ĐỜI TƯ CÁC VỊ HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA: ĐÔNG TẤN HIẾU VŨ ĐẾ TƯ MÃ DIỆU - Chuyển ngữ: Trần Đình Hiến (Hà Nội)

Leave a Comment

 

ĐÔNG TẤN HIẾU VŨ ĐẾ TƯ MÃ DIỆU:

Vì một câu nói đùa mà bị ái phi trùm chăn chết ngạt.

*

Lời ca:

Mưa lất phất bay

Sầu trong heo may

Nắng chiều nhạt cỏ

Rằng ta đang say.

Những muốn nỗi điên vùi trong rượu, gõ chén mà hát rằng, vui gượng lòng buồn tênh. đai áo lỏng dần không hối hận, vì ai mà dung nhan tiều tuỵ? Người tinh ý có thể thấy, bài từ này do Liễu Vĩnh, người sáng tác Từ nổi tiếng đời Tống sáng tác, chỉ khác có mỗi chữ cuối cùng của bài. Vì sao sửa lại nguyên tác của Liễu Vĩnh? Tác giả không có ý khác, chỉ muốn “mượn rượu người xưa tưới đẫm nỗi chất chứa trong lòng”, kể với chư quân câu chuyện dưới đây:   

(Dich giả Trần Đình Hiến)

Nhân vật chính trong câu chuyện tuy không phải cùng thời Liễu Vĩnh, nhưng cuộc đời của nhân vật này chẳng khác câu từ mà Liễu Vĩnh đã viết, “ Những muốn nỗ điên vùi trong rượu, gõ chén mà hát rằng, vui gượng lòng buồn tênh”. Càng lạ lùng hơn, nhân vật này “đai áo lỏng dần không hối hận”,rốt cuộc “ vì y mà dung nhan tiều tuỵ”. Vì thấy người khác tiều tuỵ mà nói đùa một câu, thế là đang ở địa vị chí tôn của một Hoàng đế mà chết trong tay một người đàn bà trong cung đình, đáng gọi là chuyện xưa nay chưa hề có.

Nhân vật này họ kép: Tư Mã, tên đơn : chỉ một chữ Diệu, là con trai của Đông Tấn Văn đế Tư Mã Dực, ông vua thứ 9 triều Đông Tấn. Vị chúa tể tác giả câu chuyện kỳ lạ cổ kim có một này là con người như thế nào?

 

I. MẸ CAO KỀU VÀ ĐEN NHẺM, VỐN KHÔNG HY VỌNG CÓ MẶT Ở ĐỜI, CHA RẤT MONG CÓ CON TRIA NỖI DÕI, LỜI THÀY ĐỒNG ỨNG VÀO MỘT NGƯỜI.

Nói đến Đông Tấn Vũ Đế Tư Mã Diệu, rất nhiều sử gia cho rằng, ông là con người kỳ lạ xưa nay. Là vua, ông không những chết một cách kỳ lạ mà ông ra đời cũng rất kỳ lạ.

Theo lẽ thường, ông không nên có mặt ở đời này.

Vốn là, cha của Tư Mã Diệu là Tư Mã Dực và Lý thị, mẹ đẻ ra ông, không phải là một cặp xứng đôi vừa lứa.

Ta hãy nói đến Tư Mã Dực, Tư Mã Dực tự là Đào Vạn, con út của Tư Mã Ý, ông vua khai quốc triều Đông Tấn. Tư Mã Dực từng tham gia việc phế lập Khang Đế (Tư Mã Nhạc), Mục Đế (Tư Mã Nhiễm), Ai Đế (Tư Mã Thừa) và Phế Đế (Tư Mã Nhiễm). Có thể nói, từ năm 342 ông 22 tuổi trở đi, vì nhận cố mệnh của Thành Đế (Tư Mã Diễn) ông đích thân tham dự vào những quyết sách của giới lãnh đạo cao cấp Vương triều Đông Tấn. Ông sở dĩ 22 tuổi đã đứng trong hàng ngũ hạt nhân cao cấp, không phải do ông thực sự có bản lĩnh – giả dụ ông thực sự có bản lĩnh, thì Hoàn Ôn là người nghĩ đủ mọi cách hãm hiếp Thiên tử mà ra lệnh cho chư hầu cũng không chọn Tư Mã Dục làm “Hán Hiến Đế”. Tư Mã Dục rất hiểu điều này. Do đó, vào những năm cuối cuộc đời chính trị, ông khao khát sinh được một con trai như Tôn Trọng Mưu để con trai nối tiếp chí hướng của mình. Nhưng ai ngờ trong cuộc sống gia đình, ông lại gặp bất hạnh đến như vậy.

Trước khi mẹ đẻ Tư Mã Diệu là Lý thị được phong Hoàng hậu, Tư Mã Dực từng hai lần lập vợ chính. Trịnh thị, một trong hai người là “gà mái” không biết đẻ trứng, không để lại cho Tư Mã Dực một con nào. Người vợ tiếp theo là Vương thị thì đúng là một bụng con, đẻ liền một mạch ba con trai, nhưng hai chết yểu, đứa còn lại là Tư Mã Đạo thì sinh lòng phản nghịch, bị tước bỏ vương vị. Mẹ vì con mà rơi vào cảnh thấp hèn, Vương thị bị giam trong lãnh cung, buồn bực mà chết.

“Tấn thư, Hậu phi truyện”, chép: “Các cơ thiếp sau đó, trong mười năm không ai sinh được con nào”.

Có bệnh thì vái tứ phương. Tư Mã Thục vốn không tin lắm vào quỉ thần, nay bắt đầu mê tín. Một hôm, ông cho triệu thầy bói nổi tiếng ở đô thành tên là Hộ Khiêm, đề nghị bói một quẻ xem ông có con trai nối dõi hay không, nếu có thì tìm ở đâu?

Hộ Khiêm khấn vái một hồi, xóc xóc nắm cỏ thi trong tay, rồi nói: “Hậu phòng có một nữ có thể sinh hai quý nam, trong đó có một người làm cho nhà Tấn cường thịnh.

Vì sao Hộ Khiêm lại nói như vậy? Có người liên hệ với Hộ Khiêm chuyện Lý thị sinh liên tiếp hai con trai mà cho rằng Hộ Khiêm bói như thần. Người khác thì lại bảo đây chẳng qua là gặp may. Trong hai người ai đúng ai sai, ta chẳng cần phân tích kỹ làm gì. Người nói thì vô tâm, nhưng Tư Mã Dục thì lại có ý, hơn nữa lại thành tâm muốn có con nối dõi. Ông ta nghĩ thầm: “Phải chăng là nàng”.

Thì ra khi đó Tư Mã Dục đang sùng ái một mĩ nhân họ Từ, tên thời con gái là Chiêu Dung được phong Quí nhân, địa vị chỉ dưới Vương phi. Người đẹp này sinh được một con gái (tức công chúa Tân An sau này). Tư Mã Dục khi thấy cô đồng nói “một nữ”, liền nghĩ đến Từ Chiêu Dung. Nhưng ông trời trêu ngươi, nhà vua thường xuyên sủng hạnh mà Từ Quí nhân không sinh con trai. Lúc này có một đạo sĩ đến đô thành nước Tấn, người này họ Hứa tên Mại, các ông khanh trong triều anh cũng mê tài ăn nói của ông ta, Tư Mã Dực cũng không ngoại lệ. Một hôm, Tư Mã Dực đặc cách triệu Hứa Mại vào cung để hỏi về vấn đề người nối dõi. Hứa Mại khuyên Tư Mã Dực nên tăng cường sủng hạnh những người đẹp trong hậu cung. Kết quả là không biết bao nhiêu người đẹp đã hầu ngủ, nhưng Tư Mã Dực vẫn không có con trai nào. Tư Mã Dực khát khao người nối dõi đến nỗi bất chấp cả những điều kiêng kỵ, mời danh y về sản khoa vào phủ, triệu tất cả những mĩ nhân đã được Tư Mã Dực sủng hạnh đến để vị danh y này xem tướng từng người một. Xem hết số mĩ nhân mà người này cứ lắc đầu, lại  gọi bọn thân phận kém hơn là nô tì đến xem một lượt, người này vẫn lắc đầu. Cứ như vậy không biết bao nhiêu người, cuối cùng cho gọi bọn hèn kém nhất trong phủ là bọn thợ dệt. Vừa thấy một cô thợ chuyên làm việc nặng, “người dài ngoẵng mà đen nhẻm” mặt thô, mắt to, vị danh y sáng mắt lên, vỗ đùi kêu:

- Tâu Điện hạ, chính là người này!

- Sao? Người này hả? – Tư Mã Dực rất không bằng lòng, hỏi lại - Ông không lầm đấy chứ?

- Tiểu nhân theo thầy học nghề từ năm 12 tuổi, nay đã ngoài 60, hơn 40 năm quan sát không biết bao nhiêu người, chưa thấy ai được như Nương nương này. Nếu Điện  hạ tin lời tiểu nhân thì đất nước sau này có chủ, nếu không tin thì cho phép tiểu nhân cáo lui.

Thấy vị thần ý vốn được coi là “giỏi như Hoà Đà” tự ái, Tư Mã Dực bỗng mềm lòng, vẻ mặt trở lên tươi cười:

- Tiên sinh đừng giận, đừng giận. Nếu tiên sinh không lầm thì Cô gia thử xem sao.

- Đêm ấy Tư Mã Dực cho vời cô nô tì Côn Luân (tên gọi chung những người có nước da đen như người Mã Lai) vào hầu ngủ. Cô này họ Lý, “Tấn thư, Hậu phi truyện” viết về chuyện này như sau: “Sau đó mơ thấy hai con rồng nằm lên gối, ít lâu sau thụ thai”, rõ ràng đây là nói theo kiểu mê tín dị đoan, ta cũng chẳng cần xem xét làm gì. Có điều, người phụ nữ cao kều và đen nhẻm tên là Lý Lăng Dung ấy đã liên tiếp đẻ ra cho Tư Mã Dực hai con trai, là sự thật.

Các sử gia cho rằng, không có Lý Lăng Dung thì không có Hiến Vũ Đế triều Đông Tấn. Mà nếu không có chuyện những người đẹp trong phủ hơn mười năm không sinh được người con trai nào, thì ngôi Hoàng Thái hậu cũng không bao giờ rơi vào tay Lý Lăng Dung. Vậy thì thâu tóm chuyện này như thế nào? Chỉ có thể nói: kỳ lạ thật!

 

2. TRONG CƯỠNG NGOÀI ÉP, NGÔI VUA MẤY LẦN NGHIÊNG NGẢ RỒI LẠI ỔN. TRẬN PHÌ THUỶ, GẦN NHƯ ĐỨNG NGOÀI CUỘC ĐỂ NGHE TIN THẮNG TRẬN.

Trong 11 đời vua triều Đông Hán, Tư Mã Diệu ở ngôi lâu nhất, nhưng như vậy không có nghĩa là ổn định. Sau khi lên ngôi, ông đổi niên hiệu là “Ninh Khang” nhưng trên thực tế, vương quốc Tấn chưa khi nào yên ổn.

Trong suốt 24 năm làm vua, thiên tai địch hoạ liên tiếp xảy ra.

Tháng 11 năm 373, Tư Mã Diệu được Thái hậu Chử Toán Tử giúp rập, lo liệu xong xuôi đám tang của cha là Giản Văn Đế Tư Mã Dực, thì trong cung đình bỗng xảy ra một chuyện không to mà cũng không nhỏ.

Hôm ấy trời chưa sáng hẳn, hoàng cung của Tư Mã Diệu đối diện với phủ đệ của nhà vua bị phế truất Tư Mã Loan,  gần như cùng lúc đó hai toán người xông ra. Hai toán người này đều nhận lệnh của một tiểu lại Từ Châu tên là Lư Tủng và cùng làm một nhiệm vụ: phế bỏ (nếu có thể thì tốt nhất là giết đi) Tư Mã Diệu, rước Tư Mã Loan lên làm vua. Lư Tủng tuy chỉ là một tiểu lại, nhưng kế hoạch do hắn vạch ra lại rất táo gan và chu đáo. Những người trước hắn thường chỉ nghĩ đến phế truất vua cũ mà chưa có trù liệu về nghênh lập vua mới. Vậy mà Lư Tủng biết đưa ra một Hoàng đế tiền nhiệm để ép Thiên tử ra lệnh cho chư hầu. Về mặt thời gian, chọn lúc trời dạng sáng, lại đúng khi tang lễ vừa xong, văn võ bá quan đều mệt mỏi, vua mới thì miệng còn hơi sữa. Chọn thời điểm này để hành động, không cần chắc thắng trong tay thì cũng chắc bảy tám phần.

Có lẽ mưu sự tại nhân hành sự tại thiên, hoặc giả Tư Mã Diệu có số làm vua, Du Kích Tướng quân Mao An Chi cùng Trung Lĩnh tướng Hoàn Bí, tướng Ân Khang dẫn một số vệ binh đang làm nhiệm vụ trực nhật xông thẳng vào toán người sắp tràn vào hoàng cung (trong đó có Lư Tủng) giết và bắt sống không sót một mống. Toán thứ hai chạy vào cổng phủ của Tư Mã Loan, nhưng bị Tư Mã Loan cự tuyệt không cho vào, nên chạy tản mát mỗi người một ngả. Cuộc bạo loạn bị dẹp nhanh chóng mà Tư Mã Diệu không hề hay biết.

Sau chuyện này, một toán quần thần văn võ do Tạ An và Vương Thản Chi cầm đầu đã thực hiện những biện pháp tăng cường bảo vệ hoàng cung, thay linh canh gác cổng bằng những người lính trung thành với nhà vua. Bọn lòng lang dạ sói không bao giờ còn dám mơ tưởng xông vào hoàng cung nữa.

Nhưng lúc này một mối nguy càng lớn hơn đang treo trên đầu Tư Mã Diệu như bóng với hình. Mối nguy bắt đầu từ Hoàn Ôn đang thống lính quân đội ở bên ngoài. Hoàn Ôn là một loại người như tào tháo, Vương Mãng, rất nổi danh cuối đời Đông Tấn, từng đem quân lên bắc đánh Tần, Đánh bại quân Tần ở Lam Điền, tiến quân lên Bá Thượng, ba lần phò tá nhà vua. Về sau, uy tín của Hoàn Ôn càng lớn. Trước khi lâm chung, cha của Tư Mã Diệu là Tư Mã Dực một ngày liên tiếp đi bốn đạo “ kim bài”, đề nghị Hoàn Ôn voứi tư cách Đại Tư Mã đem quân về triều phò cgính, nhưng Hoàn Ôn không thèm đếm xỉa nửa lời. Không còn cách nào khác, Tư Mã đành phải viết một chiếu thư như sau : “ Đại Tư Mã (Hoàn Ôn) có thể nhiếp chính kiểu chu công phò tá thành vương, có thể giúp Thái tử thì giúp, không thể giúp thì đoạt lấy quyền bính mà thay thế.

May mà có bọn Vương Thản Chi, Tạ An và một số đại thần tìm mọi cách chống đỡ, khiến Hoàn Ôn không thực hiện được dã tâm cướp ngôi nhà Tấn.

Sau truyện này, Hoàn Ôn căm thù đến tận xương tuỷ bọn Tạ An, Vương Thản Chi và cũng bất mãn với Tư Mã Diệu.

Năm 372 Hoàn Ôn dẫn quân về triều, bầy trận ở Tân Đình “ định cướp ngôi nhà Tấn, kêu gọi đàm phán với Tạ An, Vương Thản Chi để nhân đó giết hai người”. Hoàn Ôn định giết Tạ An và Vương Thản Chi để chặt đứt vây cánh của Tư Mã Diệu, rồi cướp lấy ngôi báu. Tư Mã Diệu và Vương Thản Chi vô cùng lo sợ, vì lần này Hoàn Ôn định làm thật : Một người trung thành với Hoàng tộc mật báo rằng, Hoàn Ôn đã bố trí quân mai phục đằng sau chỗ tiếp Vương,Tạ. Không hiểu số phận còn mỉm cười với Tư Mã Diệu, hay là khí số của nhà Tấn chưa hết, mà trong không khí căng thăngr như vậy, Tạ An với tinh thần trượng nghĩa, trình bày điều hơn lẽ thiệt, khiến Hoàn Ôn thay đổi ý định. Kết quả, một lần nữa, tính mạng của Tư Mã Diệu lại được bảo vệ, vương triều Đông Tấn một lần nữa thoát khỏi khủng hoảng.

Sau khi Hoàn Ôn chết, con thuyền cũ nát Đông Tấn dưới sự chèo chống không có gì làm giỏi giang của Tư Mã Diệu, lênh đêng được một số năm.

Năm 383, tức năm thứ 8 niên hiệu Thái Nguyên triều Đông Tấn, Tiền Tần ở phương bắc dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh kiệt xuất là Phù Kiên, đem quân đánh xuống phía nam, quân đông 90 vạn, tố lên 100 vạn, định nuốt chửng Đông Tấn. Nói ra kể cũng lạ, năm ấy Tư Mã Diệu 22 tuổi gần như đứng ngoài cuộc trong trận chiến chinh phục và chống chinh phục, thôn tính và chống thôn tính này.

Theo sử liệu ghi chép về trận phì thuỷ, người ta thấy phù kiên khí thế ném roi ngựa lấp sông lừng lẫy một thời ; đọc thấy “sau khi bình định đông nam, Tượng thư Bộc xạ Tư Mã Xương”lừo lẽ hào hùng ; đọc thấy phong độ ung dung và tao nhã của thừa tướng kiêm danh tướng Tạ An “chỉ huy tướng soái người nào việc ấy, thậm chí còn đọc thấy Tạ An sau khi phá địch, Tạ An” vui đến nỗi gota giầu rơi mà cũng không biết”, nhưng tuyệt nhiên không hề nói đến vua Đông Tấn Tư Mã Diệu. Khi đó ông vua này làm gì? vậy chẳng là truyện kỳ quặc hay sao ?

Nghe nói khi Giản VĂn Đế còn đang tại vị, một nhà tiên tri thần bí đã nói một câu sấm như sau: “ Tấn tộ tân Xương Minh” ( ngôi nhà Tấn kết thúc bởi Xương Minh). Khi đó, không ai hiể câu sấm này sẽ rơi vào ai?

NĂm 362, mẹ của Tư Mã Diệu là Lý LĂng Dung mang thai 10 tháng, sắp lâm bồn, “ mơ thấy thần nhân bảo rằng: Nhà ngươi đẻ con trai, tên tự Xương Minh”. Đêm ấy, Lý Lăng Dung cao kều và đen nhẻm vì khó sinh nên đau đến chết đi sống lại. Vì khát khao có con nối dõi, Tư Mã Dực sai người đi tìm bà đỡ đến, phải mất bao công sức mới giúp được Lý Lăng Dung sinh được một con trai. Khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời thì bên ngoài Vương phủ, phương đông hừng sáng.

Bà mụ bế đứa bé đầu beo mắt cọp đến bên giường Lý quý nhân khi ấy mặt mày xanh nhợt vì mất quá nhiều máu, khẽ nói:

Xin chúc mừng nương nương !

Đang sốt ruột vì không biết mình có sinh cho Cối Kê vương một con trai nối dõi hay không, Lý Lăng Dung hỏi một câu yếu ớt: Cho ta biết mau, con trai hay con gái ?

Bà mụ chưa kịp trả lời thì một cung nữ đứng túc trực bên cạnh cướp lời: Bẩm Quý nhân, bà sinh một tiểu vương.

Không đánh lừa ta đấy chứ? Lý Lăng Dung nửa tin nửa ngờ lại hỏi lại :” Sao lại có chuyện như vậy?” Bà mụ tuổi 60 trả lời: - Nương nương chuyện to tát như vậy, ai dám nói đùa nương nương.

Ngừng một lát bà ta đề nghị: - Nương nương đặt tên cho tiểu vương đi! Thằng nhỏ này hành hạ ta suốt cả đêm.

Lý Lăng Dung tuy vô cùng mệt mỏi nhưng loé lên niềm hạnh phúc- Đặt tên là gì nhỉ? Hay đợi Vương gia tới hãy bàn.

Đại vương có ý của đại vương, Nương nương có ý của Nương nương chứ! Mẹ thì phải đặt tên cho con, ít nhaats cũng đặt tên cúng cơm – Bà mụ nửa đùa nửa thật nói.

Nếu nhất thiết phải là ta đặt tên- Lý LĂng Dung vừa thở vừa nói – Vậy thì đặt tên cho nó là Xương Minh. Khi sinh, chẳng phải trời vừa rạng sáng đấy sao?

Vậy là đứa trẻ có nhũ danh là “Xương Minh”, sau này có quan danh Tư Mã Diệu. Tư Mã Dực khát khao con trai nối dõi, có ngờ đâu “ Xương Minh” này chính là “ Xương Minh” trong sấm truyền, vì vậy không để ý. Tuy yêu thương Tư Mã Diệu rất mực, nhưng cho đến khi lâm chung, trong tình hình không còn cách nào khác, mới lập dio chiếu lập Tư Mã Xương Minh là Thái tử.

Quả thật Tư Mã Diệu cung không làm được gì vẻ vang cho cha mẹ. Theo sử sách ghi chép, “ từ sau khi Tạ An chết, nhà vua chìm đắm trong tửu sắc, giao quyền hành cho Lang Nha vương Đạo Tử”. Đạo Tử cũng thích rượu hàng ngày “uống đến say mèm cùng nhà vua”, suốt ngày “ suốt ngày trong rượu, còn biết đến việc nước làm gì ?”

Nghe nói từ khi Đỗ Khang chế ra rượu, rượu chiếm một nửa công việc và tội, không có sai lầm, khuyết điểm nào mà không do rợu gây ra. Vào thời Nguỵ Tấn của Tư Ma xDiệu, rượu là một trong những đăc trưng văn hoá cùng với thuốc và phong độ con người. Tào Mạnh Đức anh hùng là thế, mà khi nam chin Đông Ngô, giữa lúc binh mã rrắng tay, còn “ Cất chén mà hát rằng, nhưng đời người mấy nội”. Những văn nhân như  Nguyễn Tịch, Lưu Linh v.vv...uống rượu như hũ chìm. Nguyễn Tịch còn có một biệt hiệu nữa là “ Nguyễn bộ binh”, cái tên còn có biệt hiệu là “Nguyễn bộ binh”, cái tên còn được người ta biết hơn tên thật, trong đó câuchuyện về rượu. Vốn là, một bộ binh là Hiệu uý bộ binh (chức qua). Là một văn nhân, vì sao Nguyễn Tịch lại đi làm quan võ mà lại là một chức quan nhỏ? Lí do không đơn giản hơn : Nha môn bộ binh tồn mấy trăm gánh rượu ngon, làm quan chủ quản nha môn này, tất nhiên được dùng số rượu trên. Con người đã từng viết bài “ Tửu đức tụng” ( ca ngợi chuyện uống rượu) như Lưu Linh, không những tinh thông triết lý về rượu, mà tửu lượng cũng kinh người :” Đỗ Khang nấu rượu, Lưu Linh uống, say suốt ba năm mới lấy tiền”

Nếu là người thường thì Tư Mã Diệu dù có quá chén thì cũng có thể thông cảm, hoặc giả như Tào Mạnh Đức tuy có thích rượu, đôi khi quá chén cũng không coi là tội lỗi. Điều kì lạ là, Tư Mã Diệu không uống thì thôi, đã uống thì uống thâu đêm suốt sáng, hơn nữa, liên tục trong nhiều tháng liền. Về cuối giai đoạn chấp chính, ngoài rượu ra, Tư Mã Diệu còn gần gũi đám tăng lữ tàn hại bách tính. Tục ngữ có câu :” Nhà dột từ nóc dột xuống”, do khuyết điểm của Tư Mã Diệu gây nên, vương triều Tấn nhân tâm không theo nếp cũ, phong hoá ngày càng suy đồi. Người đương thời là Nguỵ Thâu chép chuyện này trong “ Nguỵ thư. Tư Mã ý truyện”: Một bận, con trai Tả Bộc Xạ Vương Tuần làm lễ kết hôn, người đến chúc mừng chật đường, chỉ riêng xe cộ đã mấy trăm cỗ. Khi đang lũ lượt kéo đến cổng nhà Vương Tuần, bỗng nhiên một truyền hai, hai truyền ba, mấy trăm cỗ xe sang trọng có đến quá nửa quay đằng sau, đổi hậu đội thành tiền đội. Người ta hỏi nhau có chuyện gì xay ra? Thì ra, người được vua sủng ái nhất là Vương Nhã vừa được thăng quan, giữ chức Thái tử Thái phó. Những con người thường ngày vẫn được coi là tao nhã không chịu bỏ qua cơ hội cầu thân với Vương Nhã, và qua Nhã, cầu thân với vua, vậy nên tranh nhau bỏ Vương này đi đến Vương kia.

Một buổi sáng thứ hai năm 396, người phụ trách quan sát thiên tượng ở Ty Thiên giám xin được yết kiến gấp Hiếu Vũ đế Tư Mã Diệu. Nhà vua sáu một trận say vẫn chưa tỉnh hẳn, hỏi viên quan:

Sáng sớm mà đã vào cung, có chuyện quân quốc đại sự muốn bẩm báo với Trẫm chăng?

Tâu bệ hạ, chuyện không hay rồi. Tiểu thần đêm qua xem thiên văn, thấy đuôi sao chổi quệt vào Khốc tinh, e rằng có chuyện bất lợi cho nước ta.

Dào, sao chổi thấy ở chân trời thì có chuyện gì ghê gớm?- Tư Mã Diệu giạng coi thường.

Chuyện quan trọng đấy ạ!- Ty Thiên Giám là nơi rất mực thước, viên quan nói một cách nghiêm chỉnh:

Người ta có câu, “ Sao chổi xuất hiện, binh đao triền miên, sao Chổi nhập sao Khốc, quân vương thành cô độc”.

Dào, thế thì đã sao? Trẫm tưởng có việc gì to tát kia?”- Tư Mã Diệu tỏ ra bất cần, nói – chẳng qua là quân vương không trường thọ chứ gì?- nói đến đây nhà vúa loạng choạng đứng lên, cất giọng lè nhè bảo tả hữu - Đem rượu ra đây!

Viên quan Ty Thiên Giám quan sát ngôn hành của nhà vua, cho rằng Tư Mã Diệu vẫn còn say, bất giác lắc đầu, định rút lui thì bị Tư Mã Diệu vẫy lại:

-Lại đây, lại đây mà xem bản lĩnh của Trẫm- Nói xong, nhà vua tiếp lấy chén rượu từ tay tả hữu, tiến ra gữa sân, ngửa mặt lên trời, nói to:

Sao chổi, sao chổi! Mời sao một chén rượu. Sao đến thì ta đi, xưa nay thiên tử có bao giờ sống mãi!

Viên quan Ty Thiên Giám và bọn tả hữu đứng ngây như phỗng. Thiên tượng đã cảnh báo, không thể coi thường.

Từ đó trở đi, tửu lượng của Tư Mã Diệu ngày một tăng, còn đạo đức thì ngày càng xuống cấp.

Tháng 9 năm ấy trời nóng nực. Ngày Canh Ngọ, Tư Mã Diệu lại giá lâm điện Thanh Thử, như thường lệ sủng ái phi Trương Quý nhân. Trước khi đi ngủ cón uống một trận khoái khẩu. Trương Quý nhân được coi là tiên tửu trong cung, cũng đã say đến bẩy tám phần mà Tư Mã Diệu vẫn ép uống. Chịu không nổi, Trương Quý nhân quỳ xuống xin vua tha cho, nhưng Tư Mã Diệu bỗng nổi giận, nghiêm mặt nói:

-Tửu lệnh như quân lệnh, huống hồ lại là lệnh của Trẫm. Nhà ngươi dám chống lệnh Trẫm thì hãy coi chừng, Trẫm bắt tội đấy!

Vốn được chiều chuộng nên Trương Quý nhân làm nũng:

-Thiếp không uống nữa, xem Bệ hạ kết tội gì?

Tư Mã Diệu say đến nỗi mắt mờ đi, cảm thấy Trương Quý nhân vốn được coi là tiên nữ trong cung bỗng trở nên xấu xí lạ thường, đầu tóc không cõnanh mượt, khoé mắt đã mấy nếp nhăn. Vậy là nhà vua cười nhạt nói:

-Để Trẫm xem nhà ngươi còn già mồm được mấy nỗi! Bảo cho nhà ngươi hay, đừng nghĩ mình trẻ trung xinh đẹp. Thực ra nhà ngươi đã ngoài ba mươi, trong cung thiếu gì người trẻ trung xinh đẹp hơn nhà ngươi. Nếu ngươi không vâng lệnh, ta sẽ cho ngươi vào lãnh cung! Nõi xong, nhà vua ngủ thiếp đi.

Trương Quí nhân tức điên lên. Từ khi đắc sủng, Quí nhân đã bảo một thì không thể hai. Nhà vua chưa khi nào giận nàng dữ dội đến như vậy. “Có lẽ mình già rồi chăng?” Nàng tự hỏi, bất giác sợ toát mồ hôi: “Hỏng rồi, lão hôn quân đã nói là làm, chư chừng sẽ giam mình vào lãnh cung. Bọn tạp nhạp trong cung đứa nào cũng đáo để, ta thà chết cũng không để chúng hả hê!” Rượu vào thì nghĩ sằng bậy loé lên. Sau khi rửa mặt thay áo, Trương Quí nhân cho gọi cung nữ thân tín tên là Thái Vân đến, ra lệnh giết chết Tư Mã Diệu. Vừa nghe nói phải giết nhà vua, Thái Vân sợ bạt vía, quỳ sụp xuống van lạy. Trương Quí nhân thấy vậy nổi cơn tam hoành, quát:

- Chỉ có hai con đường, một là nhà ngươi giết vua, hai là ta giết nhà ngươi. Nhà ngươi chọn con đường nào?

Thấy Thái Vân đã có vẻ chịu, Trương Quí nhân bèn vừa đấm vừa xoa, dỗ dành:

- Đừng sợ, chỉ cần nhà ngươi chùm chăn cho đến ngạt thở, mọi việc đã có ta lo liệu.

Thái Vân vốn có sức khoẻ, thấy chủ nói vậy, sau khi cân nhắc liền bèn đến phòng ngủ của Tư Mã Diệu, trùm chăn làm Tư Mã Diệu ngạt thở.

Năm ấy, Tư Mã Diệu 35 tuổi.

*

TRẦN ĐÌNH HIẾN

Địa chỉ: số nhà 45 phố Phan Bội Châu,

Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

 

 

 

.............................................................................................................

- Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng giữ bản quyền. 

- Cập nhật theo bản lưu trữ tại tại Công ty TNHH Văn Hóa Bảo Thắng.

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

.

0 comments:

Đăng nhận xét