VƯƠNG TRIỀU UNG CHÍNH -
BỘ PHIM NÊN XEM
Những phim mình xem đến 3 lần là Bố Già, Mười
Hai Người Đàn Ông Nổi Giận (12 người thẩm phán) và Vương Triều Ung Chính. Có
cả phim Tây lẫn phim Tàu, riêng phim Nga thì hình như chưa xem hết bộ phim nào,
nói chung chẳng ấn tượng gì với phim của Nga.
Xem phim lịch sử cũng phải tra cứu lịch sử, vì phim có nhiều
đoạn không giống như lịch sử. Bộ phim Vương Triều Ung Chính là bộ phim nội
dung tương đối sát với sự thực của nhiều nguồn lịch sử ghi chép lại.
Khang Hy trị vì đất nước 61 năm, là vị Vua trị vì lâu nhất trong
lịch sử Trung Hoa. Ông là một Hoàng Đế giỏi, thời của ông khá huy hoàng, nhưng
về sau cuối khi ông già, các hoàng tử lập bè phái tranh ngôi cấu kết với các
quan lại, tư tưởng người Mãn là thống soái, là tinh tú, là cốt lõi của đất nước
đã khiến cho nhiều quan lại người Mãn kiêu ngạo, bảo thủ và dựa vào truyền
thống của dòng họ để nghĩ đến hưởng thụ.
Khang Hy nhận thâý những điểm hạn chế trên sẽ khiến triều nhà
Thanh lụi tàn, nhưng tuổi già, sức yếu không thể chấn chỉnh được. Ông đưa hoàng
tử Dận Chân tham gia xử lý những việc khó như đòi nợ các quan lại hòng rèn
luyện Dân Chân sau này trở thành Hoàng Đế. Nhưng mặt khác không công khai chọn
ai làm người kế vị. Đến phút cuối đời có Dận Chân bên ông, theo di chiếu thì
Dận Chân tức Ung Chính làm Hoàng Đế.
Các phe phái của những hoàng tử khác tung tin rằng Dận Chân sửa
di chiếu, cướp ngôi, thậm chí còn nói Dân Chân ở gần bên cạnh Khang Hy, đã dùng
thuốc độc hạ sát Khang Hy và câú kết với Long Khoa Đa đại thần nắm quân ở kinh
thành để lên ngôi. Người thực sự mà Khang Hy muốn kế vị là hoàng tử thứ 14 vốn
là một đại tướng quân đang chinh chiến nơi xa.
Xét theo nhiều hành động lúc Khang Hy chưa chết và lúc Ung Chính
lên ngôi sau này làm những gì, có thể khẳng định chắc chắn việc Ung Chính lên
ngôi là đúng với ý chỉ của Khang Hy.
Ung Chính lên ngôi, ban hành chính sách mới, nhiều cái không hợp
với những gì mà các triều vua nhà Thanh trước đã làm. Ung Chính theo đuổi chính
sách thực tế, những điều cổ hủ hay quan niệm lỗi thời của triều trước thấy cần
bỏ thì bỏ, cần làm ngược thì làm ngược. Ông hạn chế những sự kiêu ngạo, công
thần của người Mãn, sử dụng nhiều người Hán. Xử lý thằng tay quan lại tham
nhũng, dùng người miễn là được việc chứ không cần phân biệt người Mãn hay Hán,
ông dần thay đổi tư tưởng phân biệt Mãn, Hán để đi đến cái chung của đất nước
là Mãn, Hán một nhà. Ông theo đuổi một triều đình làm việc hiệu quả với chi phí
thấp nhất. Ông tước bỏ nhiều đặc quyền, đặc lợi của đám thân sĩ, thượng lưu.
Những hành động quyết liệt này đã dẫn đến các thế lực bị tước bỏ lợi ích, thế
lực muốn cướp ngôi đã câu kết nhau định lật đổ ông. Đứng đầu phe muốn lật đổ
ông là hoàng tử thứ 14 là đại tướng quân và Bát Vương Gia được mệnh danh là Bát
Hiền Vương. Đầu tiên chúng ra sức cùng nhau tuyên truyền là những cải cách của
Ung Chính là đi ngược với những điều truyền thống của người Mãn, kích động sự
chia rẽ Mãn, Hán qua việc dùng người của Ung Chính. Tiếp đến chúng liên kết các
nhóm lợi ích để bức Ung Chính phải chia sẻ quyền lực cho chúng, để chúng tham
gia quyết định chính sự.
Bát Hiền Vương lúc làm hoàng tử, những gì mà phải đương đầu chịu
tiếng ác để xử lý những hủ bại trong triều đều tránh không làm. Gặp quan lại
đều ra vẻ hiền từ, nhân ái và không đụng đến những sai phạm tham ô, hối lộ,
chạy chức của quan lại, nên rất được các quan lại ủng hộ. Thậm chí bọn họ còn
liên danh dâng sớ đòi Khang Hy phải lập Bát Hiền Vương làm người kế thừa ngôi
Hoàng Đế.
Còn Ung Chính luôn bị mang tiếng ác, nhất là việc đòi nợ, chống
tham nhũng của ông quá mạnh bạo và khắc nghiệt đụng chạm đến nhiều quan lại,
nhân sĩ, quý tộc.
Cải cách của ông khiến triều nhà Thanh mạnh mẽ, là nền tảng cho
cả trăm năm thịnh trị sau đó của Trung Hoa. Những cải cách này thực sự vì triều
đại nhà Thanh, vì đất nước và vì nhân dân.
Nhưng Ung Chính luôn bị mang tiếng xấu, tiếng ác. Bởi dân đen
thì chưa đủ tầm, đủ ăn học, đủ chữ nghĩa để hiểu về cải cách của Ung Chính. Còn
bọn có chữ, có tiếng nói, có ảnh hưởng thì lại chính là bọn bị Ung Chính tước
đoạt nhiều lợi ích cá nhân của chúng, nên chúng đặt điều, vu khống cho Ung
Chính, khiến lịch sử sau này còn mơ hồ hoài nghi về việc Ung Chính lên ngôi,
cũng như không coi trọng những cải cách của ông.
Xem phim mới thấy sự đối chọi giữa người muốn xây dựng đất nước
hùng cường và những người chỉ muốn bảo vệ lợi ích, quyền lực diễn ra khốc liệt
thế nào. Đến anh em ruột vì lợi ích, quyền lực bất chấp cả lợi ích đất nước,
muốn triệt tiêu nhau bằng được để nắm quyền lực. Huống chi chẳng phải anh em
ruột với nhau thì dã tâm đến chừng nào.
Mới thấy ông chú Trọng của tôi nhìn xa, trước khi mất ông thường
nhắc đến cần phải xử lý những kẻ tham vọng quyền lực, những kẻ theo chủ nghĩa
cá nhân, ích kỷ chỉ nghĩ đến lợi ích phe nhóm của mình đặt lên trên hết.
Nhiều kẻ bây giờ cũng dã tâm như Bát Hiền Vương, bên ngoài chúng
tỏ vẻ nhân từ, chúng tránh những chuyện đụng chạm đến quan chức tham nhũng,
chúng năng đi lại với những nhóm bảo thủ trong và ngoài nước với cái lý do giữ
gìn truyền thống lịch sử triều đại y như Bát Hiền Vương đã làm.
Nếu mở thêm nhiều bộ, ngành thì chúng sẽ nói là mở thêm để bán
ghế, để tăng thêm các cửa nhũng nhiễu, hạch sách và vòi vĩnh nhân dân. Nếu giảm
bớt đi thì chúng bảo đó là triệt hạ các phe phái để thâu tóm quyền lực vào tay.
Nếu chính sách đổi mới thì chúng bảo có ý đồ đi ngược với truyền thống.
Đất nước có lẽ không thay đổi gì, cứ để quan lại tham nhũng, các
nhóm lợi ích cấu kết nhau, chúng có lợi ích thì có động lực chung tay bảo vệ
chế độ. Mỗi nhiệm kỳ đớp môt mớ rồi cho con cái ra nước ngoài định cư, kẻ sau
lên cũng thế. Dần dần mất hết khả năng phụ thuộc toàn bộ vào nước ngoài, gán nợ
tài nguyên, đất đai và những ngành nghề lớn cho nước ngoài. Dẫn đến quân đội
nước ngoài có quyền bảo vệ tài sản của doanh nghiệp nước họ trên đất Việt Nam
khi có biến động gì. Như thế là mất nước, là nô lệ rõ ràng.
Cứ dựa vào truyền thống kinh nghiệm chống ngoại xâm để tự tin,
thực ra là để đánh lừa nhân dân, giữ quyền thế của mình để kiếm chác thôi.
Ngoại bang nó xâm chiếm ông hàng trăm lần, ông thành công có
kinh nghiệm làm nó thất bại, thế nó thua nó không rút ra kinh nghiệm à?
Nó cũng rút ra kinh nghiệm sẽ không đưa quân xâm lược theo kiểu
chiến tranh cổ truyền nữa, nó sẽ xâm lược theo cách đưa lợi ích cá nhân , phe
nhóm ra để đánh vào đầu não, nội bộ các ông. Khi chia rẽ, thoái hoá, mất đạo
đức dẫn đến chả ai còn tha thiết vì quốc gia, chỉ nghĩ thôi miễn sao cá nhân
mình có lợi là được. Lúc đó chiều theo ý ngooại bang, đó là lúc mất nước, lúc
nhân dân làm nô lệ.
.....................
À mà mấy anh chị nếu có
chửi mình rành văn hoá Tàu, nên chửi nốt cả việc mình rành nghị quyết, quy
định, văn kiện của đảng Cộng Sản Việt Nam nhé.
----------
Nguồn:https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/pfbid02eq4WT7DkKCABXycqG2hBJpBi9B9ppvyDq3R7Yog99JANM6PgRhnZ9aG6DaLNoMml
Mời nhấp chuột đọc thêm:
- Các bài viết của
(về) tác giả Bùi Thanh Hiếu0
- Đọc lại bài thơ
“Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minhl
- “Đêm Nay Bác
Không Ngủ” và 10 bài cảm nhận mẫul
- Phân tích một số
bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minhl
- Về một quãng
thời gian trong tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minhl
- Bài thơ “Vấn
Thoại” của Hồ Chí Minh và quan hệ giữa tòa và bị canl
- Hồ Chí Minh và
người Mỹ trong cách mạng tháng 8l
- Kể chuyện Bác
Hồ: Đêm giao thừa đến với người nghèol
- Đêm giao thừa
nhớ thơ chúc Tết mừng Xuân của Bác Hồl
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH PHÁT BIỂU TRONG LỄ KỶ NIỆM
30 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM:
*.
BÙI THANH HIẾU (Người Buôn Gió)
Quê quán: huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên.
Nơi sinh: Đồng Xuân, Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
Cư trú tại: thành phố Berlin, Liên bang Đức.
.............................................................................................
- Cập nhật nguyên bản từ facebook Bùi Thanh Hiếu ngày 27.12.2024.
- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn:
internet.
- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân
Xuyến
- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.
0 comments:
Đăng nhận xét