với ý thức sâu sắc về việc coi nó là tục hay không tục.
Bài thơ của Phạm Đức Nhì diễn tả những bất bình, khó chịu, chửi thẳng vào cái  “nước” mà anh đã phải bỏ nó ra đi thì không có từ nào thay thế cho cái chữ tục anh đã văng ra. Bởi vậy, cái câu thanh minh thanh nga của anh trước khi đưa lên bài thơ, hoặc là tác giả đã quá khiêm tốn mà xưng nhận không tìm được chữ khác, hoặc là anh là rất thích dùng chữ ấy nhưng lại bất công chụp cho nó cái mũ là chữ tục?
 2/ Dân ta đã diễn tả đá tí nho nhe vẻ đẹp sung mãn hai “cái ấy” của người nam và người nữ là: “Dương như thiết thạch, âm như phì quy”. “Cái ấy” của người vợ mà “mum múp” như nhà thơ Phạm Đức Nhì mô tả thì hiển nhiên là đạt điểm “phì quy” rồi.  
Nhưng trong cảnh sống trước khi bỏ nước ra đi, vợ chồng nhà thơ, chỉ “ăn rau luộc chấm mắm…”, vậy mà “cái ấy” của chị vợ lại mum múp” thì kể cũng lạ?!
Hay, chị ta là dân một địa phương đặc biệt như:
Em là con gái Phú Đa
Con người phốp pháp, ngã ba to đùng
Hoặc:
Em là con gái chợ Cồn
Người thì bé bé cái lồn lại to
Nếu đúng thế thì, trong hoàn cảnh đói khổ, to có thể vẫn to chứ mum múp thì sao có thể được!
Lại nữa, anh chồng, tối mới lên giường đã “sờ lồn vợ” và “định kéo quần” ra ngay, thì hẳn “cái ấy” của anh ta cũng đã đang cứng “như thiết thạch” rồi.
Nhưng như dân gian cũng đã nói: 
No thì lồn lồn cặc cặc
Đói thì hục hặc chuyện ăn
Vậy lại thêm cái lạ nữa!
Hay là anh ta cũng thuộc loại đàn ông đặc biệt:
Nhịn ăn một bữa chưa gầy
Nhịn đ. một bữa mặt mày xanh xao 
3/ Lạ thế thôi chứ rất cảm thông với nhà thơ khi anh nói rất thật:
 nhưng đến lồn vợ cũng phải nhịn thèm
 thì quá lắm
Thật như ca dao:
Ghét ai cũng chửi mặt lồn
Lên giường ngó thấy lỗ trôn là thèm
 Thật như dân gian đã nói trắng phớ ra, rằng người ta sống đâu phải vì sự nghiệp này sự nghiệp nọ, và rằng, cuộc đời chỉ gồm tứ khoái mà thôi. Mà trong tứ khoái đó, sau ăn ngủ là đến cái “chuyện ấy”, cái chuyện mà bọn đạo đức giả thường gọi bất công là “bản năng thấp hèn” nhưng bản thân nó đâu có xấu.
4/ Cũng xin lỗi nhà thơ và các bạn Mail của anh, tôi đã nhắc đến nhiều lần cái chữ mà nhà thơ cho là tục. Không thể khác được vì “trời sinh ra thế”, sinh ra cái tên cúng cơm cho “cái ấy” của phụ nữ. Thà dốt đặc mà nói đúng cái chữ tục ấy còn hơn hay chữ lỏng mà bảo nó là cái âm hộ, cái phụ khoa hay hơn một chục  cái định danh nhạt nhẽo khác!
 Giờ đã dẫn vợ con vượt biên thành công, chúc nhà thơ và phu nhân luôn luôn được vô cùng thoải mái: “Yêu nhau hai cái nõ nường” ?!

Nhà thơ PHẠM ĐỨC NHÌ
(Hoa kỳ: 20.11.2015)   
Cám ơn nhận xét vừa rất bác học vừa rất đầy đủ của bác Bàng. Nếu bác bỏ thêm tý công sức copy cái phần nhận xét này vào chỗ Comment của trang vandanviet.com (tôi sẽ gởi cho bác cái link sau đây) thì tôi sẽ có cớ trao đổi với bác về cái chữ l. dễ thương ấy. Biết đâu sẽ có nhiều người khác cùng vào góp ý.
Bác đã "đánh" ngay vào chỗ "yếu" của bài thơ. Tôi chờ cú đánh này mấy năm nay rồi (ở hải ngoại) mà không thấy. Hôm nay nhận cú đánh của bác, "bươu đầu sứt trán" một tý nhưng rất vui.
Phạm Đức Nhì

    
Mời thư giãn với nhạc phẩm MÁI ĐÌNH LÀNG BIỂN
của Nguyễn Cường, qua tiếng hát Tùng Dương:
           
*
NGUYỄN BÀNG
Địa chỉ: Thành phố Sài Gòn
Email: bnguyen37@gmail.com
.
.



  ........................................................................................
- Cập nhật theo nguyên bản tác giả gửi qua email ngày 07.04.2018.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến.
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. 

0 comments:

Đăng nhận xét