VỤ
HIẾP DÂM Ở BÁO VĂN NGHỆ:
HỘI
NHÀ VĂN VIỆT NAM PHỦI TAY
*
Tác giả: Định Tường
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM LÀM LƠ VỤ TỐ CÁO SẾP BÁO VĂN
NGHỆ HIẾP DÂM
Một tuần sau vụ ông Lương Ngọc An, Phó tổng biên tập báo
Văn Nghệ, bị cựu phóng viên báo này tố cáo hiếp dâm, Hội Nhà văn Việt Nam, cơ
quan chủ quản của tờ báo, gửi thư viết “không có cơ sở thỏa đáng cũng như thẩm
quyền để xử lý hành chính vụ việc”.
Đêm 6/4, làng báo và giới văn
nghệ ở Việt Nam xôn xao trước một bài đăng dài trên trang Facebook Dạ Thảo
Phương. Người phụ nữ có bút danh này cho biết, từ năm 1996 đến năm 2003, bà là
phóng viên, biên tập viên công tác tại ban Văn nghệ Trẻ, thuộc Báo Văn nghệ,
trực thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.
Bà Phương lên tiếng tố cáo hành
vi cưỡng dâm và vu khống trước đây của ông Lương Ngọc An, Phó tổng biên tập báo
Văn Nghệ, và là ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam.
“Đứng ra tố cáo sự thật này, tôi
biết mình đang đặt cuộc sống ổn định của bản thân và gia đình trước những nguy
cơ tổn thương, thậm chí nguy hiểm. Nhưng tôi không có lựa chọn khác.
Tôi hy vọng sự thật này sẽ được
lắng nghe và đáp lại bằng những hành động thiết thực của các quý vị để cộng
đồng chúng ta ngày càng trong sạch, văn minh hơn.
Điều này rất có ý nghĩa với tôi
cũng như nhiều nạn nhân bị xâm hại tình dục khác còn phải chịu đựng âm thầm
trong bóng tối…”
Thư
của Hội nhà văn Việt Nam viết gì?
“Vụ việc mà bà [Dạ Thảo Phương]
trình bày xảy ra từ năm 2000 và đã được Báo Văn nghệ giải quyết căn cứ theo
những chứng cứ tại chỗ, trong phạm vị quyền hạn hành chính của cơ quan. Ở thời
điểm đó, các đương sự (bà và ông Lương Ngọc An) đều không có đơn thư gửi các cơ
quan hữu quan để đưa ra xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy vụ việc đã
được giải quyết về mặt hành chính trong nội bộ Báo Văn nghệ.
Đến nay, sau 22 năm, bà gửi thư
ngỏ tới đông đảo các thành phần, trong đó có Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
trình bày lại sự việc với mục đích “Sự thật này sẽ được lắng nghe và đáp lời
bằng những hành động thiết thực…”. Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam chân
thành lắng nghe, chia sẻ với bà.
Tuy nhiên về phương diện pháp lý,
Ban Chấp hành Hội nhà văn nhận thấy không có cơ sở thỏa đáng cũng như thẩm
quyền để xử lý hành chính lại vụ việc xảy ra năm 2000 tại Báo Văn nghệ. Để làm
sáng tỏ vụ việc khi thời gian đã lùi xa 22 năm, bà nên gửi đơn, thư tới các cơ
quan chức năng có thẩm quyền pháp lý để được tiến hành theo đúng trình tự của
pháp luật.
Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt
Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ, có trách nhiệm cao nhất với các cơ quan pháp
luật trong trường hợp được yêu cầu để bảo vệ danh dự, uy tín và quyền lợi hợp
pháp của những người có liên quan.”
“Hãy
lên tiếng, hãy làm cho Lương Ngọc An hiểu rằng việc hắn cần làm”
Facebooker Linh Hoàng Vũ bình
luận:
“Nền văn nghệ nước nhà quá nát
rồi, qua sự việc kinh tởm này lại càng thấy nó gớm ghiếc. Những bạn hữu, cánh
hầu của Lương Ngọc An có thể không biết chi tiết vụ việc này nhưng hẳn họ cũng
không xa lạ gì với nhân cách đồi bại của gã. Nếu họ cứ tiếp tục im lặng hay tìm
cách tấn công nạn nhân (hình như có Phạm Phong Lan, Thu Trân và vài người nữa
đã làm điều đó) thì họ hãy hình dung tới cái ngày con gái mình bị hiếp và không
được ai che chở, hay con trai mình trở thành kẻ hiếp dâm tàn nhẫn và không hề
hối hận.
Vì đó chính là cái xã hội mà họ
đang sống và cổ vũ cho nó tiếp tục diễn ra như thế. Hãy lên tiếng, hãy làm cho
An hiểu rằng việc hắn cần làm, với lương tâm còn sót lại của một con người, là
xin lỗi người bị hại và nhận lấy những trách nhiệm của hắn trong việc tàn phá
cuộc đời của những người mà hắn làm hại, không chỉ Phương và đứa con đầu tiên
của cô, mà còn là bố mẹ cô, chồng cô, các con cô…
Nguyễn Quang Thiều từng là sếp cũ
của Dạ Thảo Phương ở Văn nghệ Trẻ. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội nhà văn Việt
Nam. Trách nhiệm của ông là cần trả lời một cách minh bạch và đường hoàng về
các tố cáo của Phương. Đó là trách nhiệm cao hơn của người cầm bút, chứ không
phải chỉ là viết những bài thơ đẹp, những truyện ngắn hay (như bài thơ ông vừa
post trên Facebook về hoa loa kèn, tình cờ cũng là loại hoa mà Dạ Thảo Phương
yêu thích nhất, cùng với hoa sen). Ông Thiều là một nhà văn mà Dạ Thảo Phương
rất tôn trọng. Mong rằng ông sẽ làm được một điều gì đó xứng đáng để được người
dân cũng tôn trọng.”
Nguồn: https://www.datviet.com/hoi-nha-van-viet-nam-lam-lo-vu-sep-bao-van-nghe-bi-to-hiep-dam/
Tác giả: Nguyễn Hoàng Anh
BUỒN ĐẾN NGHẸN NGÀO
Đọc thư trả lời của Hội Nhà văn
mà không biết nói gì. Vẫn biết không nên hy vọng gì vào một cơ quan Nhà nước
nhưng khi đọc những dòng “ném bùn sang ao” vô cảm thế này vẫn quá thất vọng:
“Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung,
tính chất của thư ngỏ của bà, cùng việc nghe báo cáo trực tiếp từ lãnh đạo Báo
Văn nghệ và trao đổi với ông Lương Ngọc An về vụ việc liên quan trước đây đã xử
lý theo hồ sơ”. Trao đổi với thủ phạm nhưng không triệu tập nguyên đơn, tức là
không hề công bằng!
Sau khi họ lén lút bàn với nhau
xong thì phủi tay:
“Để làm sáng tỏ vụ việc khi thời
gian đã lùi xa 22 năm, bà nên gửi đơn, thư tới các cơ quan chức năng có thẩm
quyền pháp lý để được tiến hành theo đúng trình tự của pháp luật”.
Ngạc nhiên nhất là họ còn đủ trơ
tráo vuốt đuôi:
“Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt
Nam sẵn sàng hợp tác chặt chẽ, có trách nhiệm cao nhất với các cơ quan pháp luật
trong trường hợp được yêu cầu để bảo vệ danh dự, uy tín và quyền lợi hợp pháp
của những người có liên quan”. Hợp tác, trách nhiệm cách nào khi đã phủi tay
sạch sẽ thế??
Đáng sợ nhất những người viết ra
những dòng vô cảm này là nhà thơ, nhà văn, những người vẫn nhận tiền thuế của
dân để viết ra những dòng thơ văn mùi mẫn thương xót cho người phụ nữ. Giờ ai
đọc chắc cũng phát ói!
Với cá nhân mình, buồn nhất là
mình từng hy vọng vào bác Nguyễn Quang Thiều vì rất thích truyện “Hai người đàn
bà xóm Trại” và có chút lòng tin vào nhân cách của bác. Không lẽ người đã viết
được những dòng da diết cảm thông với nỗi lòng người phụ nữ do mình tưởng tượng
ra thế lại có thể quay lưng với nỗi đau tột cùng của một đồng nghiệp sống sờ sờ
trước mặt mình?
Nhưng sự thật là tài năng đã hiếm
nhưng lòng Dũng cảm và sự Trắc ẩn còn hiếm hoi hơn ở cái giới đáng ra phải là
người nói lên tiếng lòng của đồng loại. Mình nghĩ cái Hội ấy cần mua thêm rất
nhiều xà phòng để học theo Pilate rửa tay, và cũng để lịch sử nhắc họ rằng rửa
tay không thể rửa sạch được trách nhiệm và lương tâm của họ!
https://m.infonet.vietnamnet.vn/.../hoi-nha-van-viet-nam...
Đăng lại tấm hình thứ hạng đạt
được Công lý của Việt Nam!
Nguồn: https://www.facebook.com/nguyen.h.anh.92560/posts/10159037467948075
Tác giả: Hoài Nam
BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC VÀ CÂU HỎI NGHIỆT NGÃ “SAO 23
NĂM SAU MỚI LÊN TIẾNG?”
Liên quan đến việc nhà thơ Dạ
Thảo Phương vừa công khai chị bị xâm hại tình dục cách đây 23 năm, các chuyên
gia đánh giá, thắc mắc "sao bây giờ mới lên tiếng?" là suy nghĩ tàn
nhẫn!
"Sao bây giờ mới lên
tiếng?", "Sao bây giờ lại lên tiếng?"... là câu hỏi mà rất, rất
nhiều người đặt ra trước sự việc nữ nhà thơ lên tiếng về việc bị xâm hại tình
dục 23 năm trước gây chấn động.
Xin không bàn đến thông tin xung
quanh sự việc nhưng câu hỏi "Sao sau 23 năm mới lên tiếng?" thật ra
đã bao gồm luôn câu trả lời. Đó không chỉ bao hàm sự nghi ngờ mà còn ám
chỉ người công khai việc này là "liệu có âm mưu gì
không?".
Còn câu hỏi: "Sao bây giờ
lại lên tiếng?", "Sao không nói sớm hơn?" tưởng như có vẻ tin
tưởng, nhân văn hơn nhưng thật ra cũng là phủ đầu "đã im lặng rồi, sao
không tiếp tục vậy mà sống?".
Nhưng không chỉ là 23 năm, trên
thực tế, nhiều người mang nỗi đau bị xâm hại tình dục 30 năm, 40 năm, 50 năm,
thậm chí cả cuộc đời.
"Khi
tôi chết đi, hãy nói với con tôi "mẹ bị xâm hại""
Một chuyên gia tâm lý ở thành phố
Hồ Chí Minh kể trường hợp cụ bà gần 70 tuổi, bị cậu xâm hại tình dục nhiều năm
liền, bắt đầu từ lúc 12 tuổi tìm đến mình cách đây gần chục năm làm chị ám
ảnh.
Cụ bà là một bác sĩ về hưu, sống
chung với nỗi đau bị xâm hại hơn một nửa thế kỷ. Tất cả khắc sâu trên cuộc đời
bà, thể hiện trong ánh mắt vô hồn, cách sống khép kín, hay tìm cách làm hại bản
thân, luôn nổi giận vô cớ với chồng con. Trong hơn 50 năm, thực tế, bà đã hàng
trăm lần nghĩ đến việc tự tử và nhiều lần tự tử bất thành...
Khi về hưu, không còn quay cuồng
trong công việc "để quên đi nỗi đau", những cơn sang chấn càng trỗi
dậy, hành hạ bà. Bà mất ngủ, tè dầm, mất nhiều chức năng sinh hoạt cơ bản, luôn
sợ hãi xung quanh...
Bà tìm đến chuyên gia tâm lý:
"Cô chỉ cần nghe tôi nói thôi, cô không cần giúp tôi điều gì hết!".
Lúc này bà nói không phải để tố cáo, không phải để đi tìm công lý mà chỉ để ít
nhất một lần được nói ra...
"Tôi đã từng giấu bố mẹ và
giờ tiếp tục giấu chồng con. Khi tôi chết đi, cô hãy giúp tôi nói với họ. Để
dưới mồ, tôi không còn phải khóc mỗi khi đêm xuống, mỗi khi tôi ở trong phòng
một mình...", bà gửi gắm di nguyện cho vị chuyên gia.
Những
bàn tay "bịt miệng" ở khắp nơi
Tiến sỹ Phạm Thị Thúy (Nhà văn
hóa Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh) kể, bà gặp trường hợp người phụ nữ mang nỗi
đau bị xâm hại tình dục hơn 40 năm, như treo lủng lẳng một quả tạ trước ngực,
chỉ chờ được tháo xuống. Nghe đến việc một ai đó bị xâm hại là chị nghẹt
thở, bật khóc....
Bà gặp nhiều vụ xâm hại, nạn nhân
bị "bịt miệng" ngay từ trong gia đình. Bố mẹ dặn "im lặng, không
được nói với ai" như thể các em là người đã gây ra tội lỗi. Nạn nhân không
chỉ phải che giấu một thời gian ngắn mà là hàng chục năm, có người mang theo
nỗi đau cả đời...
Luật sư Trần Ngọc Nữ, Hội bảo vệ
quyền trẻ em thành phố Hồ Chí Minh cho biết, rất nhiều vụ xâm hại tình dục bị
che giấu hoặc rơi vào ngõ cụt khi "người nhà thỏa thuận với thủ phạm"
để im lặng. Khi đó, nạn nhân trở thành người gánh tất cả tội lỗi và hậu quả
đau đớn khi không được nói ra, không được đi tìm công lý cho mình.
"Bàn tay bịt miệng" đó
còn có thể đến từ hàng xóm, nhà trường, nơi làm việc... Nạn nhân không tìm thấy
sự an toàn, không thấy được bảo vệ. Cùng với tâm lý bị xâm hại tình dục là việc
bản thân đáng xấu hổ, thấy mình xấu xa, mất giá trị. Tâm lý ấy đè nặng làm họ
chọn "bật chế độ im lặng".
Chưa nói đến đủ sức mạnh, quyền
lực bủa vây xung quanh nạn nhân, chỉ cần một câu hỏi "Sao em lại bị
xâm hại?" đã có thể lập tức bịt miệng đứa trẻ. Sự tàn nhẫn đó không dừng
lại khi đến một ngày, nạn nhân lên tiếng, lại được hồi đáp "Sao giờ mới
lên tiếng?", "Sao lại lên tiếng?", chẳng khác nào câu "Im
lặng đi!".
Thực tế, sao khó tìm chỗ trống,
không gian an toàn cho nạn nhân của bạo lực, của xâm hại tình dục, để họ có thể
lên tiếng, dù ngay lúc đó hay sau hàng chục năm. Dường như lên tiếng thời điểm
nào họ cũng bị phán xét.
Khi chúng ta hỏi người khác
"Sao bây giờ mới lên tiếng" thì phải chăng, tôi, bạn vẫn đang giữ
những bí mật của riêng mình vì không đủ dũng cảm lên tiếng hoặc lựa chọn im
lặng để sống.
Chưa nói đến việc xâm hại tình
dục, theo nhiều khảo sát, tỷ lệ phụ nữ im lặng khi bị chồng, bạn trai đánh đập
bạo hành luôn chiếm áp đảo. Thậm chí, chị em còn luôn tìm cách che đậy, ngụy
trang bằng những khuôn mặt cười.
Những người công khai sự việc
thực sự khác biệt, họ đã dũng cảm và không tiếp tục chọn im lặng nữa...
Các chuyên gia tâm lý nhấn mạnh,
phải rất khó khăn để một nạn nhân bị xâm hại tình dục lên tiếng. Có thể khi đã
trải qua quá nhiều đau đớn, chịu đựng, họ thấy mình phải mạnh mẽ hơn để bảo vệ
mình và bảo vệ nhiều người khác; có thể họ được tiếp cận được văn minh, hiểu
được quyền của nạn nhân bị xâm hại... Và khi đó, hơn lúc nào khác, họ cần sự
động viên, khích lệ.
Trở lại việc lý giải tâm trạng
của nữ bác sĩ về hưu hơn 50 năm vật lộn với sang chấn tâm lý vì tuổi thơ bị xâm
hại, thông điệp có thể thấy là "khi xuống mồ tôi vẫn muốn được lên
tiếng...".
Việc lên tiếng được chỉ rõ là để
nạn nhân chữa lành cho chính mình!
Khi đó, nếu không thể nói điều gì
tốt đẹp để chia sẻ với nỗi đau khó hình dung một người đã chịu đựng, chính
"người ngoài" mới là người cần im lặng
Mời
nhấp chuột đọc thêm:
- Những nhân chứng
vụ hiếp dâm ở báo Văn Nghệl
- Kẻ từng hãm hiếp
tôi đang là Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệl
- Vụ hiếp dâm ở báo
Văn Nghệ: Tiếng nói của lương tril
- Lương Ngọc An là
ai? (Vụ hiếp dâm ở báo Văn Nghệ)l
- Hãy đọc tử tế giã
bày của Phươngl
- Vài nhời sau khi
đọc “Văn Nghệ chí”l
- Lĩnh nam chích
quái: Miễu cô hồnl
Mời nghe Khề Khà Truyện đọc truyện CHUYỆN
CỦA GÃ KHỜ truyện ngắn của Đặng Xuân Xuyến:
- Nhà thơ TRẦN VẤN
LỆ giới thiệu -
(Ảnh sử dụng minh họa trong bài được sưu tầm
từ nguồn: internet
Bài viết không thể hiện quan điểm của trang
Đặng Xuân Xuyến)
0 comments:
Đăng nhận xét