PHONG TRÀO ĐẤU TỐ CỦA THANH NIÊN CỜ ĐỎ NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ - Tác giả: Bùi Thanh Hiếu (Đức)

Leave a Comment

 


PHONG TRÀO ĐẤU TỐ CỦA THANH NIÊN

CỜ ĐỎ NHẰM MỤC ĐÍCH GÌ

 

(Tác giả Bùi Thanh Hiếu)

Sau khi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đột nhiên phong trào yêu nước của thanh niên cờ đỏ tràn ngập trên mạng xã hội. Đầu tiên chúng dùng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng để làm mục đích chung triệu tập lực lượng bằng cách sơn cờ, vẽ cờ mọi nơi. Tiếp đến chúng chia nhau vạch vòi tìm những người nổi tiếng có những vụ việc trong quá khứ dù vô tình hay do hoàn cảnh, để chúng làm mục tiêu tấn công, thể hiện sức mạnh của chúng.

Dấu hiệu của phong trào này mang màu sắc tổng hợp của chủ nghĩa Sovanh, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Báo Tạp Chí Cộng Sản từng dẫn lời của John Breuilly - giáo sư về chủ nghĩa dân tộc và dân tộc tại Trường Kinh tế London (Anh) rằng - Chủ nghĩa dân tộc loại này là hướng đến nắm quyền lực nhà nước nhưng biện minh bằng những lý lẽ mang tính dân tộc chủ nghĩa. Chủ nghĩa này xây dựng phong trào bằng cách dùng những tên tuổi lịch sử, quá trình giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đấu tranh chống đế quốc, thực dân.

Phân tích về chủ nghĩa dân tộc, tạp chí đảng Cộng Sản Việt Nam có kết luận hai dạng đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa dân tộc chân chính.

- Chủ nghĩa dân tộc chân chính xuất phát từ tình cảm, lòng trung thành đối với đất nước nhưng không vì thế mà xem dân tộc mình ưu việt hơn dân tộc khác, do đó chủ nghĩa dân tộc chân chính biểu hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc chân chính là nền tảng, động lực cho tự do, độc lập, quyền tự quyết và phẩm giá của các dân tộc trước những áp bức, thống trị và bất công; là cơ sở để xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

- Chủ nghĩa dân tộc cực đoan “là xu hướng tư tưởng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác”. Chính vì thế, chủ nghĩa dân tộc cực đoan dễ dẫn đến xu hướng biệt lập, cục bộ, vị kỷ, chống lại xu hướng hợp tác, liên kết và hội nhập quốc tế, thậm chí có thể thúc đẩy xu hướng chiến tranh, xâm lược. Do đó, nó làm cản trở sự giao thoa và hợp tác quốc tế, làm suy giảm lòng tin chiến lược giữa các quốc gia.

Bài viết đăng trên tạp chí Cộng Sản ngày 21.6.2022 đã mở đường cho tiến trình nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ thành đối tác chiến lược. Một năm sau cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt tay với tổng thống Biden và cùng ký kết đối tác chiến lược toàn diện.

Phong trào cờ đỏ bắt đầu xuất hiện trên nền tảng ticktok, đây là một mạng xã hội do công ty ByeDance của Trung Quốc do Trương Minh Nhất sáng lập. Sau khi ứng dụng này phát triển thu hút được nhiều người tham gia, thì chính phủ Trung Quốc đã thò bàn tay vào quản lý ticktok, thu thập dữ liệu người dùng và kiểm soát thông tin và định hướng tư tưởng. Thậm chí không chỉ định hướng tư tưởng của người dùng Trung Quốc mà còn muốn vươn xa hơn đến các nước khác những quan điểm của Trung Quốc như bài Phương Tây, ca ngợi Trung Quốc.

Thông qua việc hợp tác giáo dục thanh niên với các nước khác, Trung Quốc tài trợ tiền bạc, hỗ trợ kỹ thuật, cố vấn đường lối thông qua các cơ quan nước sở tại, để lôi kéo thanh niên các nước khác chạy theo ý đồ của mình. Chúng ta thấy rất rõ ràng là những clip kích động sự thù địch với phương Tây, khoa trương những điều bảo thủ, tự phụ, bài ngoại được thể hiện rất chủ đạo. Chống lại xu hướng hội nhập, liên kết với quốc tế đúng như những gì mà bài báo Tạp Chí Cộng Sản đã cảnh báo năm 2022.

Tại sao thanh niên cờ đỏ chỉ căm thù xâm lược Pháp, Mỹ mà không hề nhắc đến tội ác của quân xâm lược Trung Quốc ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc và những gì chúng đã xúi dục Campuchia trước kia và đang xúi dục Cam Pu Chia gần đây có thái độ thù địch với nhân dân Việt Nam?

Bởi chính Trung Quốc là kẻ đứng sau và tài trợ cho phong trào cờ đỏ này.

Mục đích của chúng lợi dụng sự tự tôn, tự phụ của thế hệ thanh niên cờ đỏ để biến thành phong trào lớn mạnh, ngăn cản Việt Nam xúc tiến quan hệ với các nước khác, cô lập Việt Nam phải luôn lệ thuộc vào Trung Quốc, thành một thứ chư hầu luôn què quặt về kinh tế cũng như tinh thần. Đây thực sự là cuộc xâm lược văn hoá, một cuộc cách mạng màu thực sự ... nhằm đưa những kẻ có tham vọng quyền lực, muốn dựa vào Trung Quốc để lên nắm quyền tại Việt Nam.

Bắt đầu từ việc chúng tìm tòi đưa những người bình thường có dấu hiệu liên quan đến phương Tây trở thành mục tiêu, đối tượng để chúng tấn công. Để làm bước đệm để tiếp đó chúng sẽ nhắm đến những lãnh đạo có xu hướng cởi mở với phương Tây làm mục tiêu. Bước cuối cùng chúng xây dựng nên những kẻ lãnh đạo có quan điểm thù ghét phương Tây. Đó là mục đích cuối cùng của chúng.

Từ âm mưu thâm độc trên, chúng ta nhận thấy chính những kẻ chỉ huy phong trào cờ đỏ vừa qua, là những tên Lê Chiêu Thống bán nước cầu vinh, núp dưới bóng chủ nghĩa dân tộc. Đây mới thực sự là mối lo lớn nhất tại thời điểm này, đối với công cuộc phát triển đất nước.

Cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu con đường chủ nghĩa xã hội dành riêng cho Việt Nam, ông từng bước khéo léo để tiến tới nâng cao quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Khái niệm con đường Chủ Nghĩa Xã Hội Dành Riêng Cho Việt Nam chắc chắn là điều mà những người Trung Quốc không thích, để thực hiện con đường Chủ Nghĩa Xã Hội riêng cho mình nhằm đạt sự phồn vinh cho đất nước, buộc những người thực hiện phải có những quan điểm, chính sách đổi mới về tư duy. Phương châm đại hôị đảng 13 dưới sự chỉ đạo của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là:

- “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển

Hãy xem những đấu tố man rợ như thời Trung Cổ của thanh niên cờ đỏ có phải mục đích đoàn kết không, sự thái quá của chúng khi kết tội người khác có phải dân chủ không. Tự mình chúng kết tội người khác và có hành động tấn công người ta có phải là kỷ cương không. Chúng dùng những chiêu bài dân tộc cực đoan ngăn cản tư duy đổi mới, sáng tạo của người khác có phải chúng đang phá hoại phương châm đại hội 13 không?

Tại sao đến nay ban tuyên giáo, tổng cục chính trị, học viện Hồ Chí Minh, tạp chí Cộng Sản... và nhiều cơ quan nghiên cứu lý luận lại không có bài đề cập đến hiện tượng này?

----------

Nguồn:https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9/posts/pfbid02en4iURi5e4bUY4oYQAAv7ZQzQYmdzf2qtMuLu9qQ5VwmPGbJUpRqhNtReJKavvKKl

 

Mời nhấp chuột đọc thêm:

- Các bài viết của (về) tác giả Bùi Thanh Hiếu0

- Đọc thơ Bác Hồl

- Đọc lại bài thơ “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minhl

- “Đêm Nay Bác Không Ngủ” và 10 bài cảm nhận mẫul

- Phân tích một số bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minhl

- Về một quãng thời gian trong tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minhl

- Bài thơ “Vấn Thoại” của Hồ Chí Minh và quan hệ giữa tòa và bị canl

- Hồ Chí Minh và người Mỹ trong cách mạng tháng 8l

- Kể chuyện Bác Hồ: Đêm giao thừa đến với người nghèol

- Đêm giao thừa nhớ thơ chúc Tết mừng Xuân của Bác Hồl

 

Mời nghe AudioBook Chọn Lọc đọc truyện ngắn

CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ của Đặng Xuân Xuyến:

 

*.

BÙI THANH HIẾU (Người Buôn Gió)

Quê quán: huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Nơi sinh: Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cư trú tại: thành phố Berlin, Liên bang Đức.

 

 

 

 

 

   

.............................................................................................

- Cập nhật nguyên bản từ facebook Bùi Thanh Hiếu ngày 04.09.2024.

- Ảnh dùng minh họa cho bài viết được sưu tầm từ nguồn: internet.

- Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến       

- Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại.

0 comments:

Đăng nhận xét